Bé nhà bạn đột nhiên hay nghiến răng, đặc biệt là trong lúc ngủ. Mẹ băn khoăn nghiến răng có phải do bé bị bệnh không? Có cách nào để mẹ trị tật nghiến răng của con không? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao trẻ lại nghiến răng trong lúc ngủ?
Các chuyên gia vẫn chưa khẳng định được tất cả các nguyên nhân khiến con siết hai hàm răng lại với nhau (hay còn gọi là nghiến răng). Đó có thể là do con đang căng thẳng, lo lắng hoặc khi đang bị đau (ví dụ như khi đau tai hoặc mọc răng), cũng có thể do răng con bị so le hoặc lệch khớp hàm.
Tại sao trẻ lại nghiến răng khi ngủ?
Một số chuyên gia lại cho rằng các vấn đề về hô hấp – như nghẹt mũi hoặc dị ứng – cũng có thể là nguyên nhân khiến con nghiến răng. Và một số bằng chứng cũng cho thấy rằng việc bị nhiễm giun kim cũng có thể là một nguyên nhân khiến con nghiến răng.
Nguyên nhân cuối cùng có thể là vì con đang làm quen với cảm giác có chiếc răng mới trong miệng. Bắt đầu từ khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi, nghiến răng không còn là hiện tượng hiếm khi con đang mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Hiện tượng này cũng khá phổ biến vào khoảng 6 tuổi, khi con bắt đầu mọc răng vĩnh viễn.
Có khoảng 38% trẻ em bị mắc tật nghiến răng. Độ tuổi trung bình xuất hiện thói quen này là khoảng 3 tuổi rưỡi, và trung bình trẻ sẽ dừng việc nghiến răng lại khi được 6 tuổi - mặc dù tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc tật nghiến răng.
Con có khả năng bị mắc tật nghiến răng nếu mẹ cũng có thói quen này. Nếu khi ngủ, con bị chảy nước dãi hoặc nói mơ thì nhiều khả năng con cũng sẽ bị nghiến răng trong lúc ngủ.
Hầu như tất cả các trường hợp nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khi con ngủ, mặc dù một số trẻ cũng làm điều đó vào ban ngày khi đang thức.
Mời ba mẹ tham khảo thêm:
Chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ
Mốc thời gian mọc răng sữa ở trẻ
Nghiến răng có gây ảnh hưởng xấu tới con không?
Trong hầu hết các trường hợp, các mẹ đều nghĩ rằng việc con nghiến răng là điều rất tồi tệ. Tuy nhiên nghiến răng thường không gây hại cho răng và con sẽ sớm bỏ được thói quen này.
Tuy nhiên, mẹ có thể đưa con đến nha sĩ để kiểm tra xem răng của con có bị mài mòn không và liệu có vấn đề gì hay không, ví dụ như con có thể bị lộ tủy răng, bị sâu hay bị nứt gãy răng.
Ngoài ra, hãy cho con kiểm tra nếu con cảm thấy bị đau ở mặt hoặc ở hàm răng, bởi vì có thể đây là nguyên nhân khiến con nghiến răng quá mạnh.
Mẹ nên làm gì để giúp con dừng việc nghiến răng?
Mặc dù nghe thấy tiếng con nghiến răng có thể khiến mẹ lo lắng, nhưng có lẽ mẹ nên đợi đến khi con tự bỏ được thói quen này.
Trong thời điểm khó khăn, mẹ nên thực hiện một vài “thói quen tốt cho con trước khi đi ngủ” để việc đi ngủ trở nên nhẹ nhàng hơn như: cho con ngâm mình trong bồn tắm với xà phòng thư giãn, xoa nhẹ lưng con, nghe một bài nhạc êm dịu, hoặc âu yếm con thêm trên ghế bập bênh của con.
Nếu con đang mọc răng hoặc bị nhiễm trùng tai, hãy hỏi các bác sĩ về việc có nên cho con uống một loại thuốc giảm đau phù hợp như acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu con từ 6 tháng tuổi trở lên) để giúp con giảm bớt sự khó chịu hay không.
Một số mẹ chia sẻ rằng thường đưa cho con một chiếc ti giả khi con bắt đầu nghiến răng. (Con có thể không thực sự ngừng việc nghiến răng, nhưng mẹ sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn khi nghe tiếng con nghiến ti giả thay vì nghe thấy tiếng con nghiến răng).
Nếu răng con bị lệch, nha sĩ có thể mài một phần của răng đi để chúng có thể khớp với nhau hơn. Khi con lớn hơn và vẫn thường xuyên nghiến răng, con có thể sẽ cần dùng đến dụng cụ bảo vệ răng - một thiết bị bằng nhựa vừa với khuôn miệng để tránh con siết và nghiến răng trong khi ngủ.
Nhưng có lẽ các nha sĩ sẽ không cân nhắc đến phương pháp này cho đến khi con đã mọc răng vĩnh viễn và được khoảng 5 tuổi trở lên.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo