Vận động thô và vận động tinh là hai loại kỹ năng quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh. Những kỹ năng này sẽ được rèn luyện và phát triển thông qua quá trình hoạt động và vui chơi hàng ngày.
Tuy nhiên, để các kỹ năng vận động thực hiện được đầy đủ chức năng, trẻ cần có sự hướng dẫn để phát triển vận động tối ưu và khoa học. Muốn vậy ba mẹ phải là người hiểu về các mốc phát triển vận động của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu đặc điểm vận động của trẻ qua từng giai đoạn. Mời ba mẹ cùng theo dõi!
Tổng hợp các cột mốc phát triển kỹ năng vận động thô
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển vận động thô là trẻ có thể vận động một cách độc lập và tự chủ. Trong thời gian đầu, các phản xạ bẩm sinh được hình thành và sẽ tồn tại trong vài tháng đầu khi bé mới chào đời, giúp cho bé có thể sẵn sàng tiếp nhận những kỹ năng cụ thể khi lớn lên.
Phản xạ tự nhiên
Những phản xạ của não và cột sống là những chuyển động rập khuôn được tạo ra để đáp ứng các kích thích giác quan cụ thể. Các phản xạ bẩm sinh bao gồm phản xạ Moro hay phản xạ giật mình (Hình 1), phản xạ tonic cơ cổ bất đối xứng (ATNR) (Hình 2) và phản xạ bước đi (Hình 3).
1. Phản xạ Moro và phản xạ cơ cổ bất đối xứng
Khi hệ thống thần kinh trung ương phát triển hoàn toàn, các phản xạ bị ức chế để cho phép trẻ sơ sinh thực hiện các động tác có chủ đích. Ví dụ, nếu trẻ sơ sinh không thể lẫy hay đưa tay lên và với tay để lấy đồ vật có nghĩa là phản xạ cơ cổ bất đối xứng vẫn tồn tại.
Phản xạ này thường biến mất trong khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi khi những kỹ năng bắt đầu xuất hiện. Phản xạ Moro can thiệp vào việc kiểm soát đầu và giữ cân bằng khi ngồi. Khi phản xạ này dần dần biến mất và mất hẳn khi bé được hơn 6 tháng tuổi, bé có thể ngồi một cách vững vàng hơn so với trước (hình 4).
Mời ba mẹ tham khảo thêm: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi
Hình 1: Phản xạ Moro
Phản xạ này xảy ra một cách tự nhiên khi có những tiếng động lớn hoặc chỉ đơn giản là lật ngửa và thả tay trẻ ra đột ngột. Thông thường, phản xạ Moro sẽ xuất hiện khi trẻ sơ sinh nằm ngửa và đầu hơi ngả về phía sau.
Lúc này bé sẽ mở rộng cánh tay và chân sang bên, sau đó kéo chúng lại với nhau và cuối cùng bé sẽ hạ tay xuống, bắt chéo rồi trở về tư thế của thai nhi (phản xạ giật mình).
Hình 2: Phản xạ cơ cổ bất đối xứng (ATNR)
Các phản ứng của tay chân của bé khi có phản xạ này liên quan đến các cơ quan tự cảm trong đốt sống cổ. Khi bé xoay nghiêng đầu, bé sẽ có xu hướng mở rộng cánh tay và chân về phía bé xoay đầu, lúc ấy bé giống như một người đang ở tư thế đấu kiếm vậy. Ngoài ra, tay và chân bên còn lại của bé cũng hơi gập lại do sự co thắt cơ bắp nhẹ.
Hình 3: Phản xạ bước hay còn được gọi là phản xạ đi bộ hoặc khiêu vũ
2. Phản xạ bước đi
Trẻ dường như đang bước đi và nhảy khi được bế thẳng đứng với đôi chân chạm vào một bề mặt phẳng. Với sự hỗ trợ của mẹ, khi bé được nâng lên rồi hạ xuống, bàn chân được chạm nhẹ vào một mặt phẳng, sẽ tạo ra phản xạ ở hông, đầu gối và mắt cá chân của bé.
Lúc đó bé sẽ đứng lên và dồn một phần hoặc tất cả trọng lượng cơ thể lên đôi chân và thực hiện động tác như bước đi. Trọng lượng của người trưởng thành sẽ khiến cơ thể thiếu đi phản xạ đầu đời này.
Phản xạ tư thế
Ngoài các phản xạ tự nhiên, các phản xạ tư thế khác như phản xạ giữ thăng bằng và phản xạ tự vệ cũng bắt đầu phát triển ở em bé sau khi sinh.
Những phản xạ này sẽ diễn ra ở trung não, kết hợp với các phản xạ khác và hướng tới hình thành mối quan hệ ổn định giữa não bộ và cơ thể. Chẳng hạn như phản xạ tự vệ sẽ giúp bé cong mình lại, bảo vệ bản thân khi có nguy cơ ngã về phía trước, ngã sang một bên hoặc ngã ngửa về phía sau (hình 4).
Những phản xạ này phát triển trong khoảng từ 6 đến 9 tháng, khi trẻ sơ sinh học cách chuyển vào tư thế ngồi và tư thế bò. Ngay sau đó, vỏ đại não sẽ đóng vai trò làm trung gian cho sự phát triển của các phản xạ cân bằng và cho phép trẻ sơ sinh có thể đứng khi 9 tháng tuổi và bắt đầu đi được khi 12 tháng.
Các phản xạ cân bằng khác sẽ phát triển khi bé được 2 tuổi. Lúc đó các bé sẽ có thể chuyển động hai chân một cách phức tạp hơn, chẳng hạn như đi lùi, chạy và nhảy.
Hình 4: Phản xạ tư thế tự vệ ở trẻ
Khi ngồi, trẻ có thể sẽ ngồi không vững và bé sẽ nhanh chóng bị nghiêng sang một bên. Phản xạ bảo vệ xảy ra nếu trẻ đưa tay ra để chống, bảo vệ mình không bị ngã.
Từ khi sơ sinh đến một tuổi, trẻ sẽ phát triển dần qua từng giai đoạn: Từ nằm nghiêng đến khi biết lẫy, bò, ngồi và đứng vịn (hình 5).
Đến một thời điểm phù hợp và an toàn với lứa tuổi của trẻ sơ sinh, trẻ có thể bắt đầu tập nằm sấp vì hoạt động này giúp thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động th. Đó là những kỹ năng thể chất cần thiết để trẻ có thể di chuyển.
Một điều quan trọng mà mẹ cần lưu ý là kỹ năng bò không phải điều kiện tiên quyết để trẻ có thể đi được. Vịn vào đồ vật để đứng lên mới là kỹ năng trẻ sơ sinh cần phải đạt được trước khi trẻ có những bước đi đầu tiên.
Mục đích cuối cùng của khoảng thời gian này là giúp bé phát triển các kỹ năng liên quan để bé có thể di chuyển một cách độc lập và tự do sử dụng tay để khám phá, học hỏi từ cuộc sống xung quanh.
Các mốc vận động thô của trẻ 0-1 tuổi
Hình 5: Tiến trình theo thời gian của sự phát triển vận động thô trong 12 tháng đầu sau sinh
Phát triển vận động thô trong những năm tiếp theo bao gồm các tinh chỉnh trong sự cân bằng, phối hợp, tốc độ và sức mạnh. Những sự vụng về ở trẻ 12 tháng tuổi như dáng đi lắc lư, chân hơi mở rộng, đầu hơi chúi về phía trước dần trở nên mượt mà hơn, chân khép lại và đi đứng thẳng người.
Trước đây người lớn phải nâng cánh tay của bé lên để giữ thăng bằng thì lúc này bé đã có thể thoải mái đưa qua đưa lại hai tay. Dáng đi của trẻ đã đạt đến mức trưởng thành của bé 3 tuổi.
Tương tự như vậy, kỹ năng chạy sẽ phát triển ngay sau khi bé biết đi. Đây là biểu hiện của sự phát triển của cơ chân tạo thành sự phối hợp tốt bao gồm thay đổi hướng và tốc độ nhanh chóng khi bé 18 tháng tuổi.
Sau khi con đã có thể điều khiển từng bộ phận một cách độc lập, bé sẽ có thể sử dụng đồng thời một lúc cả hay cánh tay hoặc hai chân. Trẻ 2 tuổi đã trẻ có thể đá bóng, nhảy xuống bằng hai chân và ném một quả bóng to hơn bàn tay của bé.
Mời ba mẹ tham khảo thêm:
>> Kỹ năng vận động tinh và vận động thô của em bé sơ sinh
>> Giúp bé phát triển thể chất
Vì vậy các mốc quan trọng cho độ tuổi tiếp theo sẽ phản ánh sự tiến bộ của bé về vận động theo thời gian, số lần lặp lại hoặc khoảng cách mỗi mốc phát triển bé có thể được thực hiện thành công.
Và khi trẻ bắt đầu đi học, bé có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ vận động thô phức tạp hơn (như khi đi trên một chiếc xe, con phải thực hiện đồng thời các kỹ năng đạp, duy trì thăng bằng và lái xe).
Tổng hợp các mốc phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ
Kỹ năng vận động tinh liên quan đến khả năng điều khiển bằng bàn tay và các ngón tay để có thể thao tác với môi trường xung quanh, tự làm những việc mình muốn, chơi và hoàn thành các nhiệm vụ khác.
Cũng giống như tất cả sự phát triển khác, các giai đoạn của vận động tinh không tự xảy ra mà đồng thời phụ thuộc vào sự phát triển của các bộ phận khác, bao gồm cơ thô, nhận thức và kỹ năng nhìn nhận vấn đề.
Lúc đầu, phần chi trên đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng khi di chuyển. Cụ thể, tay được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động của bé như nằm sấp và sau đó là ngồi. Còn cánh tay giúp bé lật lẫy, tiếp đó là bò, rồi đến vịn vào một vật để đứng lên.
Trẻ sơ sinh đã bắt đầu sử dụng tay để khám phá từ khi ở tư thế nằm ngửa. Khi các kỹ năng vận động thô đã phát triển để bé ổn định hơn ở tư thế đứng thẳng và có thể di chuyển dễ dàng, đôi tay được tự do khám phá một cách có mục đích hơn.
Hình 6: Trẻ sơ sinh khám phá đôi tay
Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu
Khi vừa mới sinh ra, trẻ không có mục đích sử dụng tay rõ ràng. Bé duỗi và nắm bàn tay chỉ để phản ứng lại sự đụng chạm và các kích thích khác. Nhưng chuyển động tay thì lại khác vì chúng bị chi phối bởi một phản xạ tự nhiên - phản xạ nắm bắt.
Vì vậy, trong 3 tháng đầu đời trẻ sơ sinh dùng mắt để tiếp xúc và tìm hiểu các đồ vật chứ không phải bằng tay. Trẻ nhìn các vật được cố định ở trước mắt và trực tiếp theo dõi. Dần dần, các con bắt đầu đưa hai tay ra vươn tới vật thể một cách vụng về.
Trẻ 5-7 tháng tuổi
Khi các phản xạ tự nhiên dần biết mất, trẻ sơ sinh bắt đầu lấy đồ vật mình muốn một cách có chủ ý. Trước tiên là sử dụng toàn bộ lòng bàn tay và lực ở xương bên trong cánh tay (bé hơn) khi bé được 5 tháng tuổi; và sau đó khi được 7 tháng tuổi, bé sẽ sử dụng lực của đoạn xương ống (lớn hơn). Đồng thời, trẻ sơ sinh sẽ học được cách ném đồ vật ra chỗ khác một cách tự nguyện.
Khi xảy ra phản xạ nắm, các đồ vật phải được buông bỏ một cách không tự nguyện khỏi sự nắm bắt của trẻ hoặc vô tình rơi ra khỏi tay.
Ném đồ vật một cách tự nguyện được xem là bé đã học được cách chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, đầu tiên sử dụng miệng như một công cụ trung gian (5 tháng tuổi) và sau đó là chuyển trực tiếp bằng tay (6 tháng tuổi).
Trẻ 6-12 tháng tuổi
Từ 6 đến 12 tháng tuổi, phản xạ nắm bắt sẽ phát triển cho phép bé có thể cầm nắm các đồ vật có hình dạng và kích cỡ khác nhau (Hình dưới).
Hình 7: Phát triển kỹ thuật gắp càng cua
- Vào 8 tháng tuổi ngón tay cái sẽ phát triển nhanh để bé dễ dàng nắm lấy đồ vật bằng ngón cái và gan bàn tay. Khi được 9 tháng bé sẽ cầm đồ vật bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhưng không dùng đến lòng bàn tay.
Xương trụ của các ngón tay khi bé cầm đồ vật như một chiếc kìm sẽ làm bé sẽ khó xoay hoặc lật ngửa cổ tay. Vì vậy lúc ban đầu khi bé xòe bàn tay để thả đồ ra sẽ hơi khó khăn một chút.
- Đến 10 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể thả một khối lập phương vào thùng đồ chơi hoặc thả xuống sàn nhà. Sự tồn tại của vật thể cũng sẽ làm bé có xu hướng muốn lặp đi lặp lại hành động nắm thả này.
Sự kiểm soát cơ nội tại phát triển cho phép bé có thể sử dụng duy nhất ngón trỏ và chọc ngón tay vào các lỗ nhỏ để khám phá. Khi được 12 tháng tuổi, hầu hết các bé đều thích tự cho đồ chơi vào hộp chứa, hoặc ném đồ chơi của mình đi một cách liên tục. Các con cũng có thể nhặt những miếng thức ăn nhỏ bằng hai đầu ngón tay và đưa lên miệng.
Trẻ 1 tuổi
Khi trẻ sơ sinh bước sang tuổi thứ hai, việc làm chủ tầm với, nắm và thả giúp trẻ bắt đầu biết sử dụng các vật thể để làm công cụ thực hiện điều mình muốn.
Sự phát triển vận động tinh trở nên gắn bó hơn với sự phát triển nhận thức và thích ứng. Trẻ sơ sinh biết cả những gì mình muốn làm và làm thế nào để có thể thực hiện nó. Sự phát triển của các cơ có sẵn cho phép bé nắm giữ được các vật phẳng như bánh quy.
Trẻ 15 tháng tuổi
Khoảng 15 tháng tuổi, bé biết thả các đồ vật đang cầm trong tay. Bé có thể xếp ba đến bốn khối hình chồng lên nhau và thả các vật nhỏ vào hộp đựng. Bé bắt đầu biết điều chỉnh đồ vật để sử dụng đúng cách sau khi cầm chúng lên.
Trẻ 15-20 tháng tuổi
Chẳng hạn như khi nhặt một cây bút chì, bé điều chỉnh lại cây bút và bắt đầu nguệch ngoạc những nét vẽ một cách tự nhiên (lúc 18 tháng tuổi) hoặc điều chỉnh một cái muỗng để có thể xúc được thức ăn (lúc 20 tháng tuổi).
Hình 8: Tự xúc ăn - một mốc phát triển vận động ở trẻ
Trong những năm tiếp theo, các kỹ năng vận động tinh của bé càng phát triển hơn nữa. Bé có thể vẽ, khám phá xung quanh, giải quyết các vấn đề, tự tạo ra và tự thực hiện những việc có ích cho bản thân.
Trẻ 2 tuổi
Khi bé 2 tuổi, bé có thể tạo ra một tòa tháp bằng sáu khối đồ chơi, tự ăn bằng thìa và nĩa, tự cởi quần áo, và biết cách nắm, xoay núm cửa. Trẻ đã biết cách kiểm soát bút chì trong tay để vẽ cả đường thẳng đứng và đường nằm ngang.
Kỹ năng thao tác trong lòng bàn tay giúp trẻ xoay các vật thể, chẳng hạn như tháo nắp chai nhỏ hoặc xoay một mảnh ghép hình lại đúng hướng trước khi đặt nó vào vị trí. Bé có thể tự rửa tay và lau tay.
Trẻ 36 tháng tuổi
Đến 36 tháng tuổi, trẻ biết cách vẽ một vòng tròn, tự đi giày và xếp chồng 10 khối. Trẻ biết sử dụng kéo để cắt bằng cách liên tục xòe bàn tay ra rồi gập lại. Hơn nữa trẻ còn biết xâu các hạt nhỏ lại thành chuỗi và biết tự cởi quần áo nhờ kỹ năng cầm nắm và thao tác trong lòng bàn tay.
Trẻ 4 tuổi
Đến 4 tuổi, việc cầm bút bằng ba ngón tay giúp bé kiểm soát tốt hơn các chuyển động của bút chì, và bé có thể bắt chước vẽ hình chữ thập, hình vuông, một số chữ, số và còn có thể vẽ hình người (đầu và một vài bộ phận cơ thể khác). Kỹ năng cắt bằng kéo đã hoàn thiện hơn, bé có thể dùng kéo để cắt thành một vòng tròn.
Trẻ 5 tuổi
Khi 5 tuổi, bé biết tự mặc quần áo và cởi quần áo mà không cần ai giúp, đánh răng thành thạo và dùng dao để cắt nhỏ. Kỹ năng thao tác bằng tay chính xác hơn giúp bé có thể cắt được một hình vuông bằng các chuyển động cắt kéo cứng cáp hơn (sử dụng các ngón tay độc lập).
Và khi bé viết tên của mình hoặc vẽ một hình tam giác, bé biết cách cầm bút chì bằng ba ngón tay một cách thuần thục (sử dụng ngón tay để di chuyển bút chì thay vì cẳng tay và cổ tay).
Mời ba mẹ tham khảo các bài tập giúp phát triển vận động thô và vận động tinh với khóa học POH ACTI!
Nguồn: American Academic of Pediatrics
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo