Trẻ mọc răng và quấy khóc đêm

đăng bởi

MỤC LỤC

Bé mọc răng quấy khóc ban đêm?

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?

 

Bé mọc răng quấy khóc ban đêm?

Thông thường, bé mọc răng sẽ hay quấy khóc vào ban đêm khiến việc chăm con của các mẹ càng thêm khó khăn. Quá trình mọc răng khiến nhiều bé trở nên dễ cáu kỉnh, chán ăn, đi kèm với biểu hiện khóc kéo dài và nghiến lợi.

Phần lớn các con sẽ mọc chiếc răng đầu đời trong khoảng từ 6 đến 10 tháng. Vì vậy, nếu bé của bạn ở giai đoạn này, việc mọc răng có thể khiến con quấy vào ban đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

Trẻ mọc răng có những biểu hiện gì

Trẻ mọc răng có những biểu hiện gì?

Tuy nhiên, cũng có khả năng đơn thuần chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nếu con bạn khó ngủ đúng thời điểm răng mới nhú. Có thể bởi vì bé yêu vừa học được những kĩ năng mới, chẳng hạn như lẫy hoặc ngồi. Do vậy, con sẽ thức dậy vào ban đêm để “ôn bài” và khó để ba mẹ dỗ bé chìm lại vào giấc ngủ.

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?

- Nếu bé thức dậy nhiều vào ban đêm, trằn trọc khó ngủ nhưng không có hiện tượng bị đau, mẹ hãy cố gắng duy trì giấc ngủ cho con.

- Nếu các mẹ thay đổi thời gian biểu của bé dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì sau đó con sẽ gặp khó khăn để quay trở về thói quen ngủ đúng giờ.

- Nếu mẹ nghi ngờ nướu của con bị đau, cách làm giảm khó chịu khi trẻ mọc răng là các mẹ cho con uống nước hoặc ngậm vòng ngậm nướu đã được làm mát trong tủ lạnh.

Mời mẹ tham khảo thêm: Mọc răng và các vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ

 

 

Trong trường hợp các mẹ muốn sử dụng kem bôi nướu, trước hết mẹ hãy đọc cẩn thận và làm theo hướng dẫn trên bao bì.

Kem bôi nướu ở trẻ sơ sinh có chứa chất gây tê cục bộ tạm thời nhằm ngăn chặn dây thần kinh phát tín hiệu đau gửi đến não.

Kem bôi cũng chứa chất khử trùng nhẹ làm tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng miệng. Tuy nhiên thuốc sẽ không có tác dụng quá lâu bởi bé sẽ nhanh chóng ngậm hoặc nuốt.

- Nếu bé mọc răng sớm 2 tháng, mẹ nên kiểm tra với bác sĩ, dược sĩ trước khi cho bé dùng kem bôi nướu hoặc các biện pháp khắc phục khác.

- Nếu con có những cơn đau kéo dài, các mẹ có thể cho con uống paracetamol hoặc ibuprofen khi bé được ba tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên mẹ cần kiểm tra thông tin liều lượng trên vỏ thuốc hoặc hỏi bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.

Các mẹ cần phân biệt được những dấu hiệu đau của trẻ. Trên thực tế, bệnh nhiễm trùng tai có nhiều biểu hiện tương tự mà các mẹ thường nhầm với mọc răng.

- Nếu bé bị sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào khác, mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo