Khi đọc những điều lầm tưởng này, chắc hẳn bố mẹ sẽ nhận ra rằng việc cho trẻ ăn bữa ăn đầu tiên cũng như cách cho bé ăn dặm 6 tháng đã thay đổi nhiều đến thế nào kể từ thời chúng ta bắt đầu ăn dặm.
Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giờ đây cũng đã dạng hơn, phổ biến nhất là cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm bé chỉ huy BLW.
MỤC LỤC
Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên là ngũ cốc cho trẻ sơ sinh
Trẻ không nên ăn sữa chua trước 1 tuổi
Không nên cho con ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Lầm tưởng số 1: Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên là ngũ cốc cho trẻ sơ sinh
Nói chung là bố mẹ có thể giới thiệu món ăn làm từ một loại thực phẩm cho bé theo bất kì thứ tự ưu tiên nào.
Trên thực tế thì nếu bước đầu cho con ăn dặm bố mẹ giới thiệu cho con những loại thức ăn lành mạnh, ví dụ như sữa chua, thịt xay, rau củ, trái cây hay ngũ cốc, sẽ giúp con dễ chấp nhận và thích thưởng thức các loại hương vị, kết cấu khác nhau. Điều này cũng giúp bé nhận được các loại dinh dưỡng mà con cần.
Bố mẹ có thể lên thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm từ những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như khoai lang nướng, bơ, chuối, sốt táo không đường và sữa chua nguyên chất.
Và bố mẹ cũng nên ghi nhớ nguyên tắc thử dị ứng: Cho bé ăn một loại thực phẩm mới trong
vòng 3-5 ngày để thử phản ứng dị ứng của con nhé!
Nếu bố mẹ nghi ngờ con có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm (ví dụ như gia đình có tiền sử dị ứng), bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con ăn dặm.
>> Thực đơn cho bé an dặm lần đầu tiên
Lầm tưởng số 2: Trẻ không nên ăn sữa chua trước 1 tuổi
Điều này thường dễ gây hiểu lầm vì các bé thường được khuyến cáo là không nên uống sữa bò trước sinh nhật 1 tuổi, nhưng đối với sữa chua hay phô mai làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức thì con đã có thể làm quen ngay từ khi mới bắt đầu làm quen với thức ăn.
Sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn của bé. Đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ mới ăn dặm vì có chứa nhiều canxi, protein và các loại vitamin.
Lầm tưởng số 3: Không nên cho con ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên bố mẹ không nên cho con ăn những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như trứng, đậu phộng, hải sản có vỏ... trước khi con được 1 tuổi hoặc muộn hơn, khi bé 2, 3 tuổi, vì nếu cho con ăn quá sớm thì các bác sĩ cho rằng sau này con sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn.
Nhưng hóa ra điều này lại cần làm ngược lại: Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, việc giới thiệu các loại thực phẩm dễ gây dị ứng muộn không thể ngăn ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ. Vì vậy khi con đã bắt đầu ăn dặm, bố mẹ không cần trì hoãn việc cho bé ăn các loại đồ ăn này.
Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Mỹ, tiếp xúc sớm với nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng thậm chí còn làm giảm nguy cơ phát triển dị ứng thức ăn ở trẻ.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dị ứng ở con mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết là bé bị chàm, bé đã từng có phản ứng dị ứng các loại thực phẩm khác, hoặc anh chị em của bé cũng bị dị ứng thực phẩm. Nếu con có các dấu hiệu này, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ trước khi bé ăn dặm để thiết lập kế hoạch ăn dặm an toàn cho con yêu.
Ngay cả khi bố mẹ nghĩ con không có nguy cơ dị ứng thực phẩm thì các chuyên gia vẫn khuyên bố mẹ nên giới thiệu với con lần lượt từng loại thức ăn mới. Sau đó đợi từ 3-5 ngày để đảm bảo con không bị dị ứng thì mới tiếp tục cho con ăn thử các món ăn khác.
6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để bước đầu cho bé ăn dặm
Lầm tưởng số 4: Nếu bắt đầu ăn dặm bằng trái cây thì trẻ sẽ thích ăn ngọt
Em bé từ khi sinh ra đã có xu hướng thích ăn đồ ngọt, đó là lí do vì sao sữa mẹ và sữa công thức đều có vị ngọt. Vì thế nên những món trái cây nghiền như táo, lê, đào và chuối thường được các mẹ giới thiệu với bé vào những bữa ăn dặm đầu tiên.
Nói cách khác, bố mẹ không thể khiến con phát triển sở thích ăn ngọt mà ngay từ trước khi ăn dặm thì bé đã có sẵn sở thích này rồi.
Để khuyến khích con hứng thú với nhiều hương vị khác nhau, bố mẹ hãy cung cấp cho bé nhiều loại thực phẩm lành mạnh như thịt xay, cá, sữa chua, rau, trứng, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây. Ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp con nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nếu con không thích món ăn nào đó, bố mẹ hãy cho bé ăn thử vào lần sau. Có thể con sẽ làm quen với một món ăn đến hơn 10 lần thì mới chấp nhận ăn món ăn đó.
Lầm tưởng số 5: Trẻ mới ăn dặm chỉ có thể ăn thức ăn xay nhuyễn
Một phần của quá trình ăn dặm là khám phá các kết cấu thức ăn khác nhau khi kỹ năng nhai của bé phát triển. Khi mới cho con ăn, bố mẹ có thể bắt đầu lịch ăn dặm cho bé 6 tháng một bữa mỗi ngày với các món ăn xay nhuyễn và thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để có độ loãng phù hợp với bé.
Đến khi con đã nhai và nuốt thành thạo hơn, đồng thời ăn được nhiều loại thực phẩm hơn, bé có thể ăn món ăn được nghiền rối, sau đó là các món ăn đặc và thô hơn. Và khi con có thể ngồi thẳng, đưa tay hoặc các đồ vật khác lên miệng thì bố mẹ có thể cho con dùng tay để bốc thức ăn và tự cho đồ ăn vào miệng.
Để phòng tránh hóc nghẹn cho trẻ, bố mẹ hãy chuẩn bị các loại thức ăn có độ mềm và kích thước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con để bé có thể nhai nuốt một cách an toàn.
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo