Phát triển giác quan của trẻ sơ sinh luôn là chủ đề được quan tâm. TRong 5 giác quan của bé xúc giác là giác quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và khám phá thế giới của bé. Với các cơ quan xúc giác trải khắp cơ thể, ba mẹ rất dễ kích thích sự phát triển xúc giác ở trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn mời ba mẹ đọc bài viết dưới đây!
Xúc giác là gì?
Cảm giác khi chạm vào đồ vật còn được gọi là xúc giác. Chúng ta tiếp nhận các thông tin xúc giác ở mọi nơi trên cơ thể, nhưng đặc biệt là qua miệng, tay và chân.
Đối với trẻ, xúc giác là một trong những cách đầu tiên bé học về chính mình và thế giới. Trước khi chúng ta tìm hiểu cách xúc giác phát triển, hãy cùng xem qua cách xúc giác hoạt động:
Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết: 12 cách kích thích xúc giác của trẻ phát triển
Vai trò của xúc giác
Xúc giác có vai trò:
- Giúp điều hướng môi trường xung quanh: Chúng ta biết cách đi trên cát, đá, hay một bề mặt phẳng nhờ những gì cảm nhận được qua bàn chân. Nếu đang ở trong đám đông, chúng ta luôn điều chỉnh vị trí của bản thân dựa trên cảm nhận của mình thông qua tiếp xúc với người khác.
- Nhận ra các vật thể thông qua xúc giác: Ngoài việc nhìn, chúng ta có thể chạm vào túi xách, lục lọi và lấy ra chiếc bút dựa vào cấu tạo, hình dáng và kích thước của nó.
- Cảm nhận nhiệt độ: Bạn mặc chiếc áo len khi thấy trời nổi gió lạnh và bỏ ngay muỗng canh nóng ra khỏi miệng trước khi nó có thể làm bỏng lưỡi. Đó là nhờ có xúc giác nhạy bén.
- Nhận ra những thay đổi dù là ít hay nhiều: Bạn biết đã đến lúc để mua một cái quần mới vì những chiếc quần bạn có đã chật rồi. Bạn hình dung về tính cách của người khác thông qua lực bắt tay của hai người.
- Cảm thấy đau: Có khả năng nhận ra cái đau giúp chúng ta tránh khỏi những nguy hiểm và bảo vệ bản thân khi bị thương.
Sự phát triển của xúc giác
Xúc giác ở trẻ bắt đầu phát triển từ khi con còn trong bụng mẹ - khoảng từ tuần thứ 7. Ngay khi được sinh ra, bé đã bắt tìm hiểu về bản thân và thế giới xung quanh thông qua xúc giác cực kỳ nhạy bén của mình.
Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết: Sự phát triển vị giác của trẻ
Xúc giác của trẻ sơ sinh phát triển rất sớm
Đó là lý do tại sao việc da kề da với mẹ hay massage cho bé lại rất quan trọng. Mỗi lần tiếp xúc với thứ gì đó, bé học về cơ thể mình, học về thế giới xung quanh cũng như về các mối liên hệ giữa con người với nhau.
Xúc giác nhạy cảm ở trẻ mới sinh cũng là lý do mà bé quay đầu khi có gì chạm vào má hay mút khi có thứ chạm vào môi. Được biết đến như “phản xạ gốc” hãy "phản xạ đầu đời", các phản xạ này chính là cách mà bé tìm đến ngực mẹ hay bình sữa trước khi bé có thể nhìn thấy chính xác chúng.
Khi bé được 6 tháng tuổi, bé không ngừng tìm một thứ gì đấy để nắm hoặc cho vào trong miệng. Điều này thực chất sẽ giúp bé học về các khái niệm như kết cấu, hình dạng, kích thước và nhiệt độ.
Trong giai đoạn phát triển, bé sẽ có xu hướng nắm hoặc ngậm các đồ vật trong tầm với. Lúc này kỹ năng cầm nắm của trẻ không ngừng phát triển. Mẹ hãy nhớ kiểm tra nhiều lần để tránh còn sót lại những thứ nguy hiểm như đôi bông tai của mẹ ở nơi mà bé có thể cầm nắm được.
Khi bé đã biết bò, đang tập đi hay đã đi được thành thạo, bé sẽ nắm được hàng ngàn thông tin qua việc học điều hướng môi trường xung quanh nhờ đôi tay và đôi chân. Ví dụ, bé sẽ biết rằng bé có thể đi nhanh hơn trên thảm trải sàn hơn là một cái sàn thô, vì chân bé có độ bám tốt hơn.
Khi bé lớn hơn, mẹ sẽ để ý thấy bé sẽ không cho mọi thứ vào miệng nữa, bé bắt đầu thấy quen thuộc và thoải mái hơn với những cảm giác khác nhau. Đó là một dấu hiệu của sự phát triển các giác quan khỏe mạnh.
Nếu bé có vẻ quá nhạy cảm khi chạm vào thứ gì đó (ví dụ như cảm thấy khó chịu bởi quần áo đang mặc trên người, không chịu ăn một số loại đồ ăn nhất định, không thích bị chạm vào) hay không đủ nhạy cảm (thích những cái ôm thật chặt, không cảm thấy đau), có lẽ mẹ nên tìm đến sự hướng dẫn từ bác sĩ trị liệu nhi khoa.
Hỗ trợ sự phát triển xúc giác của trẻ
Phát triển xúc giác khỏe mạnh nghĩa là bé cảm nhận được mọi xúc cảm từ thế giới xung quanh. Là người chăm sóc con, mẹ có thể nuôi dưỡng cảm giác của bé bằng cách cùng con khám phá mọi thông tin về xúc giác ở môi trường quanh mình.
Nguồn: BabySparks
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo