Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề phát triển xã hội ở trẻ

đăng bởi Nguyễn Khải

Phát triển về mặt xã hội là gì?

Phát triển kỹ năng xã hội bao gồm học cách giao tiếp, chơi và xây dựng mối quan hệ với người khác.

Mặc dù đây là một quá trình học tập suốt đời, nhưng năm đầu đời là khoảng thời gian vô cùng thú vị và quan trọng với trẻ, con sẽ nhanh chóng xây dựng được những kỹ năng này.

Trẻ thiếu tự tin về các kỹ năng xã hội có thể dẫn đến những khó khăn trong mối quan hệ với người chăm sóc con và sự phát triển tình bạn sau này. May mắn thay, phần lớn các vấn đề phát triển kỹ năng xã hội thường dễ dàng được giải quyết.

Làm thế nào mẹ biết con phát triển kỹ năng xã hội bình thường?

Trẻ dưới 2 tuổi vẫn chưa kết bạn, mẹ và những người chăm sóc sẽ là bạn chơi chính của con. Nhưng ngay cả khi mới sinh, con đã đang học các kỹ năng xã hội. Con sẽ ngắm nhìn khuôn mặt của mẹ và có thể bắt chước một số cử chỉ của mẹ.

Khi lớn lên, con sẽ bắt đầu học cách giao tiếp bằng bằng ánh mắt, mỉm cười và nói chuyện bi bô. 

Từ khi sinh ra con đã nhìn mẹ và các cử chỉ của mẹ

Mẹ sẽ sớm thấy con có một cá tính khá độc đáo. Do đó, sự phát triển được coi là bình thường ở các bé khác đôi khi lại không phù hợp với con.

Nếu con nhút nhát, con sẽ cảnh giác hơn với những người lạ và các tình huống mới, thích ở những nơi quen thuộc với những người mà con thân quen.

Khi con gặp phải một tình huống mới, con sẽ rất cần sự âu yếm và sự hỗ trợ từ mẹ. Với cương vị là một người cha người mẹ, điều quan trọng là mẹ phải cho con biết rằng mẹ chấp nhận con cho dù con là ai.

Các dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về sự phát triển kỹ năng xã hội 

Lo lắng sợ chia ly vào khoảng tám tháng là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ. Mẹ cũng cần phải nhớ rằng tất cả các em bé đều đôi khi trải qua những ngày buồn bã, không vui. Hầu hết các bậc cha mẹ đã trải qua sự thất vọng khi đưa con ra ngoài gặp gỡ bạn bè hoặc họ hàng mà con cảm thấy không vui và không thoải mái.

Nhưng nếu con có vẻ lo lắng trong một thời gian dài, hoặc trong những tình huống xã hội, đó là một dấu hiệu cho thấy con đang mệt mỏi và phải vật lộn với các kỹ năng xã hội của mình.

Mẹ có thể nhận thấy rằng con:

  • Không cười với người khác
  • Không thể duy trì giao tiếp bằng mắt với người khác
  • Nhìn đi chỗ khác hoặc quay người đi
  • Khóc nhiều hơn bình thường trong các tình huống mới liên quan đến người lạ hoặc những nơi xa lạ
  • Đỏ mặt hoặc hoặc đỏ cả cổ khi ở trong các tình huống xã hội
  • Chỉ hạnh phúc, vui vẻ khi đi đến nơi có rất ít người
  • Trở nên căng thẳng và khó chịu khi ở bên người lạ
  • Khó an ủi khi ở trong các tình huống xã hội

Mẹ có thể làm gì để giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội?

Dành nhiều thời gian để ngắm nhìn và trò chuyện với con. Mẹ là người mẫu lí tưởng của con khi nói đến các tình huống xã hội, vì vậy hãy cho con nhiều cơ hội để học hỏi từ mẹ. Nếu mẹ thấy rằng con kém tự tin hơn so với những người khác, mẹ hãy tạo cho con nhiều cơ hội hơn để bé được trải nghiệm các tình huống xã hội mới khác nhau.

Khi mẹ và con nói chuyện với nhau, con sẽ dành nhiều thời gian để ngắm nhìn khuôn mặt của mẹ và khuôn mặt của những người chăm sóc, gia đình và bạn bè. Điều này giúp con hiểu được thế giới xung quanh, bằng cách cố gắng hiểu cảm xúc của mẹ.

Các cách sau đây có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc với mọi người:

  • Nắm bắt các cơ hội để trò chuyện với con trong khi thay bỉm, mặc quần áo và tắm cho con. Nói với con về những gì con đang làm, cũng như những gì mẹ đang làm. Mẹ nói về cảm nhận của cả hai mẹ con để giúp con bắt đầu tạo mối liên kết giữa cảm xúc và hành vi của mình.
  • Khi con vui chơi, hãy dành thời gian để hát những bài hát thiếu nhi đồng thời minh họa theo lời bài hát, chơi một số trò chơi thú vị với bé như ú òa hay cù lét. Đây không chỉ là niềm vui lớn cho cả hai mẹ con mà còn cho con cơ hội để thực hành các kỹ năng xã hội của mình.

Mẹ mời bạn bè mang con tới chơi thường xuyên 

  • Giới thiệu con với các tình huống xã hội khác nhau nhưng mẹ hãy ở bên cạnh con để con cảm thấy được an toàn. Đi uống cà phê, thử cho con tiếp xúc với các nhóm bạn chơi khác nhau sẽ giúp con học cách đối phó với các tình huống lạ. Đây cũng là cơ hội tốt để mẹ xây dựng mạng lưới xã hội của riêng mình.
  • Trẻ không học cách thực sự chơi với bạn của mình cho đến khi được ba tuổi. Tuy nhiên, chơi cùng những đứa trẻ khác là một phần quan trọng giúp con phát triển các kỹ năng xã hội. Hãy cho con nhiều cơ hội để ở bên những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi. Bằng cách chia sẻ sự chú ý, đồ chơi và thực phẩm, con sẽ xây dựng các kỹ năng xã hội quan trọng hữu ích trong suốt cuộc đời mình.
  • Việc ăn uống cũng là một sự kiện mang tính xã hội rất quan trọng. Mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để  gần gũi và trò chuyện nhẹ nhàng với con. Khi con bắt đầu ăn dặm, hãy ăn cùng con thường xuyên, sử dụng bữa ăn để trò chuyện và vui chơi cùng với con. Điều này sẽ giúp con thư giãn và hạnh phúc hơn khi khám phá thức ăn. Con cũng sẽ tìm hiểu về những quy tắc nhỏ trên bàn ăn, giúp cho những chuyến đi trong tương lai trở nên dễ chịu hơn.
  •  Hãy chú ý đến phản ứng của con trong các tình huống xã hội và tìm hiểu cách con thích được an ủi. Có thể là những cái vuốt ve nhẹ nhàng, những lời nói êm dịu vào tai con, một nguồn sữa thơm ngon hoặc một món đồ chơi khiến con thoải mái.

Đôi khi mẹ cảm thấy lúng túng trong các tình huống xã hội. Làm thế nào mẹ có thể tránh truyền những cảm xúc đó cho con?

 Mặc dù con đang dõi theo mẹ - hình mẫu của con để tìm kiếm các tín hiệu xã hội, mẹ cũng  không cần phải cố gắng gồng mình hành động một cách hoàn hảo về mặt xã hội khi có con ở bên.

Bởi vì trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về cảm xúc và hành vi bằng cách dõi theo mẹ khi mẹ làm sai một việc nào đó, cảm thấy lúng túng và rồi lại kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

Phát triển kỹ năng xã hội là một quá trình hai chiều. Nếu mẹ ngại ngùng và thấy các tình huống xã hội khó khăn với bản thân, hãy cố gắng đừng để điều này hạn chế việc trải nghiệm của con.

Thay vào đó, hãy tìm cách khắc phục sự nhút nhát của chính mẹ, có thể bằng cách nhờ bạn bè, bạn đời hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ trực tuyến. Mẹ hãy bắt đầu tham gia những nhóm tập hợp xã hội có quy mô nhỏ trước, khi sự tự tin tăng lên, hãy tham gia vào các nhóm có quy mô lớn hơn.

Nếu mẹ cảm thấy quá mệt mỏi hoặc cô đơn đến mức trò chuyện và chơi với con rất khó khăn, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Mẹ nên làm gì nếu mẹ nghĩ con có vấn đề với sự phát triển kỹ năng xã hội?

Cha mẹ cũng chính là những chuyên gia về trẻ. Mẹ nên đặc biệt chú ý đến sự tương tác bằng mắt, những âm thanh phát ra, và bất kỳ sự lo lắng nào của trẻ trong các tình huống xã hội. Nếu mẹ nhận thấy sự khác biệt nhất quán và rõ rệt giữa con và các bạn cùng tuổi, hãy trò chuyện với chuyên gia tư vấn.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo