Nên cho con ngậm ngón tay hay dùng ti giả?

đăng bởi Tiên Tiên

Một số em bé có thói quen ngậm mút ngón tay trong khi những bé khác lại thích được ngậm ti giả. Vậy những thói quen này có lợi ích và tác hại như thế nào và có ảnh hưởng gì tới trẻ, ba mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các em bé sinh ra đều có phản xạ mút, phản xạ tự nhiên nhằm sinh tồn và duy trì sự sống. Mút mát cũng là cách giúp bé thư giãn, ngay cả khi không có nhu cầu dinh dưỡng. Chính vì thế nhiền mẹ đi siêu âm 4D thấy con đang mút ngón tay thậm chí cả bàn tay mặc dù con chưa biết ăn. 

Vì vậy bố mẹ ơi, việc con thích mút tay, ti giả điều hết sức bình thường. Là bản năng giúp con trấn an và bình tĩnh. Phần lớn các em bé đều cần mút mát thư giãn để ngủ. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ thường tưởng rằng đây là tín hiệu con đang đói và cho con ăn.

Mút ngón tay là phản xạ tự nhiên giúp con tự an ủi bản thân

Ưu điểm chính của việc mút ngón tay là tiện lợi. Con có thể mút ngón tay bất cứ lúc nào. Ngón tay con không cần phải khử trùng và luôn nằm trong sự kiểm soát của con.

Khi lên ba hoặc bốn tuổi, con có thể sẽ từ bỏ việc mút ngón tay cái. Đó là khi con học được những cách khác để tự bình tĩnh và an ủi bản thân. Tuy nhiên vào ban đêm hoặc trong những thời điểm căng thẳng trong một vài năm sau đó, mẹ có thể nhận thấy rằng con vẫn tiếp tục mút ngón tay cái để làm dịu bản thân mình.

Tương tự như vậy, ti giả rất hữu ích khi con muốn ngậm một cái gì đó để tự làm dịu mình và trở nên bình tĩnh hơn. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng ti giả giúp đường thở luôn mở, giúp chống lại hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), hay còn được gọi là “cái chết trong nôi”.

Một số mẹ giới thiệu ti giả cho bé ngay sau sinh hoặc chờ đến 6 tuần (sau khi con bú đúng khớp ngậm). Việc dùng ti giả chủ yếu trong trình tự đi ngủ của bé, khi bé đã được ăn no và đủ mệt để sẵn sàng đi ngủ. 

Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc ngậm ti giả hay mút ngón tay làm ảnh hưởng đến hàm, khả năng nói hay sự chậm nói của các bé. Thậm chí ti giả còn rất hữu ích trong việc giúp con cảm thấy an toàn và giảm thiểu chấn động từ cơn đau. 

Ti giả còn được dùng như một công cụ giúp kéo dài thời gian chờ của bé. Khi các bữa ăn quá gần nhau khiến con ăn nhả nhớt, không đủ no, ăn không hiệu quả, mẹ có thể dùng ti giả để trì hoãn 10-15 phút cho đến khoảng thời gian mẹ thấy bé ăn CÓ HIỆU QUẢ.

Một số bé thích ngậm ti giả hơn mút tay hoặc ngược lại. Lúc này mẹ hãy cứ tôn trọng sở thích của con nhé. Mẹ cần hiểu rằng đây là một bản năng giúp con trấn an và bình tĩnh, giúp thích nghi với cuộc sống mới bên ngoài tử cung của mẹ. Vì vậy mẹ đừng bắt con từ bỏ niềm vui nho nhỏ đấy nhé.

Mời ba mẹ tham khảo thêm:

Cẩn thận với các loại vòng và dây chuyền dùng cho trẻ khi mọc răng

Đau mọc răng có thể khiến con thức giấc không?

Nguồn: Nuôi con không phải là cuộc chiến

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo