Muối, ăn dặm - Sức khỏe và Thận của con

đăng bởi

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối?

Không nên nêm muối cho bé ăn dặm đâu các mẹ nhé. Em bé sẽ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ: dưới 1g (0,4g natri) mỗi ngày cho đến khi được 12 tháng bởi thận của bé không thể tiếp nhận lượng muối nhiều hơn thế đâu.

Trước khi con được sáu tháng tuổi, bé sẽ nhận được tất cả lượng natri cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ sơ sinh.

Mẹ không nên nêm muối cho bé ăn dặm

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc sau sáu tháng, bạn cũng không cần thêm bất kỳ loại muối nào vào thực phẩm nấu tại nhà hay thức ăn sẵn cho trẻ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng nó có vị nhạt, bởi trẻ mới biết đi cũng cần rất ít muối.

Sau khi được một tuổi, lượng muối khuyến nghị tối đa hàng ngày cho đến khi bé được ba tuổi là 2g (0,8g natri).

Các mẹ cũng không nên cho con ăn bất kỳ loại thực phẩm chế biến sẵn nào không dành riêng cho bé nhé, bởi các thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng dành cho người lớn và nước sốt mì ống có thể chứa khá nhiều muối đấy.

Các loại thức ăn sẵn cho trẻ như ngũ cốc và đồ đóng hộp thường có hàm lượng muối thấp, vì chúng không được cho thêm vào trong quá trình chế biến.

Điều quan trọng là đừng nhầm lẫn thức ăn cho trẻ sơ sinh với đồ ăn của những em bé mới biết đi hay những đứa trẻ lớn hơn nhé.

Những bữa ăn này thường được chế biến kỹ càng và có hàm lượng muối cao hơn, do đó nó không phù hợp cho bé sơ sinh nhà bạn đâu.

Không nên cho con ăn những thực phẩm chế biến có chứa nhiều muối, chẳng hạn như:

  • Bữa ăn của trẻ em và người lớn
  • Bánh nướng
  • Bánh quy
  • Bánh mặn
  • Súp
  • Nước thịt
  • Nước sốt
  • Pizza
  • Tịt xông khói
  • Khoai tây chiên giòn

 

 

Thay vào đó, hãy cho con ăn những thực phẩm lành mạnh tự nhiên, có ít muối như:

  • Trái cây
  • Rau và salad
  • Thịt thông thường
  • Gia cầm và cá tươi
  • Trứng
  • Hạt đậu (ví dụ đậu lăng và đậu Hà Lan)
  • Sữa mà bé thường dùng

Không có tiêu chuẩn đặc biệt nào cho thức ăn của trẻ, dù là trái cây và rau quả tươi, đồ đóng hộp hay đồ đông lạnh, miễn là chúng không chứa muối hoặc đường.

Tuy nhiên một số loại rau đóng hộp được cho thêm muối trong quá trình chế biến, vì vậy các mẹ hãy kiểm tra kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi cho con ăn nhé.

Gạo và mì khô cũng chứa ít muối, miễn là bạn không thêm chút nào vào nước nấu.

Nếu các mẹ tạo cho mình thói quen đọc nhãn mác thực phẩm, thì bạn sẽ sớm biết được những loại thức ăn nào là tốt nhất cho con mình đấy. Hãy nhìn vào con số chỉ lượng muối trên 100g thực phẩm.

 

 

Bên cạnh đó, nó cũng có thể được viết dưới dạng natri trên bao bì:

  • 2,5g muối tương đương với 1g natri
  • Nồng độ muối cao là khoảng hơn 1,5g muối trên 100g thực phẩm (hoặc 0,6g natri)
  • Nồng độ muối thấp là khoảng 0,3g muối trở xuống trên 100g thực phẩm (hoặc 0,1g natri)

Đó là lý do vì sao POH Easy Two ra đời những lưu ý đầy đủ và chi tiết để mẹ tránh mắc phải một số lỗi từ căn bản đến nâng cao khi cho bé ăn dặm.

Tại POH Easy Two, chúng tôi hiểu rằng mỗi bé là một cá thể riêng biệt, mỗi bé sẽ có thời điểm, phương pháp và giai đoạn biếng ăn khác nhau.

Chúng tôi giúp bố mẹ cho bé ăn dặm đúng cách. Đồng thời TƯ VẤN CHUYÊN SÂU 1-1 bất kì khi nào bố mẹ gặp vấn đề cần giải đáp trong quá trình ăn dặm của con... POH giúp ba mẹ lý giải vì sao bé biếng ăn cũng như giải pháp cho riêng bé nhà bạn giúp con ăn ngoan, ăn khỏe và ăn vui!!!!

Mẹ tham khảo ngay POH Easy Two nhé!

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo