Sơ cứu cho bé bị sặc và nghẹt thở khi ăn dặm

đăng bởi

 

Ở giai đoạn ăn dặm, ba mẹ có thể thấy tình trạng bé hay bị sặc khi uống nước, ăn cháo hay nghẹt thở khi ăn các thức ăn thô cứng. Vậy cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn là gì? Ba mẹ sơ cứu cho con thế nào?

Nếu con đột nhiên không thể thở, khóc, ho hay nói, bé có thể đang bị nghẹt thở. Điều này xảy ra nếu đường thở của trẻ bị chặn lại.

Giai đoạn ăn dặm, con có thể bị sặc, nghẹn hay đưa dị vật vào miệng gây tắc đường thở

Việc nắm rõ các bước để nhanh chóng loại bỏ dị vật và hồi sức cho trẻ có thể sẽ giúp cứu sống bé. Nếu con bị nghẹn nhưng vẫn ho nhiều thì hãy cứ để bé ho nhé, bởi đó là cách tốt nhất để làm thông đường thở đấy.

Làm thế nào để bé hết bị nghẹt?

Đánh bật dị vật gây tắc nghẽn đường thở

Nếu có thể nhìn thấy vật thể chặn đường thở của em bé, hãy thử lấy nó ra bằng ngón trỏ và ngón cái của mình. Tuy nhiên mẹ đừng cố chọc ngón tay vào miệng bé nhé, bởi điều đó có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu trong cổ họng của con đấy.


Dùng tay vỗ vào lưng bé để đẩy dị vật ra

Sau đó cha mẹ hãy làm theo các bước sau:

  • Giữ em bé nằm sấp giữa cánh tay của bạn, cho đầu của em bé thấp hơn so với phần còn lại của cơ thể. Bạn có thể tì cẳng tay của mình lên chân để hỗ trợ.
  • Sử dụng gan bàn tay vỗ 5 lần vào giữa lưng bé, chỗ giữa hai xương vai. Nên vỗ một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, cách này có thể giải quyết hầu hết các sự cố nghẹt thở.

Ấn và đẩy mạnh vào ngực bé nếu cách trên không hiệu quả



Ấn vào ngực bé để đẩy dị vật ra

Trong trường hợp dị vật chưa được loại bỏ và con bạn vẫn không thể thở được, hãy thử thực hiện theo các bước sau:

  • Quay mặt bé lên và đặt bé dọc theo chiều dài của đùi bạn.
  • Tìm xương ức của bé và đặt hai đầu ngón tay lên đó. Xương ức là nơi các xương sườn hợp lại ở giữa, ngay phía dưới núm vú của trẻ.
  • Đẩy xuống mạnh và nhanh, bạn nên đẩy khoảng 1/3 độ sâu ngực của bé với 5 lực đẩy. Hãy cố gắng loại bỏ dị vật với mỗi lần đẩy và chỉ làm cả 5 lần nếu cần nhé.

 

 

Ép bụng nếu bé lớn hơn một tuổi

Nếu con đã được hơn một tuổi, cha mẹ sẽ cần sử dụng một phương pháp khác. Đây được gọi là ép bụng (Heimlich maneouvre):

  • Đứng hoặc quỳ phía sau bé, trượt cánh tay của bạn xuống phía dưới cánh tay của bé và vòng lên trước bụng con.
  • Nắm một tay lại và đặt vào chỗ giữa rốn với xương sườn của bé.
  • Tay còn lại nắm lấy tay kia và bắt đầu kéo thật mạnh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên.
  • Lặp lại tối đa 5 lần, kiểm tra sau mỗi lực đẩy để xem dị vật đã văng ra chưa.
  • Không nên tạo áp lực lên lồng ngực dưới của bé mà hãy đứng dậy và đặt tay phía dưới lồng ngực của trẻ.

Nếu dị vật vẫn không rời khỏi đường thở của bé thì cha mẹ nên gọi xe cứu thương, đồng thời tiếp tục vỗ lưng, đẩy ngực hoặc ép bụng cho con đến khi có sự trợ giúp của y tế.

Nếu đã loại bỏ được dị vật thì các mẹ vẫn cần đưa bé đến bác sĩ nhé, bởi có thể vẫn còn sót lại một phần nào đó, hoặc con có thể bị thương trong quá trình bạn cố gắng loại bỏ dị vật.

Làm thế nào nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn còn thở?

Đầu tiên, hãy cố gắng tìm kiếm phản xạ của trẻ bằng cách gọi tên và gõ vào bàn chân của bé. Nếu con không phản ứng, hãy thổi vào miệng để giúp bé thở.

Nếu có ai đó ở bên cạnh thì hãy nhờ họ gọi xe cứu thương trong khi ba mẹ thử làm vậy, còn nếu bạn đang ở một mình thì hãy thử làm hô hấp nhân tạo trong vòng 1 phút trước khi gọi xe cứu thương nhé.

Nếu bé nhỏ hơn một tuổi

Đặt bé xuống và đảm bảo rằng đầu của bé thẳng hàng với cột sống, không bị nghiêng. Sau đó, sử dụng ngón tay nâng cằm con. Đừng tạo áp lực lên phần thịt mềm dưới cằm bé vì điều này có thể làm chặn đường thở của trẻ đấy.



Hô hấp nhân tạo cho bé dưới 1 tuổi

Bây giờ, bé đã sẵn sàng để bạn thực hiện hô hấp nhân tạo theo các bước sau:

  • Hít một hơi, che kín miệng và mũi của bé bằng miệng của bạn. Nếu không thể che miệng và mũi của con cùng một lúc thì bạn chỉ cần bịt kín một chỗ bằng miệng thôi nhé. Nếu chọn mũi thì hãy khép môi bé lại để ngăn không khí thoát ra.
  • Thổi đều vào miệng và mũi của con trong một giây. Hãy hít thở đủ mạnh để có thể làm cho ngực của bé phồng lên.
  • Giữ đầu bé nghiêng và cằm nâng lên, đưa miệng ra và quan sát ngực của bé xẹp xuống khi không khí thoát ra.

Hít một hơi nữa và lặp lại. Hãy tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi trẻ bắt đầu thở bình thường hoặc có sự trợ giúp từ chuyên viên y tế.

Nếu bé lớn hơn một tuổi

  • Mở đường thở của con bằng cách đặt một tay lên trán bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu con ra sau và nâng cằm lên. Loại bỏ bất kỳ vật cản nào mà bạn có thể nhìn thấy từ miệng và mũi của trẻ.
  • Dùng tay kẹp vào mũi bé. Phủ kín miệng của bạn lên miệng của bé, thổi 5 hơi liên tiếp đều đặn và chắc chắn, đồng thời kiểm tra xem ngực bé có phồng lên không.

Nếu bé không có dấu hiệu thở hay di chuyển?

Nếu trẻ không thở và không có dấu hiệu của sự sống thì hãy thực hiện thổi 5 hơi liên tiếp kết hợp với ấn ngực cho bé. Quá trình này được gọi là hồi sức tim phổi (CPR).

Nếu có ai đó bên cạnh, hãy nhờ họ gọi xe cứu thương trong khi bạn bắt đầu CPR, còn nếu đang ở một mình thì hãy thực hiện CPR trong vòng một phút trước khi gọi xe cứu thương.

Cách thực hiện ép ngực nếu bé dưới một tuổi


Ép ngực cho bé dưới 1 tuổi

  • Đặt hai ngón tay vào giữa ngực của bé.
  • Ấn mạnh xuống đúng 4cm. Bạn có thể sử dụng gan bàn tay nếu không thể nhấn sâu xuống bằng ngón tay của mình.
  • Ép ngực cho bé 30 cái với tốc độ khoảng 100-120 cái/phút, sau đó thổi ngạt 2 lần.
  • Tiếp tục với chu kỳ 30 lần ép ngực và hai hơi thổi ngạt cho đến khi bé bắt đầu hồi phục hoặc xe cứu thương đến.

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bé trên một tuổi:

  • Đặt gan bàn tay lên phần dưới xương ức của trẻ.
  • Nhấc ngón tay lên để chúng không chạm phải xương sườn.
  • Ngồi theo chiều dọc ở phía trên ngực bé. Sau đó, tìm điểm mà các xương sườn hợp lại ở giữa, đây chính là xương ức của bé. Đặt gan bàn tay của bạn cách đó khoảng một ngón tay.
  • Giữ cánh tay thẳng và nén xương ức xuống 5cm.
  • Tùy thuộc vào sức mạnh cùng với kích thước của bạn và bé, ba mẹ có thể sẽ cần sử dụng cả hai tay và đan xen các ngón tay. Tuy nhiên hãy cố gắng đừng tạo áp lực lên xương sườn của trẻ nhé.

Nếu bạn không thể hô hấp nhân tạo thì có thể chỉ sử dụng kỹ thuật ấn ngực.

Tiếp tục kiểm tra các dấu hiệu cho thấy con đang hồi phục như ho, thở bình thường trở lại hoặc di chuyển tay và chân.

 

 

ĐỂ ĂN DẶM THÀNH CÔNG, BA MẸ CẦN NHỮNG GÌ ?

Nếu chỉ đơn thuần tập trung vào ăn dặm, vào cách chế biến món ăn thật ngon cho con, bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề “Ăn” của con. Bởi vì lịch sinh hoạt (ăn sữa - ăn dặm - ngủ) liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau.

Ăn sữa cách ăn dặm bao lâu? Kết hợp chúng với nhau thế nào? Ngày ăn mấy bữa? Mỗi giai đoạn điều chỉnh thế nào cho phù hợp? Làm sao để con vẫn đảm bảo đủ lượng sữa yêu cầu mà vẫn đảm bảo ăn dặm hiệu quả.

Ăn và ngủ liên quan chặt chẽ với nhau, ăn không tốt thì ngủ không ngon, ngủ không đủ thì ăn sẽ kém. Nếu xây dựng lịch sinh hoạt không phù hợp con sẽ bị biếng ăn, lười ăn. Sau đó là sợ ăn.

Nên EASY Two sẽ giúp bạn giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề của con.

Ở EASY Two có gì?

  •  Lịch sinh hoạt chi tiết của con trong giai đoạn từ 12-49 tuần
  •  Hướng dẫn bé lớn tự ngủ (không cam kết tự ngủ 100% nếu 0-12 tuần chưa biết tự ngủ)
  • Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp và các tuần khủng hoảng
  • 4 phương pháp ăn dặm kèm theo thực đơn của từng bữa trong tất cả các ngày:

+ Ăn dặm truyền thống kiểu EASY Two,

+ Ăn dặm kiểu Nhật - EASY Two,

+ Ăn dặm BLW,

+ Ăn dặm kết hợp kiểu EASY Two (Ăn dặm kiểu Nhật + BLW, Ăn dặm truyền thống + BLW).

Tham gia “EASY Two (12-49w): Ăn dặm kiểu EASY” ngay bây giờ tại: 

https://poh.vn/easy-two

Lưu ý: POH nhận các bé dưới 40 tuần tham gia EASY Two.

---

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo