Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng ở trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Từ khi chiếc răng đầu tiên của con bắt đầu mọc cho đến lúc quá trình mọc răng khiến con cảm thấy khó chịu, đây là một trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi đứa trẻ. Sau đây chúng ta sẽ nói về các cách nhận biết dấu hiệu của việc mọc răng, và từ đó mẹ có thể tìm ra phương pháp tốt nhất để làm dịu những khó chịu cho con.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Các dấu hiệu trẻ mọc răng thường gặp là:

  • Chảy nước dãi nhiều (và có thể gây phát ban, nổi mẩn trên mặt con)
  • Nướu con bị sưng và trở nên nhạy cảm
  • Có thể nhìn thấy trên nướu của con có một chiếc răng đang chồi lên
  • Con khó chịu hoặc quấy khóc
  • Con khó ngủ
  • Con luôn muốn cắn, nhai và mút thứ gì đó
  • Biếng ăn
  • Hay xoa mặt và tai

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện…. ngay khi một chiếc răng mới đang mọc và chỉ kéo dài trong vài ngày, hoặc kéo dài đến vài tháng nếu con có nhiều răng đang mọc cùng một lúc.

Nếu may mắn, việc mọc răng sẽ không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào cả. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn chưa thể biết chính xác tất cả các các triệu chứng của việc mọc răng.

Nướu trẻ bị sưng và nhạy cảm khi con sắp mọc răng

Bác sĩ nhi khoa Deb Lonzer, chủ nhiệm khoa nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Cleveland cho biết: "Thống kê cho thấy chỉ khoảng một phần ba trẻ biểu hiện một trong số các triệu chứng sau đây của việc mọc răng. Vì vậy, khoảng một phần ba trẻ thường chảy nước dãi, một phần ba trẻ có thể hay cáu kỉnh và một phần ba trẻ còn lại thường khó ngủ".

Nếu mẹ nhận thấy một số triệu chứng cùng xuất hiện, rất có thể con đang mọc răng - nhưng luôn có khả năng đó là dấu hiệu của một nguyên nhân khác.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:

Nên cho con ngậm ngón tay hay dùng ti giả?

Chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ

Các triệu chứng không phải do mọc răng

Nếu con bị tiêu chảy, sốt hoặc sổ mũi, mẹ đừng coi đó là dấu hiệu của việc mọc răng, đặc biệt là nếu các triệu chứng trên kéo dài quá 24 giờ.

Mặc dù nhiều cha mẹ cho rằng những triệu chứng này có liên quan trực tiếp đến việc mọc răng của con, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng có liên quan. Các chuyên gia, bao gồm cả chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, sốt và tiêu chảy không phải là triệu chứng mọc răng thông thường.

Một trong nhiều cách giải thích cho nguyên nhân này là bởi vì trẻ đang mọc răng thường xuyên đưa các đồ vật vào miệng để làm dịu sự khó chịu,  tạo điều kiện cho virus và các vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu con có sốt cao hơn 38 độ C kèm theo các triệu chứng như lờ đờ, biếng ăn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Trẻ mọc răng chậm - khi nào cần lo lắng?

Trẻ mọc răng muộn có sao không là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ. Thông thường, răng sữa đầu tiên thường mọc khi con từ 6 đến 10 tháng tuổi. Nhưng cũng hoàn toàn bình thường nếu răng sữa xuất hiện muộn hơn khoảng thời gian này.

Nếu trẻ mọc răng chậm hơn nhưng tốc độ phát triển xương, da và tóc vẫn bình thường thì mẹ không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu con đã được 18 tháng tuổi mà mẹ vẫn chưa nhìn thấy chiếc răng nào chồi lên, hãy nói với bác sĩ, có thể con sẽ cần có một buổi kiểm tra với nha sĩ chuyên khoa nhi.

Mọc răng chậm không phải là một vấn đề đối với sự phát triển toàn diện của con. Và một vài chuyên gia còn cho rằng khi răng mọc muộn hơn một chút còn mang lại lợi ích, bởi những chiếc răng sữa xuất hiện càng muộn thì thời gian để răng có khả năng bị sâu trước khi rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn sẽ càng giảm.

Nguồn: Babycenter 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo