Thuốc trừ sâu đối với sức khỏe trẻ ăn dặm

đăng bởi

 

Đây là một sự thay đổi hoàn toàn khi con chuyển từ một nguồn dinh dưỡng duy nhất (sữa mẹ hoặc sữa bột) sang một loạt các loại thực phẩm mới.

Vì vậy, các mẹ có thể sẽ lo lắng về việc con có thể ăn phải rau mới phun thuốc trừ sâu hay các loại thực phẩm chứa chất hóa học nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó.

Thuốc trừ sâu là gì?

Mẹ có thể lo lắng về thuốc trừ sâu vẫn còn trên rau quả cho con ăn

Thuốc trừ sâu là hóa chất được sử dụng trên cây trồng nhằm bảo vệ chúng khỏi côn trùng, động vật gặm nhấm, cỏ dại và bệnh nấm.

Thức ăn của bé có chứa thuốc trừ sâu không?

Thức ăn của trẻ cũng có khả năng có chứa một ít thuốc trừ sâu bởi đôi khi chúng cần được giữ lại trên cây trồng hay được dùng thêm một lần nữa sau khi thu hoạch để bảo vệ thực phẩm trong quá trình bảo quản.

Điều này có nghĩa là dấu vết của thuốc trừ sâu có thể được tìm thấy cả bên trong lẫn bên ngoài thực phẩm. Những dấu vết này được gọi là dư lượng thuốc trừ sâu.

Dư lượng thuốc trừ sâu thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả, một phần quan trọng trong bữa ăn của bé khi bắt đầu ăn dặm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Ngay cả khi chúng tồn tại trên thực phẩm thì cũng thường ở mức rất thấp. Trái cây thường có dư lượng thuốc trừ sâu vì chúng dễ bị hư hại do sâu bệnh hơn.

Thật khó để đảm bảo rằng em bé nhà bạn hoàn toàn không tiếp xúc với thuốc trừ sâu bởi chúng được sử dụng rộng rãi đến mức có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, trong nước, đất và thậm chí cả trong không khí.

Thuốc trừ sâu trong thức ăn có gây hại cho bé không?

Trẻ em thường không phải chịu bất kỳ tác hại nào từ việc ăn đồ ăn có chứa dư lượng thuốc trừ sâu vì mức dư lượng thường rất thấp.

Liên minh châu Âu (EU) đã quy định rõ ràng về việc sử dụng thuốc trừ sâu và có giới hạn pháp lý về số lượng được phép còn lại trong thực phẩm.

Mẹ yên tâm, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả không đủ gây hại cho con yêu

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với sức khỏe cũng được thực hiện trên tất cả các loại thuốc trừ sâu trước khi chúng được cho phép sử dụng.

Chúng ta biết rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở mức độ cao có thể gây hại cho con người.

Hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều được tạo ra để tấn công hệ thần kinh và tiêu diệt các loài gây hại như côn trùng và cỏ dại.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng chứa đựng sự nguy hiểm khi sử dụng với số lượng lớn.

Tuy nhiên, việc thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu ở mức độ cao mới khiến trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, còn một lượng nhỏ chứa trong trái cây và rau quả sẽ không có khả năng gây hại cho bé đâu nhé.

 

 

Thuốc trừ sâu có hại cho trẻ em hơn người lớn?

Mặc dù những thực phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu không có khả năng gây hại cho bé, nhưng nhìn chung trẻ em vẫn dễ bị tổn thương nhiều hơn so với người lớn. Nguyên nhân có thể là do:

  • Trẻ ăn nhiều hơn lượng cần thiết cho cơ thể của mình so với người lớn. Em bé nhà bạn có thể sẽ ăn chủ yếu là trái cây và rau quả trong khi đang cai sữa. Điều này đồng nghĩa với việc con sẽ nạp vào nhiều dư lượng thuốc trừ sâu đối với kích thước cơ thể mình hơn là một người trưởng thành.
  • Trẻ có thể tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi bò hoặc chơi trên cỏ và trên đất. Bé cũng ít rửa tay trước bữa ăn trong khi lại thường xuyên dùng tay bốc thức ăn.
  • Mức độ sản xuất các enzyme cần thiết để giải độc hóa chất thuốc trừ sâu khỏi cơ thể của trẻ thấp hơn so với người lớn.
  • Bộ não và hệ thần kinh đang phát triển của bé dễ chịu tổn thương bởi hóa chất hơn so với người trưởng thành.

Có nên hạn chế lượng trái cây và rau quả cho bé ăn không?

Các mẹ đừng nền loại bỏ rau quả tươi ra khỏi thực đơn hàng ngày của bé vì sợ con phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhé.

Con bạn cần trái cây và rau quả để cung cấp vitamin và những khoáng chất thiết yếu, vì vậy việc chúng trở thành một phần trong bữa ăn của bé là rất cần thiết.



Ba mẹ nên tạo cho con thói quen ăn rau quả hàng ngày

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học cho biết ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh. Do đó, sẽ tốt hơn cho con bạn về lâu dài nếu bé có thói quen ăn trái cây và rau quả hàng ngày.

Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn so với việc cắt bỏ thực phẩm chỉ vì lo lắng chúng có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu.

Có thể làm gì để bảo vệ trẻ khỏi thuốc trừ sâu trong thực phẩm?

Nếu các mẹ muốn cố gắng giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong thức ăn của con mình, hãy thực hiện những bước sau:

  • Rửa và gọt vỏ trái cây và rau quả, loại bỏ các lá bên ngoài của một số loại rau như rau diếp và bắp cải.
  • Chà dưới vòi nước tất cả các loại thực phẩm mà bạn không gọt vỏ. Một số loại thuốc trừ sâu được tìm thấy bên trong thực phẩm, vì vậy việc chà rửa có thể giúp loại bỏ một chút nào đó.
  • Đối với một vài loại khó rửa hơn như dâu tây, nho, bông cải xanh, rau diếp và rau bina, bạn có thể ngâm chúng trong một bát nước, sau đó rửa sạch thêm một lần nữa.
  • Đừng cho bé ăn những quả bị dập, bởi chúng có khả năng chứa nhiều thuốc trừ sâu hơn.

 

Mẹ đảm bảo an toàn thực phẩm cho con yêu

  • Thường xuyên thay đổi các loại trái cây và rau quả cho bé. Nhờ đó, con sẽ không phải nạp vào cơ thể những thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu tương tự.
  • Tìm kiếm các sản phẩm được trồng tại địa phương và cố gắng ăn thực phẩm đang trong mùa. Trái cây và rau quả được trồng ở xa đòi hỏi phải sử dụng thuốc trừ sâu sau khi thu hoạch và các loại sáp để giúp chúng giữ được độ tươi sau những chuyến đi dài.
  • Lựa chọn thực phẩm hữu cơ vì chúng thường chứa hàm lượng thuốc trừ sâu thấp hơn.

Có thuốc trừ sâu trong trái cây và rau quả đóng hộp không?

Trái cây và rau quả đóng hộp có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, người ta thường bóc vỏ, rửa hoặc nấu chín chúng trước đó nhằm làm giảm mức độ này.

Các loại lọ hay hộp chứa thức ăn nghiền sẵn từ trái cây hoặc rau quả hiếm khi chứa dư lượng thuốc trừ sâu.

Theo quy định của EU, có những giới hạn nghiêm ngặt về lượng thuốc trừ sâu được phép có trong thực phẩm của trẻ em.

Do đó, bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào được phát hiện trong thực phẩm làm sẵn cho trẻ đều ở mức quá thấp để có thể gây hại cho em bé của bạn.

Chuẩn bị đồ ăn cho con ở nhà với trái cây và rau quả tươi có thể sẽ khiến bé tiếp xúc với thuốc trừ sâu nhiều hơn đấy.

Tuy nhiên, sự khác biệt này là rất nhỏ và nó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé đâu nhé. Bên cạnh đó, cho bé ăn thức ăn tại nhà được chế biến bằng các sản phẩm tươi sẽ bổ dưỡng hơn so với các loại đóng gói sẵn.

 

 

Trái cây và rau quả hữu cơ có chứa thuốc trừ sâu không?

Trong hầu hết các trường hợp, thực phẩm hữu cơ sẽ được sản xuất mà không sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm hữu cơ đều như vậy.

Quy định thực phẩm hữu cơ của EU cũng cho phép sử dụng một vài loại thuốc trừ sâu trong canh tác hữu cơ.

Vì vậy, việc mua thực phẩm hữu cơ cũng không đảm bảo rằng em bé sẽ không phải đối mặt với bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào, nhưng nó vẫn làm giảm lượng thuốc mà con hấp thụ vào cơ thể.



Con được thoải thích thưởng thức những món ăn dặm thơm ngon mà không lo ảnh hưởng sức khỏe bé

Trong khi trái cây và rau hữu cơ chứa ít dư lượng thuốc trừ sâu hơn thực phẩm thường, mức độ độc hại trong cả hai loại đều nằm dưới giới hạn nguy hiểm rất nhiều.

Do vậy, hãy để con thoải mái thưởng thức các loại rau củ nghiền yêu thích của bé, trái cây hữu cơ hay bất kỳ loại rau quả nào khác nhé.

Các mẹ đều có thể chắc chắn rằng mình đang cho bé những gì bé cần một cách an toàn nhất.

Để ăn dặm thành công, ba mẹ cần những gì? 

Nếu chỉ đơn thuần tập trung vào ăn dặm, vào cách chế biến món ăn thật ngon cho con, bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề “Ăn” của con. Bởi vì lịch sinh hoạt (ăn sữa - ăn dặm - ngủ) liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau.

Ăn sữa cách ăn dặm bao lâu? Kết hợp chúng với nhau thế nào? Ngày ăn mấy bữa? Mỗi giai đoạn điều chỉnh thế nào cho phù hợp? Làm sao để con vẫn đảm bảo đủ lượng sữa yêu cầu mà vẫn đảm bảo ăn dặm hiệu quả.

Ăn và ngủ liên quan chặt chẽ với nhau, ăn không tốt thì ngủ không ngon, ngủ không đủ thì ăn sẽ kém. Nếu xây dựng lịch sinh hoạt không phù hợp con sẽ bị biếng ăn, lười ăn. Sau đó là sợ ăn.

Nên EASY Two sẽ giúp bạn giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề của con.

Ở EASY Two có gì?

  •  Lịch sinh hoạt chi tiết của con trong giai đoạn từ 12-49 tuần
  •  Hướng dẫn bé lớn tự ngủ (không cam kết tự ngủ 100% nếu 0-12 tuần chưa biết tự ngủ)
  • Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp và các tuần khủng hoảng
  • 4 phương pháp ăn dặm kèm theo thực đơn của từng bữa trong tất cả các ngày:

+ Ăn dặm truyền thống kiểu EASY Two,

+ Ăn dặm kiểu Nhật - EASY Two,

+ Ăn dặm BLW,

+ Ăn dặm kết hợp kiểu EASY Two (Ăn dặm kiểu Nhật + BLW, Ăn dặm truyền thống + BLW).

Tham gia “EASY Two (12-49w): Ăn dặm kiểu EASY” ngay bây giờ tại: 

http://easytwo.poh.vn/

Lưu ý: POH nhận các bé dưới 40 tuần tham gia EASY Two.

---

Nguồn: Babycenter