Có nên để con bày bừa trong bữa ăn?

đăng bởi Tiên Tiên

Trong mắt của các mẹ, việc con bày bừa đồ ăn trong giờ ăn có thể khiến mẹ phát điên lên được. Nhưng trong mắt các bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là các chuyên gia về việc cho con ăn và kén ăn ở trẻ, lợi ích của sự bừa bộn này nhiều hơn so với sự khó chịu của nó mang lại.

Vấn đề chỉ ở bản thân ba mẹ. Nhiều mẹ không muốn cho con tự ăn trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm vì sợ con làm bẩn quần áo hoặc bừa bộn ra nhà.

Nhưng nếu trẻ không được tự ăn hoặc dùng tay khám phá thức ăn thì có thể ảnh hưởng tới cách ăn bình thường của trẻ và sự kén ăn của con sau này. 

Trẻ không được tự ăn cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của các kỹ năng vận động miệng. Bao gồm các kỹ năng giúp miệng, lưỡi, môi và má phối hợp với nhau để cắn, nghiền và nuốt thức ăn.

Trẻ sơ sinh học hỏi thông qua xúc giác

Trước tiên, mẹ cần hiểu: trẻ sơ sinh học hỏi về thế giới trong năm đầu đời thông qua xúc giác. Mẹ tìm hiểu thêm xúc giác trẻ sơ sinh tại: Sự phát triển xúc giác của trẻ sơ sinh

Con chạm, cảm nhận và dần hình thành khái niệm về các đồ vật trong tầm với bằng cách đưa lên miệng. Những hoạt động này giúp con hiểu hơn về môi trường xung quanh.

Để con được tự do lựa khám phá bữa ăn

Hãy để trẻ tự do khám phá bữa ăn

Các đầu ngón tay, môi và lưỡi là nơi chứa nhiều thụ thể cảm giác nhất trên cơ thể. Đó là các tế bào tiếp nhận thông tin xúc giác và truyền lên não để giúp con người hiểu được đó là gì và cảm giác khi đụng vào sẽ như thế nào.

Trẻ sơ sinh học về các kết cấu mới theo thứ tự xúc giác rất cụ thể: từ tay đến miệng. Nghĩa là trẻ sẽ học hỏi về các đồ vật bằng tay, sau đó con sẽ chuyển sang giai đoạn dùng miệng gặm đồ. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tạo cơ hội để chạm, cảm nhận và ngửi thức ăn để xem con có muốn đưa lên miệng và thử ăn hay không.

Trẻ luôn muốn được tự lập

Một đặc điểm bẩm sinh của trẻ sơ sinh đó là luôn có nhu cầu tự chủ và độc lập. Nói một cách đơn giản: Con muốn tự khám phá cách hoạt động và sự tồn tại của mọi thứ. Đó là lý do mẹ sẽ nghe thấy con nói “không”,”để tự con”, “của con”...

Tất nhiên một vài trẻ sẽ ít chủ động hơn các trẻ khác. Tuy nhiên hầu hết trẻ thích được tự làm mọi việc. Đây là một điều đặc biệt quan trọng mẹ cần lưu ý trong thời gian bắt đầu cho con làm quen với thức ăn.

Điều quan trọng nhất là để trẻ sơ sinh tự khám phá thức ăn khi con sẵn sàng và lưu ý không “xâm phạm” đến nhu cầu tự ăn bẩm sinh của con. Sự tự chủ khi chọn thức ăn sẽ tạo nền tảng để phát triển suy nghĩ tích cực về thức ăn để bé tự điều chỉnh các dấu hiệu dinh dưỡng bên trong của riêng mình.

Ba mẹ càng để trẻ thoải mái và chủ động trong bữa ăn, con sẽ càng cảm thấy thoải mái với thức ăn và giờ ăn.

Mời ba mẹ tham khảo thêm:  Rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ lúc mới sinh

Bày bừa giúp hạn chế sự nhạy cảm của xúc giác

Bảo vệ và sạch sẽ quá mức sẽ dạy trẻ rằng làm mọi thứ bừa bộ là sai. Một em bé thiếu những trải nghiệm tiếp xúc cơ bản với các loại kết cấu khác nhau có thể trở nên quá nhạy cảm với những thông tin xúc giác.

Những em bé này sẽ khóc lóc hoặc la hét khi chạm vào các kết cầu mới hoặc không chịu bước xuống bãi cát, bãi cỏ.

Các trường hợp cần chẩn đoán về rối loạn xúc giác đang có xu hướng tăng. Ba mẹ cần dạy con và tự nói với bản thân mình rằng bày bừa lộn xộn là một phần quan trọng trong việc vui chơi và phát triển của trẻ.

Thêm nữa, trẻ sơ sinh và trẻ em cần được phép bày bừa vì cảm nhận thức ăn bằng tay để tăng khả năng chịu đựng với nhiều loại kết cấu hơn.

Con càng được khám phá nhiều kết cấu bằng tay và chân con sẽ càng có nhiều khái niệm khác nhau từ “nhão”,”giòn” đến “vón cục”...

Ba mẹ càng cho trẻ tiếp xúc nhiều con sẽ càng có hứng thú đưa đồ ăn lên miệng thử. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm điều này tại: Giúp bé hứng thú hơn với ăn dặm.

Tự ăn giúp thúc đẩy sự phối hợp tay mắt và các kỹ năng vận động tinh

Lý do cuối cùng nhưng rất quan trọng là việc tự ăn và bày bừa giúp tăng cường sự phát triển khả năng phối hợp tai mắt và các kỹ năng vận động tinh. Những kỹ năng này ảnh hưởng đến thành tích của trẻ trong nhiều kỹ năng trong cuộc sống và quá trình học tập của con sau này.

Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt giúp trẻ thực hiện những công việc cần thiết trong cuộc sống một cách trôi chảy như: mặc quần áo, viết, buộc dây giày, sử dụng và cắt đồ dùng...

Cơ sở để xây dựng sự phối hợp tay mắt bắt đầu hình thành trong giai đoạn khám phá tay và miệng, điển hình là trong giai đoạn 6-18 tháng tuổi.

Tóm lại, mẹ hãy để con được bày bừa và dùng tay thật nhiều trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp con được vui vẻ, hạn chế biếng ăn, sợ ăn hoặc kén ăn. Đồng thời, tự ăn cũng hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của con.

Nguồn: Mother.ly

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo