An toàn thực phẩm có lẽ là vấn đề được các mẹ ưu tiên hàng đầu khi cho con ăn dặm, bởi lẽ hệ miễn dịch của con chưa hoàn thiện nên con rất dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn trong môi trường, đặc biệt là qua thức ăn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng thực đơn khoa học, đủ chất cho con cũng là vấn đề khiến các mẹ phải đau đầu suy nghĩ.
Thực đơn ăn dặm cho con yêu
Trong bài viết này, POH xin trân trọng gửi đến mẹ thông tin về an toàn thực phẩm và thực đơn cho bé ăn dặm trong 10 tuần đầu. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp phần nào được trăn trở của mẹ về 2 vấn đề này và có thể giúp ích cho mẹ và bé trong hành trình ăn dặm đầy thú vị sắp tới!
MỤC LỤC
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tuần đầu
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 2
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 3
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 4
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 2
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 3
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 4
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 2
An toàn thực phẩm khi ăn dặm cho bé
Trẻ ăn dặm nên ăn và không nên ăn gì vào từng thời điểm?
5 loại thực phẩm gây hại cho trẻ sơ sinh?
Trứng và thực đơn ăn dặm cho bé
Thuốc trừ sâu đối với sức khỏe trẻ ăn dặm
Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh
Có nên đưa muối vào thực đơn ăn dặm cho bé?
Nho khô và các loại hạt có an toàn cho trẻ sơ sinh?
Sữa, nước và các đồ uống khác trong thực đơn ăn dặm cho bé
Có nên cho trẻ uống nước ép trái cây và rau củ?
Có nên cho trẻ uống nước ngọt?
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tuần đầu
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm rất đơn giản. Ở tuần đầu tiên, mẹ nên giới thiệu cho bé ăn cháo trắng, các loại củ quả nghiền với độ loãng phù hợp.
Vì bé mới tập ăn dặm nên mẹ không nên quá quan tâm đến việc con ăn được bao nhiêu, giai đoạn này chỉ cần tập cho bé làm quen với đồ ăn là được.
Việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày được các mẹ mới cho con ăn dặm đặc biệt quan tâm. Đối với bé mới tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày là đủ. Bữa ăn này của con nên được ăn vào buổi sáng sau khi bú sữa cữ thứ 2 hoặc thứ 3.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có thể bao gồm các món:
- Cháo trắng tỉ lệ 1:10 (1 phần gạo nấu với 10 phần nước)
- Chuối nghiền trộn sữa mẹ
- Bơ nghiền trộn sữa mẹ
- Khoai tây nghiền trộn sữa mẹ
- Cà rốt nghiền trộn sữa mẹ
- Cháo với cà rốt, khoai tây
Tham gia POH Easy Two (19-29 tuần): Ăn dặm kiểu EASY ngay hôm nay để có thực đơn khoa học từng ngày theo cả 4 phương pháp ăn dặm mẹ nhé!
Thức ăn của trẻ ăn dặm BLW nên được cắt dạng thanh dài để trẻ dễ cầm nắm
Đối với các bé ăn dặm BLW, giai đoạn này mẹ nên chuẩn bị rau củ hấp cho bé tập cầm nắm với kích thước thanh dài và to bằng 2 ngón tay chụm lại.
Các mẹ cũng hay băn khoăn về việc nên cho bé ăn dặm loại chuối nào, chuối tây hay chuối tiêu. Hai loại chuối đều mang lại dinh dưỡng gần như nhau cho bé, vì vậy mẹ không cần quá băn khoăn.
Đa phần các mẹ Việt lựa chọn chuối tiêu cho bé vì có vị ngọt và thơm ngon hơn chuối tây. Nhưng dù lựa chọn loại chuối nào, mẹ cũng nên chọn chuối chín tự nhiên có nguồn gốc an toàn nhé.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 1 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 2
Việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm, tuy nhiên đây là việc làm không cần thiết và còn có thể gây hại cho sức khỏe của bé.
Vì đối với trẻ dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của con là sữa mẹ/SCT, việc ăn dặm chỉ là để giới thiệu thức ăn và giúp con tập các kĩ năng ăn uống chứ không nên cho con ăn quá nhiều.
Các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn không thể thay thế cho chất dinh dưỡng trong sữa mẹ/SCT, nếu ăn quá nhiều thức ăn thì trẻ sẽ uống ít sữa đi, điều này khiến con không được nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong năm đầu đời.
Theo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng của Viện Dinh dưỡng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn thức ăn có chứa một số loại đạm dễ tiêu, ví dụ như bột cá, bột thịt lợn, bột trứng bên cạnh một số loại quả như đu đủ, hồng xiêm, xoài,...
Tham gia POH Easy Two (19-29 tuần): Ăn dặm kiểu EASY ngay hôm nay để có thực đơn khoa học từng ngày theo cả 4 phương pháp ăn dặm mẹ nhé!
Đồ ăn của bé giai đoạn này nên được xay, nghiền nát
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé tuần 2 mẹ có thể thêm các loại bột, cháo như hướng dẫn của Viện dinh dưỡng bên cạnh các món quen thuộc như đã giới thiệu ở tuần 1.
Bé ăn dặm kiểu Nhật tuần 2 cũng có thể làm quen với cá và lòng đỏ trứng, ngoài ra mẹ có thể nghiền thêm đậu phụ cho con ăn.
Thực đơn của bé ăn BLW tuần 2 cũng có thể có thêm đậu phụ áp chảo. Mẹ nên lưu ý không nên cho bé ăn BLW ăn rau có lá ở giai đoạn này.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 2 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 3
Thực đơn cháo cho bé 6 tháng tuần 3 sẽ phong phú hơn 2 tuần trước rất nhiều do bé đã có thể ăn nhiều loại thực phẩm hơn.
Các loại thực phẩm mẹ cho bé ăn 2 tuần trước có thể dùng để xây dựng thực đơn cháo kết hợp trong tuần này cho bé ăn dặm truyền thống, ví dụ như:
- Cháo cá cà rốt
- Cháo khoai tây thịt lợn
- Cháo súp lơ thịt lợn
- Cháo khoai tây cà rốt
Cháo đậu Hà Lan cho bé ăn dặm 6 tháng tuần 3 cũng là một lựa chọn không tồi. Đậu Hà Lan có thể chưa quen thuộc với bữa ăn của nhiều gia đình nhưng đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé. Và trước khi cho con ăn cháo đậu Hà Lan, mẹ nhớ thử dị ứng của con với loại đậu này nhé.
Mẹ có thể nấu cháo đậu Hà Lan với thịt cho bé ăn
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuần 3 cũng có thể giới thiệu món đậu Hà Lan nghiền. Ở giai đoạn này, mẹ có thể tăng độ thô cho con từ từ lên cháo 1:9 hoặc cháo 1:8 và quan sát phản ứng của con.
Nếu trẻ hợp tác thì mẹ có thể cho ăn độ thô như vậy, nếu con khó khăn hơn, mẹ nên dời lịch tăng độ thô vào tuần sau.
Đối với bé ăn dặm BLW, mẹ có thể cho bé làm quen với thịt lợn được thái miếng dày to để con tập cắn và làm quen với mùi vị của thịt.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 3 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 4
Mẹ đã biết trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào sau 3 tuần cho con tập ăn dặm rồi đúng không?
Nếu có điều kiện, mẹ có thể chụp lại các bữa ăn và hình ảnh con tập ăn để làm kỉ niệm hoặc chia sẻ với các mẹ khác. Khi lớn lên bé sẽ rất thích thú khi được xem lại hình ảnh thơ bé của mình đấy!
Câu hỏi bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ chắc chắn cũng không phải là vấn đề băn khoăn của mẹ nữa.
Điều quan trọng nhất với bé dưới 1 tuổi là bú đủ sữa, nếu con ăn dặm quá ít nhưng vẫn bú sữa và phát triển tốt thì mẹ không cần lo về lượng ăn của con.
Mà thay vào đó, mẹ có thể tìm hiểu thêm các cách giúp con thích thú với bữa ăn hơn nữa để mỗi bữa ăn thực sự là niềm vui của cả mẹ và con.
Thái độ và kĩ năng ăn uống của con quan trọng hơn việc con ăn được bao nhiêu
Thực đơn ăn dặm cho bé tuần 4 ở tất cả các phương pháp có thể kết hợp các loại thức ăn bé đã được ăn trong 3 tuần trước.
Mẹ đừng quên giới thiệu lại các loại quả đã cho bé ăn như chuối, bơ, đu đủ, xoài,... với các cách chế biến khác nhau để con khám phá được nhiều hương vị hơn nhé.
Cho trẻ ăn bơ đúng cách cũng như ăn các loại quả khác không chỉ là cho con ăn quả “nguyên chất”, nghĩa là chỉ nghiền nhuyễn riêng loại quả đó rồi trộn với sữa mẹ cho con ăn.
Mẹ có thể kết hợp 2 hay nhiều loại quả để làm sinh tố cho bé, ví dụ như sinh tố chuối bơ, sinh tố bơ xoài,... Hoặc nghiền quả ra để chế biến sốt cho các loại món ăn của bé cũng là một cách rất thú vị.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng - Tuần 4 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 1
Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì tùy thuộc vào tiền sử dị ứng của gia đình. Nếu gia đình không có tiền sử dị ứng, trẻ có thể ăn được hầu hết các loại hoa quả thông thường được sơ chế phù hợp, đối với trẻ BLW cần rất cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả nhỏ như nho hay cà chua bi.
Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ làm quen với các loại quả như nhãn, vải, mít, sầu riêng,...
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật có thay đổi lớn về độ thô của thức ăn. Cháo sẽ được để nguyên hạt, rau củ thay vì nghiền nhuyễn thì sẽ chỉ được dằm rối để bé tập nhai thức ăn lợn cợn.
Tham gia POH Easy Two (19-29 tuần): Ăn dặm kiểu EASY ngay hôm nay để có thực đơn khoa học từng ngày theo cả 4 phương pháp ăn dặm mẹ nhé!
Nếu không dị ứng, trẻ 7 tháng có thể thử ăn hầu hết các loại hoa quả thông thường
Cháo cho bé ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng nên được tăng độ thô so với giai đoạn 6 tháng. Mẹ có thể nấu cháo với tỉ lệ 1:7 và để nguyên hạt, không cần nghiễn nhuyễn rồi cho con ăn thử. Nếu bé chưa quen, mẹ có thể nấu loãng hơn một chút rồi tăng dần độ đặc sau.
Bé ăn dặm truyền thống vẫn ăn các loại cháo bột kết hợp với tỉ lệ 1:10 nhưng có thể xay cháo và đồ ăn rối hơn giai đoạn 6 tháng một chút để bé làm quen với việc nhai thức ăn.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 1 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 2
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng gồm 3 bữa ăn dặm/ngày vào sáng, chiều và chiều tối.
Tuy nhiên, đối với các mẹ không có quá nhiều thời gian, mẹ có thể điều chỉnh theo lịch sinh hoạt của gia đình với 2 bữa ăn chính vào sáng và tối.
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi nên được thay đổi thường xuyên, không nên để một món ăn lặp lại quá gần nhau, điều này dễ khiến trẻ ít hứng thú với bữa ăn hơn do phải ăn đi ăn lại một loại hương vị.
Đối với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi thì việc thay đổi hương vị không quá khó vì vốn bé được ăn các loại món ăn riêng biệt với mùi vị đa dạng.
Mẹ có thể thay đổi một chút bằng cách xào đồ ăn rồi dằm nhỏ thay vì hấp rồi dằm để đổi mới hương vị cho bé.
Nên cho một vài giọt dầu dinh dưỡng vào cháo ăn dặm của bé
Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm truyền thống thì việc thay đổi mùi vị sẽ khó hơn một chút vì món cháo nào cũng được trộn chung các nguyên liệu với nhau nên mùi vị dễ giống nhau.
Vì thế mẹ nên nấu chín và xay nhỏ từng loại nguyên liệu riêng, sau đó trộn vào cháo trắng cho bé ăn chứ không nên ninh hết tất cả nguyên liệu trong một nồi.
Mẹ đừng quên cho vào giọt dầu dinh dưỡng vào cháo của bé để tăng thêm mùi vị và chất dinh dưỡng nhé!
Bé ăn dặm BLW đang bước vào giai đoạn tập bốc nhón, vì vậy mẹ nên chuẩn bị thức ăn với kích thước nhỏ hơn giai đoạn trước để có thể tập kĩ năng này thành thạo.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 2 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 3
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng ăn dặm truyền thống có thể bổ sung thêm một số món ăn:
- Cháo cá hồi
- Cháo cá hồi với đậu Hà Lan
- Cháo đậu xanh với thịt gà
- Cháo bí đỏ cá rô
- Cháo cà rốt với cá basa
Nếu mẹ chưa cho bé ăn bông cải xanh thì nên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn cho bé ngay. Bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Mẹ có thể nấu cháo bông cải xanh cho bé 7 tháng cùng với các loại đạm mà bé đã ăn tốt, ví dụ như cháo bông cải xanh với thịt gà, cháo bông cải xanh với cá, cháo bông cải xanh thịt lợn hay cháo bông cải xanh cá hồi.
Bông cải xanh là món ăn khoái khẩu của nhiều bé ăn dặm BLW
Lựa chọn bông cải xanh nấu với gì cho bé có lẽ không quá khó đối với các mẹ cho bé ăn BLW.
Cách đơn giản nhất là mẹ hấp bông cải xanh lên rồi cho con khám phá, hoặc mẹ cũng có thể xào bông cải xanh với cà rốt cùng một chút dầu oliu cho bé tập bốc nhón.
Mẹ lưu ý một chút là bông cải xanh cần làm sạch kĩ hơn các loại rau khác, vì vậy mẹ nên rửa sạch rồi ngâm nước muối khử trùng rồi lại rửa lại một lần nữa trước khi chế biến thức ăn cho con nhé.
Vấn đề trẻ 7 tháng ăn bao nhiêu là đủ cũng chưa cần lo lắng vì bé mới chỉ bắt đầu tập ăn dặm được 2 tháng thôi mà. Như đã nói ở giai đoạn 6 tháng, bé ăn ít nhưng vẫn uống đủ sữa và phát triển tốt là điều bình thường.
Thậm chí nếu bé ăn quá nhiều và bú ít sữa thì mẹ nên điều chỉnh giảm lượng ăn của con để bé chuyên tâm bú sữa, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 3 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 4
Mẹ có thể làm bánh mỳ cho bé ăn dặm BLW ở tuần này để đổi mới thực đơn thay cho con ăn các bữa ăn với rau củ.
Bánh mỳ thông thường được bán tại các cửa hàng thường có muối và rất nhiều men nở không tốt cho bé. Nếu làm bánh mỳ ở nhà, mẹ sẽ lựa chọn được các nguyên liệu chất lượng và an toàn hơn.
Khoai tây nghiền cho bé ăn dặm kiểu Nhật là một lựa chọn tốt để làm mới thực đơn tuần này của con. Mẹ có thể nghiền khoai tây rồi trộn với sữa thành món khoai nghiền ngọt hay trộn với dashi thành món khoai nghiền dashi.
Hoặc mẹ có thể nghiền chung khoai tây với các loại rau khác như ngô hay cà rốt để tăng thêm hương vị cho bữa ăn của con.
Nên chọn khoai tây hữu cơ để chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm
Các món ngon làm từ thịt bò cho bé ăn dặm truyền thống có thể bắt đầu cho bé làm quen một chút vào những ngày cuối tuần này.
Mẹ nên cho con ăn cháo với nguyên thịt bò để xem con có bị dị ứng không rồi mới kết hợp thêm rau củ vào cháo thịt bò cho con ăn nhé.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Tuần 4 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 1
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi sẽ mang màu sắc hoàn toàn mới vì bé đã bắt đầu ăn được nhiều loại đạm khác nhau: Thịt bò, ếch, lươn, tôm nước ngọt,...
Mẹ cũng nên chú ý cách kết hợp các loại thực phẩm với nhau sao cho khoa học và hài hòa để giúp con tiêu hóa được dễ dàng hơn nhé.
Trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa đã có sự thay đổi so với giai đoạn 6-7 tháng. Khi bé được 8 tháng tuổi mẹ nên tăng lên 2 bữa chính vào sáng và tối như trước cộng thêm 1 bữa phụ vào khoảng giờ trưa để bé làm quen với lịch ăn bữa trưa như người lớn.
Bữa phụ có thể chỉ mà một chút hoa quả nghiền trộn sữa mẹ hay một chút sữa chua làm từ sữa mẹ là được.
Một chút rau củ hoặc trái cây nghiền là bữa phụ lí tưởng cho bé
Vẫn không có câu trả lời nào chính xác cho vấn đề bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ. Thái độ và kĩ năng ăn uống của bé vẫn quan trọng hơn lượng ăn ở giai đoạn này.
Các kĩ năng bé 8 tháng tuổi cần có là nhai và nuốt thức ăn, các bé ăn BLW biết bốc nhón thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái.
Mẹ không nên chú trọng việc làm sao cho con ăn nhiều, tăng cân nhanh mà nên chú ý vào việc tăng độ thô, kích thước thực phẩm đúng thời điểm để giúp con phát triển kĩ năng và đổi mới thực đơn giúp con thêm hứng thú với việc ăn uống.
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé tuần 9 nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 2
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật nên tăng độ đặc của cháo lên 1:5 thay vì 1:7 như giai đoạn trước. Mẹ cũng nên hấp nhừ rau củ rồi cắt dạng hạt lựu cho bé tập ăn thay vì dằm rối thức ăn như trước.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng có thể đổi bữa cho bé bằng bún, nui nấu mềm thay vì bữa nào cũng ăn cháo như trước. Mẹ cần lưu ý là bún, nui nên được cắt nhỏ, nấu thật mềm rồi mới cho bé tập ăn dần dần nhé.
Mẹ có thể tự làm các món bánh pancake đơn giản tại nhà cho bé ăn dặm BLW
Các món ăn phụ cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm BLW cần mẹ đặc biệt lưu ý vì sau một thời gian ăn thực phẩm thô, bé sẽ dễ chán với các hương vị “nguyên bản”.
Mẹ nên đổi mới thực đơn cho con bằng các món phụ dễ làm như bánh khoai lang dẻo, pancake chuối, pancake khoai lang,... hay một số loại sữa hạt tự làm như sữa gạo, sữa ngô, sữa óc chó,...
Để mẹ không phải mất quá nhiều thời gian để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, POH gửi mẹ Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng - Tuần 2 nhé!
An toàn thực phẩm khi ăn dặm cho bé
Trẻ ăn dặm nên ăn và không nên ăn gì vào từng thời điểm?
Mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn làm từ các loại thực phẩm có nguồn gốc an toàn, tốt cho sức khỏe và được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.
Tốt nhất là tất cả các thức ăn của con nên được chế biến tại nhà, dù có thể mẹ làm sẽ không được ngon hay đẹp mắt như đồ ăn đóng hộp nhưng mẹ sẽ kiểm soát được tất cả các thành phần có trong đó và mang lại bữa ăn tuyệt vời nhất cho con.
Tất cả các bữa ăn của bé nên được chế biến tại nhà để đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm
Tại khóa học POH Easy Two: Ăn dặm kiểu Easy, ba mẹ được khuyên không cho đường, muối vào đồ ăn của con và không cho con ăn sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà...).
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không cho trẻ ăn mật ong hoặc các thực phẩm có chứa mật ong và cũng không nên cho trẻ uống sữa bò hay ăn các sản phẩm làm từ sữa bò (sữa chua, phô mai, váng sữa...) khi con chưa đủ 1 tuổi.
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn mà mẹ cần lưu ý thêm: Các loại hạt (lạc, hạt điều, óc chó, hạnh nhân... - những loại hạt dễ gây dị ứng), trứng chưa chín kĩ, cá biển (có thể chứa thủy ngân)...
Để tìm hiểu kĩ hơn về các loại thực phẩm khi cho con ăn dặm, mời mẹ đọc thêm tại bài viết Trẻ ăn dặm nên ăn và không nên ăn gì vào từng thời điểm của POH nhé!
5 loại thực phẩm gây hại cho trẻ sơ sinh?
Ngoài những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm đã nhắc đến ở phần trước, mẹ cũng nên lưu ý không nên cho con ăn các loại đồ ăn, thức uống được chế biến sẵn vì trong các loại đồ ăn này thường chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ và các chất có hại cho trẻ.
Thực phẩm cần tránh cho trẻ dưới 1 tuổi bao gồm: Bánh quy và khoai tây chiên ăn liền, các loại bánh kẹo, nước uống có ga, những món ăn của người lớn và cả nước ép trái cây đóng hộp hoặc nguyên chất.
Danh sách những thực phẩm không tốt cho bé dưới 1 tuổi có cả nước ép trái cây nguyên chất chắc hẳn sẽ khiến nhiều mẹ băn khoăn vì mẹ nghĩ rằng nước ép trái cây nguyên chất tại nhà là an toàn đối với trẻ vì mẹ sẽ không thêm đường hay chất phụ gia nào khác.
Bánh kẹo chứa rất nhiều đường và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ
Tuy nhiên, trong nước ép trái cây nguyên chất có chứa lượng đường tự nhiên tương đối lớn và thường có tính axit không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của con.
Nếu mẹ vẫn muốn cho con thử dùng các loại nước ép trái cây thì mẹ nên dùng các loại quả không quá chua và cho con uống nước ép pha loãng với tỉ lệ 1:10 (1 phần nước ép trái cây nguyên chất pha với 10 phần nước).
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: 5 loại thực phẩm gây hại cho trẻ sơ sinh
Trứng và thực đơn ăn dặm cho bé
Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh ăn trứng gà ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi. Đây là loại đạm động vật đầu tiên nên được giới thiệu với bé.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, trẻ dưới 9 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng, còn lòng trắng trứng chỉ nên giới thiệu khi bé trên 1 tuổi.
Tại sao trẻ không nên ăn lòng trắng trứng có lẽ là băn khoăn của nhiều mẹ sau khi đọc đến đây.
Nguyên nhân là vì trong lòng trắng trứng có chứa một số loại chất khó tiêu và dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Vì thế mẹ nên đợi đến khi con đã “cứng cáp” hơn rồi mới cho con ăn lòng trắng trứng.
Cho trẻ ăn nhiều lòng trắng trứng hay ăn cả quả trứng có thể khiến trẻ khó tiêu vì một quả trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, mà hệ tiêu hóa của con lại chưa hoàn thiện nên không thể tiêu hóa một lượng chất dinh dưỡng lớn trong thời gian ngắn được.
Mẹ nên chia nhỏ quả trứng rồi cho con ăn mỗi từng ít một và chỉ ăn vài bữa một tuần thôi.
Trẻ mới tập ăn dặm chỉ nên các món ăn làm từ lòng đỏ trứng
Mẹ nên cho bé 6 tháng ăn cháo trứng hoặc bột trứng với lượng không quá ½ lòng đỏ trứng mỗi bữa và không quá 3 bữa/tuần.
Đến 8 tháng có thể tăng lượng lên nhưng không quá 1 lòng đỏ trứng mỗi bữa và 4 bữa mỗi tuần.
Trứng nên được nấu chín hoàn toàn trước khi cho trẻ ăn vì trong trứng sống có nhiều loại vi khuẩn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của con.
Tương tự như vậy, trẻ cũng không nên ăn các món ăn chứa trứng chưa được chế biến kĩ như sốt mayonnaise, kem,...
Dù rất bổ dưỡng nhưng trứng lại nằm trong danh sách các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, vì thế trước khi cho con ăn trứng, mẹ nên thử dị ứng ở trẻ bằng cách cho con ăn trứng trong vòng 3 ngày theo lượng từ ít đến nhiều và quan sát phản ứng của trẻ. Trong 3 ngày thử ăn trứng, không nên cho con ăn một loại thức ăn mới nào khác.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Trứng và thực đơn ăn dặm cho bé.
Thuốc trừ sâu đối với sức khỏe trẻ ăn dặm
Việc ăn phải rau mới phun thuốc trừ sâu là nỗi lo của hầu hết các mẹ nội trợ trong thời buổi vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều vấn đề như hiện nay.
Nỗi lo này càng lớn hơn khi nhà có trẻ mới tập ăn dặm vì thức ăn chủ yếu của con là hoa quả và rau xanh - hai loại thực phẩm dễ chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất.
Tuy nhiên, mẹ không nên vì lo lắng vấn đề này mà cắt giảm lượng rau xanh và hoa quả trong bữa ăn của bé.
Thay vào đó mẹ có thể chọn thực phẩm theo mùa từ các nguồn cung cấp an toàn hay được chứng nhận an toàn, ví dụ như rau củ tự trồng hay thực phẩm được chứng nhận VIET GAP, GLOBAL GAP,...
Rau củ và trái cây là nguồn vitamin dồi dào cho trẻ
Cùng với việc lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, mẹ cũng nên thật cẩn thận khi sơ chế và chế biến thực phẩm.
Tất cả các loại rau củ và trái cây nên được rửa sạch với nước vài lần rồi ngâm sát trùng với nước muối loãng rồi rửa lại một lần nữa.
Củ quả và trái cây có vỏ nên được rửa sạch và gọt vỏ sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho bé.
Mẹ không nên cho trẻ ăn gì để giải độc thuốc trừ sâu nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc trừ sâu sẽ có các thành phần khác nhau, vì thế sẽ có các cách sơ cứu khác nhau.
Nếu nghi ngờ con bị ngộ độc, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để sơ cứu càng sớm càng tốt.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Thuốc trừ sâu đối với sức khỏe trẻ ăn dặm
Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh
Trẻ nào cũng có nguy cơ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, đặc biệt là nếu gia đình của trẻ có người mắc dị ứng (dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết,...) thì nguy cơ trẻ bị mắc dị ứng thực phẩm càng cao.
Vì thế mẹ cần tuân thủ nguyên tắc thử dị ứng cho trẻ trước khi cho con ăn bất kì một loại thực phẩm mới nào.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn tùy thuộc vào mức độ dị ứng của con. Nếu trẻ chỉ có biểu hiện phát ban nhẹ, sưng phù mặt, chảy nước mắt, nước mũi,... thì mẹ chỉ cần dừng việc cho con ăn loại thực phẩm nghi là đã gây dị ứng lại, các triệu chứng sẽ dần hết.
Nếu nghi ngờ con bị dị ứng nặng hơn với các biểu hiện khó thở, khò khè, tụt huyết áp,... thì mẹ nên gọi cấp cứu hoặc đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Trứng, sữa, hải sản và các loại hạt là các thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ
Dù mẹ làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn, thì việc đầu tiên cần nhớ là lập tức dừng việc cho trẻ ăn loại thực phẩm nghi là gây dị ứng và không cho trẻ ăn lại thực phẩm này cho đến khi con lớn hơn.
Nếu có điều kiện, mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra để biết tất cả các loại thức ăn mà con có thể dị ứng để phòng ngừa dị ứng thực phẩm cho con hiệu quả hơn.
Nếu muốn cho trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì thì mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không chỉ đối với thuốc dị ứng mà còn đối với các loại thuốc khác con có thể phải sử dụng sau này vì trong một số loại thuốc sẽ có các thành phần gây tác dụng phụ đến những người có tiền sử dị ứng.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh.
Mật ong với trẻ dưới 1 tuổi
Mật ong là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách có nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ do trong mật ong có chứa một loại chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Việc dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo quan niệm dân gian là việc làm không cần thiết và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì trẻ có thể nuốt phải mật ong khi đang được rơ lưỡi dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm như đã nhắc đến ở trên. Mẹ có thể dùng nước muối thay cho mật ong để rơ lưỡi cho trẻ.
Vậy trẻ mấy tháng tuổi được dùng mật ong? Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên cho trẻ dùng mật ong khi trẻ đã được trên 1 tuổi.
Đối với các bé trên 1 tuổi có cơ địa dị ứng nặng thì cần hết sức cẩn trọng khi dùng mật ong vì cơ thể bé có thể sẽ phản ứng nghiêm trọng hơn các bé khác.
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong, kể cả là mật ong trong các bài thuốc dân gian
Mật ong còn có dược tính nên nhiều mẹ thường dùng mật ong trong các bài thuốc chữa ho cho trẻ.
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng các bài thuốc này chữa ho cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong dù được chế biến, đun nấu ở nhiệt độ cao vẫn chứa chất có nguy cơ gây hại cho trẻ.
Để chữa ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hay kể cả các trẻ lớn hơn, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chứ không nên tự chữa tại nhà cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, việc tự chữa ở nhà không đúng cách có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về mật ong tại bài viết Mật ong với trẻ dưới 1 tuổi của POH nhé!
Có nên đưa muối vào thực đơn ăn dặm cho bé?
Câu hỏi có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối hiện đang gây tranh cãi trong cộng đồng các mẹ nuôi con nhỏ.
Mặc dù đã được bác sĩ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối vì cơ thể con chưa hoàn thiện để lọc được quá nhiều muối so với quy định nhưng nhiều mẹ vẫn ủng hộ việc nêm muối vì nghĩ con sẽ không thể ăn nếu thức ăn quá nhạt.
Thực chất, cảm giác “nhạt” hay “mặn” là cảm giác chủ quan của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, vì con chưa được tiếp xúc với các loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ nên con sẽ chưa biết thế nào là nhạt, thế nào là mặn, vì thế việc không nêm muối sẽ không ảnh hưởng đến cảm nhận của con về thức ăn.
Trẻ chưa biết thế nào là mặn, nhạt nên vẫn cảm thấy ngon khi ăn đồ ăn không có muối
Các nhà khoa học đã chứng minh, cơ thể trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần một lượng muối rất nhỏ và nhu cầu này đều được sữa mẹ/SCT đáp ứng hoàn toàn.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các thực phẩm đều chứa một lượng muối tự nhiên nhất định, vì thế mẹ càng không cần nêm nếm thêm gia vị vào thức ăn của trẻ.
Việc nêm muối cho bé ăn dặm không được khuyến cáo nhưng các loại gia vị khác như hành, tỏi và dầu ăn có thể được cho vào thức ăn của bé với lượng nhỏ theo quy định để làm tăng hương vị và tập cho bé ăn các món ăn có mùi vị phong phú hơn.
Thông tin về nhu cầu muối của trẻ và một số loại đồ ăn chứa nhiều muối không nên cho trẻ ăn đã được POH trình bày trong bài Có nên đưa muối vào thực đơn ăn dặm cho bé?, mời mẹ tham khảo nhé!
Nho khô và các loại hạt có an toàn cho trẻ sơ sinh?
Các chất dinh dưỡng nho khô mang lại có thể khiến nhiều mẹ ngạc nhiên. Loại thực phẩm này rất giàu vitamin B, đồng, sắt, carbonhydrate và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây có thể là thực phẩm ăn dặm lí tưởng của trẻ nếu mẹ cho con ăn đúng cách.
Vì kích thước của nho khô rất nhỏ, dễ gây hóc nghẹn ở trẻ mới tập ăn dặm nên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn các thức ăn chế biến từ nho khô chứ không nên cho con ăn nho khô trực tiếp.
Và hãy luôn nhớ nguyên tắc quan trọng: Luôn ở bên cạnh khi con ăn dặm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Các loại bánh làm từ nho khô không đường là một gợi ý cho mẹ khi chế biến thức ăn an toàn cho con từ nho khô.
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, nho khô có thể còn là “cứu tinh” cho tình trạng táo bón của bé vì trong nho khô chứa rất nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hóa.
Các loại nho khô không đường chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ
Việc cho con ăn bao nhiêu nho khô mỗi ngày là vấn đề mẹ cần lưu ý khi muốn cho trẻ ăn loại thực phẩm này.
Dù kích thước nhỏ nhưng nho khô lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng đường tự nhiên trong nho khô tương đối cao, vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn một chút nho khô trong bữa ăn mà thôi.
Các loại hạt cho trẻ ăn dặm khác cũng rất bổ dưỡng và cũng cần rất thận trọng khi cho trẻ ăn vì có nguy cơ hóc nghẹn cao.
Mẹ có thể nghiền hạt ra để làm bánh, làm sữa hay nấu cháo cho con ăn để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng từ các loại hạt một cách an toàn và ngon miệng nhất.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:
Gluten trong chế độ ăn dặm
Gluten nghe có vẻ xa lạ với hầu hết các mẹ, tuy nhiên đây là một loại protein được tìm thấy trong rất nhiều loại ngũ cốc mà chúng ta ăn hàng ngày.
Có một loại bệnh liên quan đến chất này, tên là Celiac - xuất hiện khi cơ thể quá nhạy cảm hoặc không thể hấp thu được gluten.
Vậy gluten có trong thực phẩm nào? Chất này có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, và một số loại ngũ cốc khác.
Tuy nhiên, gạo tẻ lại không chứa gluten, vì thế mẹ có thể cho con ăn gạo tẻ mà không cần lo lắng liệu con có hấp thu được gluten hay không.
Mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn các sản phẩm từ bột mì nếu gia đình có tiền sử dị ứng
Việc có nên có trẻ ăn bánh mì khi ăn dặm hay không tùy thuộc vào lịch sử dị ứng của gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc dị ứng thì cần rất cẩn trọng khi cho trẻ ăn bánh mì nói riêng và các sản phẩm làm từ các loại ngũ cốc chứa gluten nói chung.
Và bánh mì dành cho trẻ có dị ứng hay không đều nên là bánh mì tự làm ở nhà, không chứa muối và các phụ gia có hại khác.
Có nhiều thực phẩm tốt cho bé ăn dặm đang bị nghi ngờ dị ứng gluten có thể ăn thay vì ăn các sản phẩm làm từ bột mì, lúa mạch,... Ví dụ như gạo tẻ, ngô, hạt quinoa, hạt kê,... và các loại thịt, rau củ, hoa quả thông thường khác.
Mẹ có thể đọc thêm thông tin về bệnh Celiac tại bài viết Gluten trong chế độ ăn dặm.
Sữa, nước và các đồ uống khác trong thực đơn ăn dặm cho bé
Có nên cho trẻ uống nước ép trái cây và rau củ?
Khi nào cho bé uống nước ép trái cây tùy thuộc vào thời điểm mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Bé có thể bắt đầu làm quen với nước ép trái cây pha loãng từ khi bắt đầu ăn dặm hoặc muộn hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, chất lỏng ngoài sữa duy nhất trẻ nên bổ sung là nước lọc với lượng phù hợp, vì thế việc cho trẻ uống nước ép trái cây quá sớm là không cần thiết.
Nước ép trái cây cho bé 6 tháng tuổi nên được pha loãng theo tỉ lệ 1:10 (1 phần nước ép pha loãng với 10 phần nước) vì trong nước ép trái cây chứa nhiều đường tự nhiên và có tính axit cao.
Mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước ép trái cây trong bữa ăn, không nên cho trẻ uống như một bữa riêng biệt hay uống trước khi đi ngủ.
Nước ép trái cây cho bé 1 tuổi và dưới 1 tuổi nên được tự làm tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng của nước ép.
Các loại nước ép trái cây trên thị trường đa phần đều chứa đường và màu thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bé.
Nước ép rau củ cho bé sẽ an toàn hơn nước ép trái cây vì rau củ chứa lượng đường ít hơn, tuy nhiên không phải loại rau củ nào cũng có thể uống nước ép sống, mẹ nên tìm hiểu kĩ trước khi chế biến cho bé. Và nước ép rau củ cũng nên được pha loãng với tỉ lệ 1:10 trước khi cho bé uống.
Để biết thêm thông tin về việc cho con làm quen với nước ép, mẹ đọc thêm bài Có nên cho trẻ uống nước ép trái cây, rau củ và Bao nhiêu là đủ của POH nhé!
Có nên cho trẻ uống nước ngọt?
Có nên cho trẻ uống nước có ga?
Câu trả lời là không. Tất cả các loại nước uống có ga đều chứa rất nhiều đường và chúng không tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em.
Nước ngọt có ga dù là loại được dán nhãn không có đường cũng chứa rất nhiều chất phụ gia, chất tạo màu và có tính axit cao.
Vì thế mẹ đặc biệt không nên cho trẻ làm quen với bất kì loại nước ngọt có ga nào càng lâu càng tốt, ngay cả khi bé đã qua tuổi ăn dặm.
Trẻ em có nên uống nước ngọt khác ngoài nước có ga hay không? Như đã đề cập ở phần trên, nước lọc là lựa chọn chất lỏng tốt nhất cho bé ngoài sữa.
Ngay cả với nước lọc mẹ cũng chỉ nên cho bé uống trên 6 tháng tuổi hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm. Vì thế mẹ không cần bổ sung bất cứ loại nước ngọt nào khác cho bé khi con ăn dặm.
Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần sữa mẹ là đủ, không nên cho trẻ uống bất kì loại nước ngọt nào
Tác hại của nước ngọt với trẻ có thể nhận thấy ngay lập tức là làm con chán ăn, không còn hứng thú với bữa ăn do đã được nạp quá nhiều đường hoặc có thể con sẽ bị tiêu chảy sau khi uống nước ngọt.
Về lâu dài, nước ngọt có thể khiến trẻ thừa ân, béo phì hoặc tệ hơn là mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại bài viết Có nên cho trẻ uống nước ngọt và nước ngọt có ga của POH nhé!
Có nên cho trẻ sơ sinh uống trà thảo dược?
Cho bé uống trà thảo mộc túi lọc không chứa đường được làm từ một số loại thảo mộc dễ tiêu hóa có thể là một lựa chọn không tồi nếu mẹ muốn cho bé thử làm quen với nhiều hương vị tự nhiên nhất có thể.
Và mẹ nên nhớ, chỉ cho trẻ làm quen với trà khi con đã ăn dặm và vẫn nên áp dụng nguyên tắc thử dị ứng cho trẻ đối với các loại trà nhé.
Uống trà có thể là cách trị đau bụng cho trẻ nhỏ vì trong một số loại trà như trà hoa cúc có chứa các chất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Trà hoa cúc còn có công dụng trong việc chữa cảm lạnh và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Nhưng không phải cứ trẻ bị đau bụng sau khi ăn là mẹ lại cho con uống trà thảo mộc. Trà chỉ nên là một loại thức uống bổ sung giúp thực đơn ăn dặm của con phong phú hơn chứ không nên quá lạm dụng.
Mẹ nên tham khảo thật kĩ ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng trà thảo mộc, đặc biệt là với những bé có cơ địa dị ứng.
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống các loại trà thảo mộc
Nếu muốn biết khi em bé bị đau bụng phải làm sao để giúp con giảm cảm giác khó chịu, mẹ nên biết rõ về các nguyên nhân có thể khiến con đau bụng, ví dụ như do ăn quá nhiều hay ăn đồ ăn không phù hợp với giai đoạn phát triển khiến con bị khó tiêu.
Từ đó mẹ có thể điều chỉnh thực đơn hợp lý, giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn, từ đó hiện tượng đau bụng ở trẻ cũng sẽ giảm bớt đáng kể.
Mời mẹ đọc thêm về những loại trà thảo mộc nào nên cho con uống và uống như thế nào trong bài viết Có nên cho trẻ sơ sinh uống trà thảo dược để làm dịu cơn đau bụng nhé!
Khi nào cho trẻ uống sữa bò?
Bất kì loại sữa tươi cho trẻ dưới 1 tuổi nào cũng không phù hợp với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này.
Sữa tươi là loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách dễ gây dị ứng cho trẻ và thành phần trong sữa tươi cũng không chứa đủ chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là chất sắt.
Khi trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu giới thiệu sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa tươi cho bé (phô mai, sữa chua,...).
Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ chỉ nên cho con ăn và uống các sản phẩm từ sữa tươi tiệt trùng, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có thể, mẹ nên cho con dùng các sản phẩm không đường hoặc chứa càng ít đường càng tốt.
Chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi tiệt trùng khi trẻ trên 1 tuổi
Có rất nhiều mẹ quan tâm về việc trẻ bao nhiêu tuổi thì uống được sữa Ông Thọ vì đây là loại sữa được bán phổ biến và có mùi vị thơm ngon.
Tuy nhiên, sữa Ông Thọ không được khuyên dùng cho trẻ vì chứa lượng đường và chất béo tương đối cao.
Các chất dinh dưỡng trong sữa Ông Thọ phần lớn đều có trong các loại sữa tươi, mẹ có thể cho bé bổ sung sữa tươi thay vì pha sữa Ông Thọ cho bé.
Nếu vẫn muốn cho con dùng sữa Ông Thọ, mẹ có thể sử dụng một chút sữa Ông Thọ khi chế biến đồ ăn cho bé trên 1 tuổi, ví dụ như làm bánh hay làm kem.
Cho trẻ bổ sung dinh dưỡng từ sữa tươi chắc hẳn là vấn đề được mẹ rất quan tâm, mời mẹ đọc thêm thông tin về vấn đề này tại bài Khi nào cho trẻ uống sữa bò của POH nhé!
POH rất mong bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về việc giữ an toàn thực phẩm cho bé khi ăn dặm cũng như cách xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học, đủ chất cho bé. Chúc mẹ và bé có những bữa ăn dặm thật vui vẻ!
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo