Sự phát triển kỹ năng cầm nắm của trẻ từ 0-36 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Kỹ năng cầm nắm của trẻ là một trong những kỹ năng quan trọng thuộc nhóm vận động tinh. Nếu mẹ chưa rõ trẻ mấy tháng biết cầm nắm và các cột mốc phát triển cầm nắm của trẻ, mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của POH. Với những mốc phát triển cầm nắm dưới đây các mẹ sẽ lựa chọn được những bài tập vận động và trò chơi tập cho trẻ cầm nắm.

Mẹ chắc hẳn đã rất bất ngờ khi cảm nhận được cái nắm tay đầu tiên của con. Nắm tay là hoạt động mà bé bắt đầu học ở khoảng 4 tháng tuổi. Dần dần, hoạt động này sẽ giúp bé mở hay đóng được một chiếc hộp, mặc đồ hay tự ăn và viết.

Kỹ năng cầm nắm của trẻ sơ sinh

Kỹ năng cầm nắm của trẻ sơ sinh

Hãy cùng tìm hiểu các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng cầm nắm ở trẻ:

4 tháng tuổi

Sử dụng gan bàn tay và các ngón tay để nắm đồ vật. Kiểu nắm này là bước đầu tiên trong kỹ năng cầm nắm đồ vật của bé.

Bé sẽ giữ đồ vật bằng gan bàn tay trong khi nhẹ nhàng dùng lực ở 1 hoặc 2 ngón tay (ngoại trừ ngón cái) để bao quanh đồ vật đó. Tại thời điểm này, bé không có đủ lực để nắm lấy vật thể, do đó đồ vật có thể lăn ra khỏi tay bé.

Mời ba mẹ tham khảo bài viết: Giải pháp tăng cường sức mạnh cơ tay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

 

5 tháng tuổi

Dùng toàn bộ bàn tay để cầm đồ vật, với lòng bàn tay giữ vật đó. Kiểu nắm này là nắm cả bàn tay, bé có nhiều sự kiểm soát với vật hơn. Bé sẽ để đồ vật ở chính giữa lòng bàn tay và dùng lực ở tất cả các ngón tay (ngoại trừ ngón cái) quanh đồ vật.

6 tháng tuổi

Đến khoảng 7 tháng tuổi, bé sẽ thử tự cầm các vật lên bằng cách sử dụng phương pháp cào. Mẹ sẽ thấy bé vươn tay ra và cào để cố kéo đồ vật lại gần bé hơn rồi nắm lấy nó.

Bé sẽ thường vươn các ngón tay ra và tiến dần đến vật thể, nhờ đó có thể tăng cường sức mạnh cơ sau mỗi chuyển động.

8 tháng tuổi

Lúc này, trẻ cầm nắm đồ vật theo cách tương tự như cách nắm gọng kìm (dùng ngón trỏ và ngón cái để nắm đồ vật) nhưng ít điêu luyện hơn. Bé sẽ dùng các miếng đệm thịt ở ngón tay cái và các ngón khác để nắm và giữ đồ vật.

9 tháng tuổi

Bé vẫn cầm nắm đồ vật giống như hồi 8 tháng tuổi, ngoại trừ việc bé sẽ có khả năng dùng chỉ ngón cái và ngón trỏ để cầm đồ chơi. Tuy nhiên, thay vì chỉ dùng đầu ngón tay để giữ vật, bé đã có khả năng sử dụng toàn bộ ngón tay.

10 tháng tuổi

Đây là một cột mốc quan trọng mà trẻ cần chinh phục. Trẻ dùng đầu ngón tay cái và ngón trỏ để cầm và giữ một vật, từ hoạt động này bé dần dần có khả năng làm mọi việc từ tự xúc ăn đến kéo khóa áo.

Vì kiểu cầm nắm này sử dụng nhiều chuyển động tinh tế hơn trước, hoạt động này cũng có lợi trong việc tăng cường sức mạnh cơ tay, ngón tay và cổ tay và phối hợp các chuyển động của tay cho các kỹ năng vận động tinh của con.

12 đến 18 tháng tuổi

Bé bắt đầu học cách xây dựng và vẽ. Khoảng 12 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu đặt hai khối hình lại với nhau và tạo nên những dấu nhỏ trên giấy. Đến cuối 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể xây những tòa tháp nhỏ và vẽ nên những “kiệt tác”.

Một cột mốc khác diễn ra trong khoảng thời gian này: bé sẽ bắt đầu vặn và xoay cổ tay để thực hiện các thao tác với đồ vật. Ví dụ như bé có thể giữ một đồ chơi hình trái tim với lực vừa đủ để lắp vừa với hình cắt trái tim ở hộp xếp hình.

 

 

19 đến 24 tháng tuổi 

Các hoạt động tinh chỉnh. Trong những tháng quan trọng này, mẹ sẽ thấy con tinh chỉnh các động tác mà bé đang thực hiện.

Bé có thể dùng bút kẻ theo những đường vẽ, chồng nhiều khối lên nhau hơn, mở đóng nắp hộp. Tất cả những hoạt động như vậy sẽ giúp bé tăng lực nắm đồ của mình.

25 đến 36 tháng tuổi 

Bé thành thạo việc cầm nắm. Mẹ có thể thấy bé có những tiến bộ về kỹ năng vận động tinh khi bé hơn 2 tuổi, gần 3 tuổi.

Ba mẹ có thể theo dõi các mốc vận động của trẻ với bài viết:  Những mốc phát triển vận động ở trẻ mẹ nào cũng cần biết

Bé sẽ bắt đầu học nối hình, xâu chuỗi hạt, xây những khối tháp lớn hơn, và sử dụng kéo để cắt giấy. Khi bé tinh chỉnh các hoạt động của tay, ngón tay và cổ tay, bé sẽ tăng cường sức mạnh các cơ cần thiết cho việc viết, mặc đồ, chơi đùa…

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo