Mọc răng ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

đăng bởi

Mọc răng ở trẻ sơ sinh là một mốc phát triển quan trọng và thường được bố mẹ rất quan tâm nhưng lại khó có thể biết được hết các dấu hiệu, thời gian mọc răng, thứ tự mọc răng cũng như cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh

Mọc răng là cột mốc quan trọng của con yêu

Trong bài viết này, POH sẽ cung cấp một số thông tin tham khảo về các vấn đề liên quan đến việc mọc răng và cách chăm sóc răng miệng đúng cách ở trẻ.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc con khi con mọc răng!

 

 

Mọc răng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sớm nhất mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là: con thích gặm các đồ vật cứng, chảy nước dãi nhiều và có hiện tượng bỏ bú do con cảm thấy khó chịu, đau và sưng lợi.

Thế nên vấn đề bé sưng lợi bao lâu khi mọc răng khiến bố mẹ rất sốt ruột. Vì con còn sưng lợi thì con còn bỏ bú, chán bú dễ khiến trẻ sụt cân ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ thường sẽ sưng lợi ở hàm dưới trước vì răng cửa hàm dưới là chiếc răng đầu tiên của con.

Có trẻ sẽ chỉ bị sưng lợi trong vòng vài ngày rồi dịu dần nhưng cũng có trẻ sưng lợi lâu hơn, khoảng 1-2 tuần, rồi sau đó răng của con sẽ tách lợi ra để mọc lên.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh

Thích gặm đồ vật cứng là dấu hiệu mọc răng thường gặp ở trẻ

Việc nứt lợi mọc răng ở trẻ sẽ khiến con cảm thấy mệt mỏi và hay quấy khóc hơn. Bố mẹ nên vỗ về con nhẹ nhàn. Nếu con đã ăn dặm thì nên cho con ăn đồ ăn mềm, loãng hơn bình thường để con ăn uống dễ dàng hơn.

Dấu hiệu trẻ mọc răng cửa trên sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 8-12 tháng tuổi và cũng tương tự như khi trẻ mọc răng cửa hàm dưới.

Thế nhưng nhiều bố mẹ khi đó cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều, có lẽ vì đã có kinh nghiệm chăm sóc khi con mọc chiếc răng đầu tiên.

Ngoài dấu hiệu sưng lợi, nứt lợi, chảy nhiều nước dãi, trẻ còn thường có hiện tượng sốt nhẹ khi mọc răng. Hiện tượng sốt khi mọc từng loại răng kháu nhau cũng khác nhau.

Trẻ sốt mọc răng hàm có lẽ là nhẹ nhàng nhất trong các loại răng. Có thể là do trẻ mọc răng hàm khi đã lớn hơn, sức khỏe cũng tốt hơn khi mọc răng cửa.

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm cũng là khi con đang tập đi, vì thế sự chú ý của trẻ dễ bị phân tán nên con không quá chú ý vào sự khó chịu khi mọc răng gây ra.

Mọc răng ở trẻ sơ sinh

Lợi sưng đau khi chuẩn bị mọc răng có thể khiến con chán ăn

Trẻ mọc răng biếng ăn cũng là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân thường là do lợi sưng đỏ, nứt lợi khiến trẻ khó chịu khi thức ăn hay sữa cọ xát vào lợi.

Đôi khi giai đoạn trẻ mọc răng cũng trùng với khi con tập một kĩ năng mới nên thường sẽ đi kèm với hiện tượng biếng ăn sinh lý.

Nếu con biếng ăn khi mọc răng, bố mẹ không nên cố ép để con ăn nhiều như ngày thường mà hãy kiên nhẫn để con ăn theo nhu cầu, khi vượt qua được giai đoạn này con sẽ lại ăn uống ổn định như trước.

Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, sút cân nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám để cùng bác sĩ tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về các dấu hiệu, triệu chứng mọc răng cũng như cách xoa dịu các cơn khó chịu khi con mọc răng tại bài viết Dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở trẻ.

 

Bé mọc răng nào trước?

Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Nhiều trẻ mọc răng sớm khi được khoảng 3-5 tháng tuổi nhưng có trẻ đến 1 tuổi mới nhú chiếc răng bé xinh đầu tiên.

Mỗi em bé là một cá thể độc lập nên thời điểm mọc răng cũng sẽ khác nhau và điều này không đánh giá sự phát triển của con. Bố mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy các bạn mọc răng hết rồi mà bé nhà mình vẫn chưa nhú chiếc răng nào nhé.

Bé mọc răng nào trước, mọc răng nào sau cũng không giống nhau. Đa phần các bé sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước rồi đến răng cửa hàm trên, nhưng cũng có không ít bé mọc răng cửa hàm trên trước.

Trẻ thường sẽ mọc răng cửa hàm dưới đầu tiên

Lần trẻ sốt mọc răng đầu tiên dù là răng cửa dưới hay răng cửa trên cũng cần bố mẹ đặc biệt quan tâm.

Đây là lần đầu tiên lợi của con bị nứt ra để mọc răng, vì vậy bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể con thường xuyên, chườm ấm liên tục và cho con mặc đồ thoáng mát để giúp con hạ sốt, bớt khó chịu.

Vậy trẻ mọc răng sốt bao lâu là bình thường? Trẻ có thể sốt từ 2-3 ngày trước khi mọc răng và sau khi răng đã nhú lên thì con sẽ tự hạ sốt và dứt hẳn cơn sốt.

Trong trường hợp trẻ vẫn sốt kéo dài sau khi răng đã nhú lên hoặc sốt cao không hạ, mẹ cần đưa con đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây sốt ở trẻ để chữa trị kịp thời.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Lịch mọc răng đầy đủ của trẻ trên POH nhé!

Thứ tự mọc răng ở trẻ sơ sinh

Trình tự mọc răng của trẻ thường diễn ra theo thứ tự như sau: Răng cửa - răng cửa bên - răng hàm đầu tiên - răng nanh - răng hàm thứ 2.

Trình tự này thường kéo dài từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 5-6 tháng tuổi và kết thúc khi bé mọc đủ 4 chiếc răng hàm thứ 2 vào khoảng 32-33 tháng tuổi.

Thông thường trẻ mọc răng hàm đầu tiên khi được khoảng hơn 1 tuổi và sẽ mọc răng hàm đầu tiên ở hàm trên trước, sau đó đến răng hàm hàm dưới, hoặc đôi khi là mọc đồng thời ở cả hai hàm.

Một số trẻ mọc răng không đúng thứ tự như trên, và đây là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ thường mọc đủ răng sữa khi được 3 tuổi

Dù bé mọc răng nào trước thì việc chăm sóc răng miệng cho con cũng vô cùng quan trọng.

Ngay khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên, bất kể là răng nào mẹ cũng nên bắt đầu vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ bằng bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ.

Để biết rõ hơn về thứ tự và thời điểm mọc từng chiếc răng của trẻ, mời mẹ xem thêm trong bài viết Thứ tự mọc răng ở trẻ nhé!

Thời gian mọc răng và thay răng của trẻ

Thứ tự thay răng của trẻ thường sẽ giống như thứ tự mọc răng sữa của trẻ, nghĩa là răng nào mọc trước thì sẽ được thay trước.

Nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy răng sữa của con bé và mọc thưa nhau, điều này sẽ biến mất khi bé thay răng vì răng vĩnh viễn thường có kích thước to hơn răng sữa của bé.

Thứ tự mọc răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là khác nhau và không có thứ tự nào được coi là “chuẩn”.

Các chồi răng của bé đã được hình thành ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, đến thời điểm thích hợp thì răng vĩnh viễn của bé sẽ mọc lên.

Mỗi trẻ có thứ tự thay răng khác nhau

Ví dụ nhiều bé mọc răng nanh trước răng hàm đầu tiên khi thay hai chiếc răng sữa này cùng một lúc, trong khi lúc trước trẻ mọc răng hàm trước răng nanh.

Điều này là hết sức bình thường và bố mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh răng vĩnh viễn thật kĩ cho trẻ ngay từ khi mới chỉ có một chút đầu răng nhú lên mà thôi.

Mời mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Thời gian mọc răng và thay răng của trẻ.

Các vấn đề ở trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng bị đau phải làm sao?

Nếu trẻ mọc răng sốt cao kèm một số hiện tượng bất thường như nôn, tiêu chảy hoặc sổ mũi kéo dài thì bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức.

Vì các dấu hiệu này thường do các loại virus, vi khuẩn gây ra. Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ và sưng đau lợi thôi.

Nếu muốn dùng gel giảm đau cho bé mọc răng, mẹ cần hỏi bác sĩ thật kĩ và chỉ sử dụng loại gel có các thành phần phù hợp với sức khỏe của con.

Thông thường gel giảm đau thường sẽ có chất gây tê nhẹ và khử trùng giúp trẻ giảm khó chịu trong thời gian ngắn.

Nhiều bé trải qua giai đoạn mọc răng rất bình yên, không có biểu hiện khó chịu

Mẹ có thể giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm nếu con quá đau và không chịu ăn gì bằng cách cho con ăn những đồ ăn mát để làm dịu phần nướu sưng đau của con.

Mẹo giúp bé mọc răng không đau và cách sử dụng gel giảm đau cho bé được gửi đến mẹ trong bài viết Mẹo giúp trẻ mọc răng giảm đau hiệu quả, mời mẹ tìm hiểu cùng POH nhé!

Trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao?

Bé mọc răng quấy khóc ban đêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và lịch sinh hoạt của bé cũng như khiến bố mẹ rất mệt mỏi. Những khó chịu trong giai đoạn mọc răng có thể khiến trẻ không ngủ được hoặc đang ngủ giữa đêm thì tỉnh dậy.

Vậy khi trẻ mọc răng quấy khóc phải làm sao? Đầu tiên, mẹ nên kiểm tra con quấy khóc vì lý do gì, liệu con có bị đau hay khó chịu ở chỗ nào khác không.

Nếu chỉ là cơn đau do mọc răng gây ra, mẹ có thể giúp con giảm khó chịu bằng các cách mà POH đã đề cập ở phần trên, hoặc đơn giản là âu yếm và vỗ về con nhẹ nhàng để con quên cơn đau và dễ dàng ngủ lại hơn.

Trẻ mọc răng thường hay quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm

Mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo trị sốt mọc răng cho bé để giúp con dễ chịu và dễ ngủ hơn. Mẹ có thể lấy hai chiếc khăn sạch, nhúng nước ấm rồi vắt khô, một cái chườm lên trán, một cái lau nhẹ nhàng cổ, hai bên nách và vùng bẹn của con.

Thông thường, bé mọc răng sốt mấy ngày trước khi răng nhú lên và sẽ hạ sốt dần và dứt hẳn.

Nếu răng đã mọc lên rồi mà con vẫn sốt và không có dấu hiệu hạ sốt, bố mẹ nên kiểm tra kĩ xem liệu con có bị đau hay viêm ở đâu không và đưa con đến bác sĩ để chữa trị càng sớm càng tốt.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Mẹo làm dịu bé mọc răng quấy khóc ban đêm

Bé nghiến răng khi mọc răng

Không chỉ người lớn mà nhiều em bé cũng nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên có bé sẽ không phát ra tiếng ken két to như người lớn mà cha mẹ chỉ có thể nhận ra khi nhìn thấy con nghiến cơ hàm khi ngủ.

Mẹ không cần phải lo trẻ nghiến răng thiếu chất gì vì thiếu chất không phải là nguyên nhân gây ra thói quen này ở trẻ.

Trẻ nghiến răng có thể do căng thẳng, lệch khớp cắn, hay nghiến răng để giảm các cơn đau do mọc răng gây ra...

Nghiến răng khi ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm như vỡ răng, mòn răng, mất men răng... Vì thế mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và giúp con bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Hiện tượng nghiến răng ban ngày cũng đôi khi xuất hiện ở trẻ em. Nếu con nghiến răng cả khi ngủ giấc ngày mà không phải trong giai đoạn mọc răng mới và không có vấn đề gì về răng miệng, rất có thể con đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng về một vấn đề gì đó.

  Đọc truyện hoặc tâm sự với con trước khi ngủ sẽ giảm bớt tình trạng nghiến răng khi ngủ ở trẻ

Mẹo chữa nghiến răng ở trẻ em trong trường hợp này rất hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng ngay, đó là đọc truyện giải trí hoặc tâm sự với con trước khi đi ngủ để giúp con giảm tâm lý căng thẳng và ngủ ngon hơn, hạn chế nghiến răng khi ngủ.

Làm sao để trẻ hết nghiến răng khi ngủ một cách hiệu quả nhất, nguyên nhân cụ thể gây ra thói quen này được thông tin chi tiết trong bài Nghiến răng ở trẻ, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Ti giả có ảnh hưởng răng của con?

Các mẹ thường băn khoăn ty ngậm cho bé loại nào tốt khi trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại ti ngậm với đủ các nhãn hiệu và màu sắc khác nhau.

Những lời quảng cáo có thể rất hoa mĩ nhưng các mẹ hãy tỉnh táo và chọn cho con loại ti ngậm an toàn và phù hợp với bé.

Mẹ nên chọn ti ngậm của các hãng sản xuất đồ cho trẻ em uy tín, chất liệu an toàn, có độ đàn hồi tốt, không quá cứng cũng không quá mềm, không có mùi và màu độc hại.

Đồng thời, mẹ nên vệ sinh ti ngậm hàng ngày và thay ti ngậm cho con 2-3 tháng/lần.

Mẹ nên chọn ti giả có kích thước vừa với miệng của con

Cách vệ sinh ty ngậm cũng cần phải lưu ý vì nếu vệ sinh không đúng cách, ti giả có thể biến thành một ổ vi khuẩn đe dọa sức khỏe của con.

Mẹ nên dùng dung dịch chuyên dụng, rửa tay cùng các dụng cụ thật kĩ trước khi vệ sinh ti giả và khử trùng ti giả bằng nước sôi trước khi cho trẻ dùng.

Cho trẻ dùng ti giả có thể ảnh hưởng đến răng của con, nguyên nhân vì sao và cách khắc phục như thế nào, mời mẹ đọc thêm tại bài viết Ti giả có ảnh hưởng răng của con nhé!

Cẩn thận với các loại vòng ngậm mọc răng của trẻ

Các bệnh về miệng ở trẻ em có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên nếu không được vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Tình trạng hay gặp nhất là liên quan đến nhiễm khuẩn miệng.

Nhiễm khuẩn miệng ở trẻ có thể dẫn đến nấm miệng, nấm lưỡi khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn và quấy khóc. Để hạn chế nhiễm khuẩn miệng cho con, mẹ nên đánh răng và rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ với các sản phẩm vệ sinh phù hợp.

Một số bệnh răng miệng khác hay gặp ở trẻ em là sâu răng, nha chu, viêm loét miệng... Để phòng ngừa các bệnh này, ngoài việc giữ vệ sinh cho con, bố mẹ cũng nên cho trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần.

Cần rất cẩn thận khi cho trẻ đeo các loại vòng có hạt nhỏ

Thêm vào đó, trẻ mới mọc răng cũng sẽ thích nhai, cắn các đồ vật cứng, mẹ cần lưu ý không để cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ dùng mềm, nhỏ, dạng hạt vì rất dễ gây hóc nghẹn nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt là không nên cho trẻ đeo các loại vòng hạt.

Nhiều người tin rằng trẻ đeo vòng hổ phách sẽ giúp trẻ mọc răng bớt đau hay vòng dâu tằm sẽ giúp trẻ bớt giật mình khi ngủ.

Những công dụng này đều được dân gian truyền miệng chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, vì thế mẹ cần cẩn trọng trước khi cho con đeo các loại vòng này.

Mời mẹ đọc thêm về những nguy cơ đáng sợ mà các loại vòng này mang lại cùng lời khuyên của các chuyên gia Mỹ trong bài viết Cẩn thận với các loại vòng ngậm mọc răng cho bé

Tai nạn răng miệng ở trẻ mới mọc răng

Răng trẻ em thường rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài vì con chưa có ý thức tự bảo vệ răng miệng.

Bên cạnh việc vệ sinh hàng ngày cho con, bố mẹ nên dạy con tầm quan trọng của răng và các cách đơn giản con có thể làm để bảo vệ răng như hạn chế đồ ngọt, ăn xong phải súc miệng, không ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh.

Sức khỏe răng miệng ở trẻ em không tốt sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như biếng ăn, chán ăn lâu dần dẫn đến thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển.

Vì thế bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con cũng chính là bảo vệ sức khỏe của bé và là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu.

Mẹ nên dạy con cách vệ sinh răng miệng từ nhỏ.

Giai đoạn mọc răng của trẻ sẽ kéo dài từ khoảng 6 tháng đến 33 tháng, đây cũng là thời gian trẻ phát triển các kĩ năng vận động rất nhanh nên thường sẽ rất hay ngã và có thể ảnh hưởng đến răng.

Nếu thấy tình trạng bị sưng nướu răng ở trẻ sau khi con ngã hay va chạm nướu với các đồ vật cứng, mẹ có thể cho con uống nước mát để làm giảm hiện tượng sưng tấy ở nướu trẻ.

Nếu nướu con có dấu hiệu tấy đỏ hoặc sưng to hơn, tốt nhất mẹ nên đưa con đến nha sĩ để kiểm tra kĩ hơn.

Mẹ tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại bài viết Tai nạn răng miệng ở trẻ mới mọc răng nhé!

Trẻ ngậm ngón tay hay ti giả thì tốt hơn?

Bé mút tay khi ngủ là hiện tượng rất bình thường ở trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho rằng, mút tay là cách để trẻ tự xoa dịu và thư giãn bản thân.

Thế nên mẹ không cần thiết phải kéo tay con ra bằng được mà nên giúp trẻ rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh cho con.

Mẹ có nên có bé ngậm núm giả khi ngủ thay vì ngậm tay hay không? Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của mẹ và của bé.

Ngậm núm vú giả cũng có thể khiến con cảm thấy thư giãn như ngậm tay nhưng có nhiều bé lại không thích và từ chối núm giả.

Nhiều mẹ lại lo ngại vấn đề chất liệu và vệ sinh núm nên cũng không muốn dùng núm giả để thay thế ngón tay của con.

Ngậm tay là cách con tự trấn an bản thân

Nếu bé yêu chỉ mút ngón tay cái khi ngủ thì có thể mẹ không cần đến biện pháp thay thế này.

Câu hỏi có nên có trẻ sơ sinh ngậm núm giả và ưu, nhược điểm khi trẻ ngậm núm giả và ngón tay được trả lời chi tiết trong bài viết Trẻ ngậm ngón tay hay ti giả thì tốt hơn?, mời mẹ cùng theo dõi với POH nhé!

 

Chăm sóc răng cho trẻ mới mọc răng

Chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng quyết định sự chắc khỏe của hàm răng trẻ sau này.

Các chuyên gia cho rằng, mẹ giữ vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh tốt sẽ giảm bớt nguy cơ trẻ bị sâu răng, viêm lợi, nha chu khi trẻ bắt đầu mọc răng.

Khi trẻ mọc răng, con có thể sẽ quấy và khó chịu, không muốn ai động vào miệng nên việc vệ sinh răng miệng cho bé sẽ gặp khó khăn.

Trong trường hợp này mẹ nên vỗ về con nhẹ nhàng, làm mát các đồ vệ sinh để con dễ chịu hơn khi chúng tiếp xúc với lợi.

Chăm sóc bé mọc răng sữa thường rất vất vả vì ngoài khóc ra con chưa thể nói để diễn tả cơn đau của mình và tiếng khóc dai dẳng có thể khiến mẹ áp lực, dễ nổi nóng.

Nếu cảm thấy quá căng thẳng, mẹ nên nhờ bố hoặc ông bà trông con một lúc để ra chỗ yên tĩnh hít thở, giúp bản thân thư giãn và ổn định trở lại, tránh trường hợp vì mất bình tĩnh nên có hành động làm đau con.

Nên cho trẻ khám nha khoa định kì để phát hiện sớm các bất thường về răng miệng

Đối với cách chăm sóc răng cho trẻ mới mọc răng, ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày, mẹ cũng nên bảo vệ răng của con bằng cách hạn chế cho trẻ ăn một số loại thực phẩm dễ gây sâu răng.

Đó là trái cây quá ngọt, hoa quả sấy chứa đường, bánh kẹo, nước hoa quả nguyên chất hay đóng chai, đồ uống có đường...

Đồng thời mẹ nên tăng cường cho con ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi giúp răng con chắc khỏe hơn.

Sâu răng ở trẻ em có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn nào và có thể đe dọa đến tủy răng của bé.

Nếu phát hiện con bị sâu răng dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, bố mẹ nên đưa con đến nha sĩ để hàn vết sâu lại càng sớm càng tốt để hạn chế việc vi khuẩn sâu răng lây lan trong khoang miệng của trẻ.

Mời mẹ đọc thêm thông tin tại bài viết Chăm sóc nướu và răng sữa của trẻ.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo