Khác với những quan niệm cũ là không được cho trẻ soi gương, khoa học đã chứng minh được rằng chơi với gương hay soi gương giúp trẻ phát triển. Những lợi ích tuyệt vời khi cho trẻ soi gương là kích thích não, phát triển mắt, các kỹ năng vận động tinh, tăng sự tập trung, phát triển khả năng ngôn ngữ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của gương và cách chọn gương an toàn cho trẻ với bài viết sau!
Có khi nào mẹ tự hỏi liệu có cách gì không đắt đỏ nhưng có thể mang lại hiệu quả tốt để hỗ trợ sự phát triển của con trẻ? Mẹ hãy sử dụng đến chiếc gương trong nhà. Bé sẽ thích thú với chiếc gương ngay từ khi nhìn thấy, và việc chơi cùng gương sẽ giúp con phát triển từng bước một.
Tại sao trẻ con lại thích gương?
Một trong những lý do mà bé thích gương là vì bé thích những khuôn mặt. Đó là lý do mà khi mới sinh, con lại nhìn chăm chú vào gương mặt mẹ, hay con thích những cuốn sách có hình ảnh gương mặt trong đó. Con thích tương tác với những “em bé khác” mà con nhìn thấy trong gương.
Chơi với gương mang lại những lợi ích to lớn cho trẻ
Lúc đó, bé không biết được rằng em bé đang nhìn lại mình đó thật ra là hình ảnh phản chiếu của bản thân. Bé có thể bập bẹ nói chuyện, cười với “em bé này”. Khi con được khoảng 20 tháng tuổi, con bắt đầu nhận ra rằng hình ảnh phản chiếu trong gương là bản thân.
Có ý kiến cho rằng soi gương làm trẻ chậm nói, liệu điều này có đúng không? Mời mẹ đọc bài viết sau để có câu trả lời: Soi gương làm trẻ chậm nói?
Ngoài ra, khi bé đang cực kì tò mò về thế giới xung quanh, gương giúp trẻ thấy được những thứ như ánh sáng, bóng tối, và những chuyển động xung quanh qua các hình ảnh phản chiếu.
Những chiếc gương hỗ trợ việc phát triển của bé như thế nào?
Gương giúp khơi dậy sự tò mò trong trẻ và thúc đẩy các bạn nhỏ học và thực hành nhiều kỹ năng mới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài lĩnh vực phát triển mà trong đó gương đóng vai trò hỗ trợ:
Khi bé nằm sấp
Trong khi nằm sấp (tummy time), đặt một chiếc gương cạnh bé có thể khuyến khích bé nâng đầu, giữ đầu thẳng và nhìn xung quanh. Đối với những em bé mà khóc mỗi lần bị đặt nằm sấp, mẹ hãy đặt một chiếc gương trước mặt bé để thu hút sự chú ý của bé và giúp bé ngừng khóc.
Tầm nhìn
Gương giúp hỗ trợ phát triển khả năng nhìn của bé khi con nhìn theo những hình ảnh phản chiếu trong gương của các vật đang chuyển động.
Các hình ảnh phản chiếu đó bao gồm chuyển động của bé, của các con vật trong gia đình đang đi ngang qua phòng, hay là mẹ đang ngồi bên cạnh bé mỗi khi bé chơi với gương.
Các kỹ năng vận động tinh
Bé được hấp dẫn bởi gương và muốn chạm, chỉ hay vỗ vào gương. Khi bé có khả năng nắm lấy vật thể, chơi với gương cầm tay giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động tinh ở bàn tay và ngón tay. Bé cần giữ và di chuyển gương sao cho có thể thấy được các góc nhìn khác nhau của môi trường xung quanh.
Sự phối hợp tay – mắt
Mọi hoạt động chạm, chỉ hay vỗ vào gương đều giúp tăng cường sự phối hợp tay mắt của bé.
Kỹ năng vận động thô
Gương khuyến khích bé lăn, ngồi dậy, bò, đứng… đơn giản bởi vì bé muốn tiến lại gần hơn với hình ảnh phản chiếu trong gương.
Tăng cường sự tập trung
Gương giúp thu hút và tập trung ánh nhìn của bé. Bé càng tập trung vào thứ gì đó lâu, sự tập trung chú ý của bé càng được phát triển.
Ý thức về bản thân
Như chúng tôi đã nói ở trên, đến khoảng 20 tháng tuổi, bé sẽ dần nhận ra rằng đứa trẻ mà bé nhìn thấy trong gương thực chất chính là bản thân mình.
Để kiểm tra điều này, mẹ hãy thử cách mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng: thoa thứ gì đó lên gương mặt bé (như là loại sơn màu cho trẻ) và xem cách bé phản ứng với nó.
Nếu bé chạm vào gương, tức là bé đang nghĩ đứa trẻ ở trong gương là một người khác; nếu bé chạm vào gương mặt mình thì tức là bé đã nhận ra hình ảnh phản chiếu đó chính là mình.
Kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc
Gương là một cách sáng tạo để dạy bé về từ vựng, các khái niệm về cử chỉ và cảm xúc. Cùng tìm hiểu thêm về Sự phát triển của trẻ về mặt xã hội và cảm xúc!
Cách lựa chọn một chiếc gương an toàn cho bé
Mẹ hãy chọn những chiếc gương nhựa có viền vải để bé chơi một mình. Với những trẻ nhỏ hơn mẹ có thể đặt gương trước mặt bé khi bé đang nằm sấp, và với trẻ lớn hơn một chút mẹ có thể bế bé lên và đi lại xung quanh chiếc gương.
Những chiếc gương lớn ở trong nhà (hoặc ở cạnh bàn trang điểm) rất phù hợp để chơi đùa, mẹ chỉ cần nhớ rằng hãy để chúng một cách thật an toàn ở cạnh tường.
Khi mua những chiếc gương để gắn vào cũi cho con, mẹ hãy nhớ chọn những chiếc gương được thiết kế đúng mục đích là đồ chơi cho con trẻ và được cố định vào cũi một cách chắc chắn.
Cuối cùng, để chơi các trò chơi với gương cùng bé, hãy sử dụng bất cứ gương nào phù hợp với việc phản chiếu hình ảnh và dễ dàng dựng lên ở mọi nơi. Ngoài ra, mẹ hãy cất nó đúng nơi quy định (tránh xa khỏi tầm tay của trẻ) khi không sử dụng đến.
Nguồn: BabySparks
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo