Rất nhiều trẻ em Việt Nam bị sâu răng do chăm sóc răng không đúng cách từ khi còn nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần lưu ý đến việc chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ, dần dần hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách để bé có hàm răng khỏe và đẹp.
1. Có cần chăm sóc răng miệng cho trẻ trước khi răng mọc không?
Câu trả lời là có! Ngay cả trước khi chiếc răng đầu tiên của con mọc lên, mẹ vẫn nên tập thói quen lau nướu bằng gạc hoặc khăn ướt mềm trong khi tắm cho con.
Mẹ không cần phải sử dụng bất kỳ loại kem đánh răng nào. Đơn giản chỉ cần quấn vải hoặc gạc xung quanh ngón tay trỏ của mẹ và lau nhẹ nướu của con.
Mẹ nên chủ động chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ tại nhà
Vi khuẩn trong miệng thường không gây hại cho nướu trước khi răng mọc, nhưng thật khó để biết chính xác khi nào răng bắt đầu mọc lên, vì vậy mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho con từ sớm.
Hãy để con làm quen với việc làm sạch răng miệng như một phần của thói quen hàng ngày sẽ giúp việc chuyển sang thói quen đánh răng sau này trở nên dễ dàng hơn.
2. Cách đánh răng cho con ngay khi răng vừa mọc?
Khi răng sữa của con xuất hiện (thường là khi khoảng 6 tháng tuổi), mẹ nên bắt đầu đánh răng cho con với một chút kem đánh răng có chứa flo bằng cách sau đây:
- Chải răng hai lần một ngày vào buổi sáng và ngay trước khi đi ngủ giải pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất. Sử dụng bàn chải đánh răng với đầu nhỏ cho con và tay cầm phù hợp với bàn tay của bạn.
- Sử dụng một lượng thật nhỏ kem đánh răng có flo. Bóp một dải mỏng hoặc một chấm cỡ hạt đậu của bất kỳ loại kem đánh răng nào có chứa flo lên bàn chải của con (Lưu ý rằng nhiều loại kem đánh răng bán cho trẻ nhỏ không có flo).
- Chải nhẹ nhàng mặt trong và mặt ngoài từng chiếc răng cũng như lưỡi của con (nếu con muốn mẹ làm thế), để loại bỏ vi khuẩn có thể gây hôi miệng. Vì mẹ đang sử dụng một lượng rất nhỏ kem đánh răng nên không nhất thiết phải súc miệng lại.
- Thay bàn chải đánh răng ngay khi lông bàn chải bắt đầu bị tòe, biến dạng hoặc mòn vẹt.
Hiện tại, răng của con sẽ khá thưa nhau nên mẹ không phải lo lắng về việc dùng chỉ nha khoa. Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy việc dùng chỉ nha khoa cho con sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Hầu hết các nha sĩ đêu khuyên mẹ nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa khi bề mặt răng của con đã khít. Mẹ không thể làm sạch chúng bằng bàn chải đánh răng thông thường.
Mời ba mẹ tham khảo:
Đánh răng cho bé: Đôi điều mẹ cần biết
3. Tại sao răng con cần flo và liều lượng nào là phù hợp?
Flo giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm men răng vững chắc và có khả năng kháng axit và vi khuẩn có hại tốt hơn.
Mặc dù một lượng nhỏ flo rất tốt cho răng của con, nhưng quá nhiều flo lại có thể dẫn đến chứng “fluorosis”, một tình trạng khiến các đốm trắng xuất hiện trên răng của con. Đây là lý do vì sao mẹ chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng cho đến khi con đủ lớn để biết cách súc miệng và nhổ kem đánh răng ra.
Khi được 6 tháng tuổi, con cũng nên được cung cấp một lượng flo nhất định trong nước uống hoặc nước dùng để pha sữa hàng ngày. Nếu trong nước không chứa đủ flo, có thể mẹ cần phải bổ sung flo cho con.
Lưu ý: Nhìn chung, mẹ không nên cho con uống nước cho đến khi con được khoảng 6 tháng tuổi. Trước mốc thời gian đó, con nên được cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức, ngay cả trong những ngày thời tiết nóng nực. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về việc cho con uống nước này.
Nếu nước được dùng để pha sữa công thức của con đã chứa flo, con sẽ nhận được đủ lượng flo từ việc uống sữa hàng ngày.
Hầu hết các nguồn cung cấp nước ở các thành phố đều đã được bổ sung một lượng flo vừa đủ. (Mẹ có thể gọi cho công ty cấp nước để tìm hiểu thêm về vấn đề này).
Nếu nguồn nước trong thành phố chưa có flo hoặc đang dùng nguồn nước từ giếng, mẹ có thể mua bộ dụng cụ thử nghiệm từ sở y tế địa phương, cửa hàng vật tư hoặc hiệu thuốc để tìm hiểu xem có bao nhiêu lượng flo trong nước mẹ đang dùng hiện tại.
Nếu hàm lượng flo nhỏ hơn 0.0003%, hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ xem mẹ có nên bổ sung flo cho con không.
Bác sĩ có thể kê toa flo dưới dạng thuốc nước để thêm vào chai hoặc ngũ cốc của con hàng ngày. Đặc biệt, các chuyên gia không khuyến nghị việc bổ sung flo cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
4. Khi nào nên bắt đầu đưa con đến nha sĩ?
Các chuyên gia khuyên mẹ nên đưa con đến nha sĩ trong vòng sáu tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên của con mọc lên, hoặc vào sinh nhật đầu tiên của con, tùy theo dịp nào đến trước.
Cứ sau mỗi lần khám, phòng khám nha khoa sẽ xem xét răng (nếu con đã mọc răng) và có thể sẽ bôi bổ sung flo cho răng, tùy thuộc vào nguy cơ sâu răng của con. Con có khả năng sâu răng nếu trong gia đình có người đã từng có tiền sử bị sâu răng hoặc sức khỏe răng miệng của mẹ kém trong thời gian mang thai.
Khi mẹ đưa con đến nha sĩ, hãy nhớ liệt kê những phương pháp bổ sung flo đã từng được sử dụng để điều trị cho con.
Nếu mẹ cảm thấy mình không tự tin khi chăm sóc răng miệng cho con, hãy liên lạc với bộ phận y tế địa phương để nhận được sự giúp đỡ.
5. Một số thực phẩm gây sâu răng ở trẻ sơ sinh
Những thực phẩm sau có thể gây sâu răng ở trẻ:
- Trái cây
- Trái cây khô, ví dụ như nho khô
- Nước ép hoa quả
- Bơ đậu phộng và thạch
- Bánh mỳ
- Bánh quy ngọt
- Mỳ ống
- Quẩy
Hãy cho con uống nước khi ăn những loại thực phẩm này để chúng dễ dàng bị trôi đi và không bám lại trên răng con quá lâu.
Đừng để cho con đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hoặc một loại nước có đường bên cạnh. Những loại nước này sẽ nuôi dưỡng các loại vi khuẩn gây sâu răng trong miệng con.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyến nghị không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước trái cây.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo