Trẻ sơ sinh tỏ ra thích thú với tất cả mọi thứ xung quanh con nhưng trẻ cũng sẽ nhanh chán. Một khi trẻ đã đoán được chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong nhiều lần con sẽ không còn cảm thấy thú vị nữa. Mẹ chỉ cần thay đổi nhỏ và sáng tạo thêm nhiều hoạt động để giờ chơi của con luôn vui nhộn. Mẹ chưa biết làm thế nào ư? Hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé!
Đầu tiên, cùng tìm hiểu tại sao trẻ lại nhanh chán những trò chơi cũ! Hãy tưởng tượng mẹ đang chơi trò ú òa với bé. Đầu tiên, bé rất thích thú và vui mừng: Mỗi lần mẹ bỏ tay ra khỏi mặt là mắt bé mở to, bé cười và rồi bé đá chân như dấu hiệu bắt mẹ làm lại. Nhưng dần dần bé phản ứng ít hơn, và mẹ nhận ra bé không còn chú ý đến trò chơi này nữa. Có phải trẻ không còn thích trò chơi ú òa nữa?
Tất nhiên là không! Điều này chỉ có nghĩa là bé cảm thấy mệt mỏi khi chỉ chơi trò đó theo mỗi một cách. Nếu mẹ giấu con thú nhồi bông yêu thích của bé sau lưng, kéo nó ra và nói “Ú òa”, bé sẽ lại thấy thú vị, sẽ lại phấn khích tham gia chơi và nhận được tất cả những lợi ích từ trò chơi truyền thống này.
Thói quen
Thực tế là các bé rất dễ mất đi hứng thú trong những thứ quen thuộc được biết đến như là thói quen, hay một quá trình bỏ qua các thông tin cảm giác mà chúng ta đã quen thuộc.
>> Mách ba mẹ các trò chơi cho trẻ em tại nhà theo từng giai đoạn
Trẻ dễ mất đi hứng thú với những trò chơi quen thuộc
Bố mẹ có thể lo rằng việc con mất đi sự hứng thú trong một việc gì đó như là một dấu hiệu của vấn đề thiếu tập trung, nhưng thói quen cũng là một bước quan trọng giúp chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.
Ví dụ, hãy tưởng tượng mình đang trên máy bay. Khi bạn bay lần đầu, tiếng động cơ rất lớn và rất khó để có thể bỏ qua chúng. Tuy nhiên, sau vài phút, bạn điều chỉnh âm thanh đó để bạn có thể nói chuyện với người ngồi bên cạnh, đọc sách, hay thậm chí là ngủ.
Hoặc bạn gặp một người bạn trong một nhà hàng đông đúng. Khi bạn mới tới, bạn để ý tới mỗi bước đi của người phục vụ xung quanh mình, nhưng rất nhanh thôi bạn bắt đầu vô thức lọc nó ra để có thể tập trung vào khuôn mặt của người đối diện.
Thói quen là một dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh cảm giác của bé đang học được những kỹ năng quan trọng là lọc các thông tin đến. Những điều này cũng có nghĩa là mẹ phải cố gắng tạo ra nhiều điều mới mẻ thú vị để thu hút con và kích thích bé khám phá.
Mất đi thói quen
Việc mất đi thói quen là việc chúng ta phản ứng với một thứ gì đó vốn đã rất quen thuộc nhưng lại được làm mới. Nếu đã ở cùng một người một thời gian, chúng ta có thể sẽ không nhìn chằm chằm vào khuôn mặt họ nữa (đã quen với khuôn mặt đó).
Nhưng nếu một ngày người đó cắt một kiểu tóc mới, bạn sẽ thấy mình dùng nhiều thời gian để nhìn cô ấy/ anh ấy hơn (mất đi thói quen) – ít nhất cho đến khi bạn làm quen với kiểu tóc mới đó!
Điều này diễn ra tương tự với trẻ em: Nếu mẹ bắt đầu hát bài hát mà con nghe đã nhàm chán với một tông giọng cao mới, con sẽ bắt đầu chú ý lại.
Điều này có ý nghĩa như thế nào với việc nuôi dạy con cái hàng ngày?
Tự sáng tạo thêm những trò chơi mới vừa kích thích trí tò mò không quá phức tạp của trẻ. Mẹ cũng sẽ không cần mua cả đống đồ chơi mới.
Dưới đây là một số gợi ý để giúp cho việc chơi đùa của bé luôn mới lạ và thú vị.
Thay đổi qua lại các vật: Hãy làm bé ngạc nhiên bằng cách chơi trò vỗ tay theo điệu nhạc với những chiếc găng tay đầy màu sắc. Đọc một quyển sách cũ với tông giọng mới cho mỗi nhân vật...
Sắp xếp lại khu vực vui chơi của bé: Đôi lúc việc làm gián đoạn thói quen chỉ đơn giản là thay đổi nơi hoặc cách mẹ sắp xếp các đồ chơi của bé. Mẹ có thể di chuyển các đồ chơi ở kệ thấp lên cao, di chuyển thùng đồ chơi, hay thay đổi vị trí bàn của con đến một nơi khác trong căn phòng.
Luân phiên thay đổi đồ chơi của bé: Cất một vài đồ chơi trong tủ đồ, và cứ mỗi vài tuần lại thay chúng cho các đồ chơi ở khu vực chơi của con.
Khi mẹ giới thiệu lại những đồ chơi cũ, bé sẽ thấy thích thú với chúng vì đã lâu rồi bé chưa nhìn thấy chúng, hay bởi vì bé có thể chơi với chúng theo một cách mới nhờ các nhận thức và kỹ năng vận động mới. Dù sao đi nữa cách này cũng khá hiệu quả.
Cùng với sự phát triển của con, bé sẽ luân phiên thay đổi đồ chơi và cách chơi. Ví dụ, bé có thể thích một bộ những khối hình có nhiều màu sắc, nhiều hình dạng hàng năm trời nếu mẹ luân phiên cho nó vào và ra khỏi đống đồ chơi của con.
Khi còn nhỏ, bé sẽ vui vẻ xếp thành các tòa tháp cao dần. Khi bé quen thuộc với việc bỏ đồ chơi vào thùng chứa, bé có thể cho các khối vào một cái giỏ và mang chúng đi quanh nhà.
Thậm chí bé có thể dùng các khối xếp hình đó khi bé học về các màu sắc, hình dạng và học đếm. Trẻ vẫn có thể chơi những trò này tới hết tiểu học, khi bé có thể dùng chúng để xây dựng các tòa tháp có cấu trúc phức tạp hơn.
Đôi khi một số món đồ được bé cực kỳ yêu thích không cần phải luân phiên với đồ chơi khác. Hãy để một vài món tạo ra sự thân thuộc cho trẻ.
Nguồn: Babycenter
---
Ở POH Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo