Sự phát triển của trẻ về mặt xã hội và cảm xúc

đăng bởi

Cách phát triển các mối quan hệ xã hội và cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong cuộc sống của mỗi người.

Hai yếu tố này thường được hình thành ngay từ những năm tháng đầu đời và được ảnh hưởng rất lớn từ bố mẹ cũng như phương pháp giáo dục của gia đình.

Giúp con phát triển về mặt cảm xúc và xã hội tạo tiền đề để con lớn lên hạnh phúc 

Đọc đến đây chắc hẳn bố mẹ đều muốn giúp con phát triển về mặt xã hội và cảm xúc tốt nhất đúng không? Bố mẹ hãy cùng POH khám phá các thông tin quan trọng qua bài viết sau đây nhé!

 

 

Các mốc phát triển về mặt xã hội ở trẻ

Các kỹ năng của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển ngay từ khi con chào đời. Ngoài một số kĩ năng của trẻ thuộc về bản năng (như bú mẹ), trẻ sẽ học và tập luyện phần lớn các kĩ năng khác trong những năm đầu đời.

Sự phát triển bình thường của trẻ sẽ được đánh giá dựa trên chỉ số chiều dài, số đo vòng đầu, cân nặng, các mốc phát triển kĩ năng,... của bé.

Nhiều mẹ chỉ chăm chăm làm sao để con tăng cân mà không biết rằng số đo vòng đầu và chiều dài của trẻ còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy mẹ nên đánh giá sự phát triển của con một cách toàn diện nhé.

Mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần bằng cách ghi lại các chỉ số và kĩ năng, đặc điểm của con một tuần một lần thấy rõ quá trình lớn lên của trẻ.

Nếu không sắp xếp được thời gian, mẹ cũng có thể ghi lại sự phát triển của con theo tháng hoặc ghi lại theo thông tin các buổi khám sức khỏe định kì của trẻ.

Mẹ nên ghi lại tất cả các thay đổi nhỏ nhất ở con, chẳng hạn như: "Hôm nay con đã cười khi chơi ú òa"

Các mốc phát triển của trẻ về mặt xã hội có thể sẽ khó nhận biết hơn mốc phát triển kĩ năng, vì thế nếu mẹ quan sát thấy con có điểm gì khác với bình thường mẹ nên ghi lại luôn.

Ví dụ như hôm nay con biết cách giơ tay khi muốn mẹ bế, hay miệng ê a theo lời nói của mẹ chẳng hạn.

Mẹ cũng đừng quên chia sẻ các khoảnh khắc đáng yêu với bố và người thân xung quanh nhé, con sẽ là người gắn kết tình cảm gia đình rất tuyệt vời đấy.

Mời mẹ tìm hiểu thêm nhiều thông tin cụ thể, chi tiết hơn về sự phát triển xã hội của trẻ trong bài viết Các mốc phát triển về mặt xã hội ở trẻ.

 

Các mốc phát triển về tính độc lập ở trẻ sơ sinh

Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi về tính độc lập thường được chia làm 2 giai đoạn: Từ khi chào đời đến 6 tháng tuổi và từ 7 đến 12 tháng tuổi.

Từng giai đoạn phát triển của em bé sẽ rất khác nhau, tính cách của con có thể sẽ thay đổi rất nhiều qua từng giai đoạn vì nhận thức của con đang ngày càng phát triển.

Ví dụ giai đoạn trước con sẽ khóc khi không nhìn thấy đồ chơi của mình, nhưng giai đoạn sau con sẽ đi tìm chúng vì hiểu rằng đồ vật không bị mất đi mà chỉ là được giấu ở dưới chăn mà thôi.

Em bé nào cũng sẽ có giai đoạn bám mẹ trong quá trình phát triển về tính độc lập của mình.

Điều này rất dễ hiểu vì ngay từ trong bụng mẹ, bé và mẹ đã có một sự kết nối chặt chẽ với nhau, khi chào đời mẹ lại là người thân thiết, gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất.

Mẹ có thể rèn luyện tính độc lập cho con bằng cách dạy trẻ tự chăm sóc bản thân mình

Thông thường việc trẻ sơ sinh bện hơi mẹ là bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng việc này sẽ khiến con quá phụ thuộc vào mình.

Sẽ đến lúc nhận thức của con phát triển và con hiểu rằng bản thân mình và mẹ là hai cá thể khác nhau, nếu mẹ đi đâu đó thì mẹ sẽ quay trở lại sớm thôi.

Mẹ có thể giúp con phát triển nhận thức sớm về điều này bằng cách giải thích rõ ràng lý do, thời gian phải xa trẻ với con chứ không nên lén lút rời đi khi con không nhìn thấy.

Việc này sẽ giúp xây dựng lòng tin của con với mẹ và giúp con sớm hiểu về sự tạm biệt hơn.

Mẹ có thể đọc thêm về từng mốc phát triển của bé cũng như các cách phát triển tính độc lập cho con tại bài viết Các mốc phát triển về tính độc lập ở trẻ sơ sinh.

Trẻ cần gì để phát triển?

Làm thế nào để bé phát triển toàn diện cả về thể chất, trí thông minh và trí tuệ cảm xúc luôn là băn khoăn lớn của bố mẹ trong suốt quá trình nuôi dạy con.

Nhiều bố mẹ còn cảm thấy tự ti khi cho rằng bản thân mình không đủ giỏi và không đủ khéo léo để dạy con.

Việc dạy con phát triển toàn diện thật ra không phải là vấn đề quá khó và bố mẹ nào cũng có thể làm.

Bố mẹ có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ như thể hiện tình yêu thương với con, chăm sóc các nhu cầu cơ bản cho bé, nói chuyện với con hay đọc truyện cho bé nghe hàng ngày,...

 Con chắc chắn sẽ phát triển thật tốt khi được lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy bố mẹ nên câng bằng sữa và ăn dặm, không nên quá tập trung vào ăn dặm mà bỏ qua sữa giai đoạn này.

Khi con trên 1 tuổi, con cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đủ chất giúp cung cấp đủ năng lượng để con có sức khỏe khám phá thế giới và phát triển một cách toàn diện.

Để giúp phát triển toàn diện cho trẻ, mời bố mẹ đọc thêm thông tin đầy đủ trong bài viết Trẻ cần gì để phát triển của POH nhé!

Khác biệt giữa tính cách bé trai - bé gái và cách nuôi dạy con

Tính cách bé trai và bé gái thể hiện các mặt khác nhau ngay từ những năm tháng đầu đời. Sự khác nhau này được hình thành nhờ đặc điểm sinh học và ảnh hưởng từ môi trường sống.

Đa phần bố mẹ sẽ có cách cư xử khác nhau với con trai và con gái, chính cách cư xử này góp phần tạo nên sự khác nhau trong tính cách của trẻ.

Ví dụ bố mẹ sẽ chọn đồ màu hồng cho con gái và đồ màu xanh cho con trai nên các bé trai lớn lên sẽ không thích đồ màu hồng vì cho rằng màu này nữ tính.

Hoặc bé gái thường được khen về vẻ bề ngoài hơn con trai, từ đó bé gái dần xem trọng hình thức của bản thân hơn bé trai.

Bố mẹ không nên phân biệt giữa bé trai và bé gái khi nuôi dạy con

Ngay cả đồ chơi trẻ em cũng thường được phân biệt theo quan niệm: Con gái chơi búp bê, con trai chơi ô tô.

Các chuyên gia cho rằng những việc phân biệt như thế này lâu dài có thể sẽ tạo ra tư duy bảo thủ cho trẻ về các vấn đề liên quan đến giới tính.

Các giai đoạn phát triển của bé gái và bé trai là hoàn toàn giống nhau, hai giới tính chỉ khác nhau về các đặc điểm sinh học. Vì thế nếu muốn con có tính cách cởi mở, bố mẹ nên chăm sóc và nuôi dạy bé trai và bé gái bằng các phương pháp giống nhau.

Mời bố mẹ cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này tại bài viết Khác biệt giữa tính cách bé trai - bé gái và cách nuôi dạy con nhé!

Cách nuôi dạy con hạnh phúc giai đoạn 0-12 tháng tuổi

Bố mẹ nào cũng muốn biết cách dạy con ngoan và thông minh, nhưng để có thể ngoan và thông minh, con cần trở thành một em bé hạnh phúc trước đã. Vậy làm thế nào để con trở thành một em bé hạnh phúc?

Bí quyết chăm trẻ sơ sinh để con trở thành một em bé hạnh phúc không hề phức tạp như bố mẹ vẫn nghĩ.

Bố mẹ nên giữ cho bản thân mình tinh thần lạc quan, hạnh phúc và bộc lộ cho trẻ biết tâm trạng vui vẻ của mình, trẻ sẽ là “tấm gương” phản chiếu lại tất cả mọi cảm xúc đó.

Các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mẹ cũng là yếu tố quan trọng khiến con trở thành một em bé hạnh phúc.

Con chắc chắn sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu được mẹ yêu thương chăm sóc và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản.

Trẻ là "tấm gương" phản chiếu lại cha mẹ, cha mẹ hạnh phúc con cũng sẽ hạnh phúc

Mỗi khi tập phát triển kỹ năng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể nói chuyện với con về niềm vui khi con làm được những điều như vậy để trẻ cũng cảm thấy vui vẻ khi đạt được một “thành tựu” nào đó.

Ví dụ như mẹ có thể nói với con khi con đang tập đi rằng “Khi Bông biết đi, mẹ con mình sẽ cùng nhau ra công viên xem thật nhiều bông hoa. Vui quá con nhỉ!”...

Cùng đọc thêm thông tin trong bài viết Cách nuôi dạy con hạnh phúc 0-12 tháng tuổi để biết thêm nhiều cách khiến con trở thành một em bé hạnh phúc, thông minh và ngoan ngoãn mẹ nhé!

Dấu hiệu cảnh báo trong sự phát triển của trẻ về mặt xã hội

Trẻ phát triển không bình thường về một mặt nào đó là nỗi sợ hãi lớn nhất của các bậc cha mẹ. Vì thế việc phân biệt và phát hiện các dấu hiệu bất thường trong sự phát triển của trẻ là điều rất quan trọng.

Dấu hiệu trẻ không bình thường về mặt xã hội có thể được nhận biết qua cách con tương tác với những người khác.

Ví dụ như con không cười, thậm chí không hề muốn nhìn vào mắt người khác, khóc rất nhiều khi gặp người lạ... Nhiều dấu hiệu có thể cảnh báo các vấn đề xã hội, cảm xúc.

 Mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu nghi ngờ con có dấu hiệu tự kỷ

Nếu bố mẹ không thấy dấu hiệu bé sắp biết nói hay con không thể bập bẹ, ê a khi trẻ được 1 tuổi kèm với một số dấu hiệu như con không biết bắt tay, vẫy tay, không giao tiếp với người khác... rất có thể con đang có nguy cơ mắc chứng tự kỷ.

Nếu nghi ngờ có dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ, mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định rõ tình trạng của con và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Dấu hiệu cảnh báo trong sự phát triển của trẻ về mặt xã hội.

Dấu hiệu cảnh báo trong sự phát triển của trẻ về mặt cảm xúc

Cảm xúc của trẻ sẽ được phát triển cùng quá trình lớn lên của trẻ. Khi mới sinh ra, con mới chỉ biết buồn, vui, giận, sợ và con sẽ học được tất cả các cảm xúc khác như ngạc nhiên, hạnh phúc, lạc quan, bồn chồn... khi lớn lên.

Vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với trẻ em là rất quan trọng. Việc con nhận ra cảm xúc của mình, biết cách kiềm chế đúng mức, biết cách đánh giá hành động tiếp theo của mình, nhận ra cảm xúc của người khác... sẽ quyết định tính cách và cách cư xử của con với mọi người.

Trẻ có trí tuệ cảm xúc tốt sẽ giao tiếp tốt, hòa đồng với bạn bé và dễ thích nghi với môi trường xung quanh. Những yếu tố này sẽ tạo thành nền tảng tốt giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc tốt dễ hòa đồng và thích nghi với môi trường mới lạ

Bố mẹ có thể giúp phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ bằng cách nói với con về các cảm xúc mỗi khi nhận ra con đang học một cảm xúc mới.

Ví dụ nếu con thấy con ngạc nhiên về việc quả trứng rất dễ vỡ, mẹ có thể nói với con rằng: “Quả trứng vỡ làm con rất ngạc nhiên vì con nghĩ trứng rất cứng và không có gì bên trong đúng không? Ngạc nhiên nghĩa là con biết thêm một điều lạ lẫm đấy”.

Một số trò chơi phát triển cảm xúc mà bố mẹ có thể chơi cùng con như diễn tả lại cảm xúc của các nhân vật trong sách, lý giải hành động của các nhân vật trong sách hay đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong một tình huống giả định.

Bài viết Dấu hiệu cảnh báo trong sự phát triển của trẻ về mặt cảm xúc sẽ cung cấp cho mẹ thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề này, mời mẹ cùng tìm hiểu với POH nhé!

Khi nào trẻ biết cười?

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện là thắc mắc của nhiều mẹ bầu đang mong chờ được nhìn ngắm và nói chuyện với con yêu.

Mẹ sẽ không phải chờ đợi quá lâu đâu, ngay khi mới sinh, trẻ đã bắt đầu hóng chuyện và chú ý khi được người lớn nói chuyện cùng rồi.

Nhưng để hóng chuyện thực sự thì mẹ phải đợi đến khi con được 2-3 tháng tuổi, khi đó con còn có thể ê a đáp lại lời nói của bố mẹ nữa đấy.

Khi hóng chuyện với bố mẹ, trẻ sẽ có rất nhiều biểu cảm trên khuôn mặt, và nụ cười sẽ là biểu cảm bố mẹ mong muốn được nhìn thấy nhất.

Bé có thể cười theo phản xạ hay cười khi thực sự cảm thấy vui, bố mẹ có thể nhận ra điều này qua nét mặt của trẻ.

Nụ cười khi ngủ của trẻ sơ sinh là phản xạ của cơ thể

Khi con cười khi ngủ, nhiều người gọi là bà mụ dạy trẻ sơ sinh cười, đó là nụ cười phản xạ.

Bố mẹ có thể nhận ra con biết cười qua các hình ảnh siêu âm từ khi còn nằm trong bụng mẹ, khi đó nụ cười cũng là phản xạ của cơ thể, không phải là biểu hiện vui mừng của con.

Bố mẹ có thể biết con cười vì cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi con cười với các tiếng reo nhỏ, mắt con cong lên lấp lánh và tay chân con có thể khua khoắng khắp nơi.

Nếu bé không cười thành tiếng khi được bố mẹ nói chuyện hay chơi đồ chơi nhưng mẹ vẫn thấy mắt con lấp lánh và người con có thể hơi rướn lên thì mẹ có thể biết là đây cũng là nụ cười biểu hiện niềm vui của con.

Vậy thời điểm nào con sẽ bắt đầu cười vì thấy vui và các nụ cười phản xạ sẽ biến mất, mời mẹ tìm hiểu trong bài Khi nào trẻ biết cười nhé!

 

Trẻ chưa biết cười - Liệu có bình thường?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đang học về cách bộc lộ cảm xúc và sẽ biết cười khi cảm thấy vui vẻ, thích thú. Nhiều bé có thể biết cười sớm hoặc muộn hơn mốc này, đây là điều bình thường vì mỗi em bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau.

Cách làm trẻ sơ sinh cười rất đơn giản vì điều gì với con cũng mới mẻ và con rất hứng thú khám phá thế giới. Một món đồ chơi phát nhạc xinh xắn, trò chơi ú òa, khuôn mặt hạnh phúc của bố mẹ... đều có thể khiến con cười vui vẻ.

Một món đồ chơi mới lạ có thể khiến bé cười vui thích thú

Thế nhưng có nhiều bé không cười khi cảm thấy vui vẻ và con lại bộc lộ cảm xúc qua những cách khác, điều này có bình thường không, mời bố mẹ tìm hiểu thông tin tại bài viết Trẻ chưa biết cười - Liệu có bình thường?

Hội chứng rối loạn lo sợ xa cách ở trẻ và cách đối phó

Tâm lý trẻ khi xa mẹ hay rời xa khỏi môi trường thân quen là cảm thấy lo âu và không an toàn. Điều này không chỉ xảy ra ở trẻ mà nhiều người lớn cũng cảm giác như vậy khi phải trải qua một sự xa cách nào đó.

Cảm giác này của trẻ sẽ tăng lên mỗi khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, cảm thấy mệt mỏi hay rơi vào những giai đoạn khủng hoảng (wonderweek).

Điều này gây khó khăn cho việc đi nhà trẻ của bé, đặc biệt là đối với những mẹ phải cho con đi nhà trẻ sớm.

Để bé không đòi mẹ quá nhiều khi đi nhà trẻ, mẹ có thể chuẩn bị sớm cho bé bằng cách nói chuyện với con về những lần tạm biệt, cho trẻ biết bạn sẽ đến đón trẻ đúng giờ,...

Trước khi cho trẻ chính thức đi học, mẹ cũng nên cho con đến chơi trong khuôn viên trường học để con quen dần với môi trường ở đó.

Trẻ nhỏ thường cảm thấy lo âu và không an toàn khi rời vòng tay của mẹ

Nhiều mẹ băn khoăn về việc có nên gửi bé cho ông bà khi đi làm thay vì cho con đi nhà trẻ sớm vì trẻ quen với ông bà hơn là lớp học.

Điều này là tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, nếu mẹ gửi con cho ông bà, mẹ nên thống nhất trước với ông bà về các phương pháp dạy con và cho ông bà biết thời gian biểu của trẻ để ông bà chăm sóc con dễ dàng hơn.

Thông thường, trẻ khoảng 2 tuổi trở lên sẽ dần dần không còn phụ thuộc vào sự có mặt của mẹ nữa. Đây là giai đoạn con đã biết nhận thức về sự vắng mặt tạm thời và biết rõ sẽ gặp lại bạn sau một khoảng thời gian.

“Bám mẹ” là bản năng của trẻ, nhưng nếu bé 4 tuổi bám mẹ thì mẹ cần lưu ý hơn đến tính cách của con. Những bé vẫn bám mẹ khi lớn thường sẽ có tính cách nhút nhát, thiếu tự tin và không muốn giao tiếp với người lạ.

Bố mẹ nên thống nhất về phương pháp nuôi dạy con với ông bà nếu quyết định nhờ ông bà trông bé

Để giúp con cải thiện các tính cách này, mẹ có thể cho con đi học các lớp năng khiếu mà con thích và bố mẹ cũng nên chú ý động viên khuyến khích con hàng ngày để trẻ tự tin hơn.

Nếu trẻ quá bám mẹ và chỉ muốn ở cạnh mẹ, có biểu hiện tiêu cực khi tách ra khỏi mẹ, mẹ nên đưa con đến các phòng khám tâm lý để các chuyên gia giúp mẹ đánh giá và điều chỉnh hành vi cho con nếu cần thiết.

Mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Hội chứng lo sợ xa cách ở trẻ và cách đối phó.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo