Các mốc phát triển về mặt xã hội ở trẻ: Học giao tiếp & phát triển mối quan hệ

đăng bởi Nguyễn Khải

Làm thế nào để trẻ học cách giao tiếp với mọi người? Khi nào con bắt đầu phát triển các mối quan hệ và quá trình này diễn ra như thế nào?

Tất cả bắt đầu từ người mẹ. Từ khi chào đời, con sẽ tìm đến mẹ để đáp ứng các nhu cầu của con.  

Lúc đầu, mẹ là người cung cấp nguồn thức ăn và tạo sự an toàn, thoải mái, vui vẻ cho con. Dần dần, khi con lớn lên, con sẽ muốn được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn.

Mẹ là người bạn đầu tiên của con và cũng là người con yêu quý nhất. Con sẽ cần mẹ đáp ứng mọi nhu cầu của mình: tình cảm, đồ ăn, sự thoải mái và học tập. 

Con sẽ thích thú khi nghe giọng nói của mẹ, nhìn thấy khuôn mặt của mẹ và chạm vào đôi tay của mẹ.

Con cảm thấy an toàn khi ở bên mẹ và trở nên ngày càng tự tin hơn để bắt đầu phát triển các mối quan hệ khác. 

Nhờ có mẹ, con sẽ bắt đầu làm quen với những thứ xung quanh, tạo tiền đề để bé phát triển các kỹ năng về mặt xã hội khi dần lớn lên.

Mời ba mẹ tham khảo thêm: Học nói: Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 0-12 tháng tuổi

Khi nào trẻ phát triển các kỹ năng xã hội?

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời sẽ bắt đầu tìm hiểu mọi thứ, học cách phản ứng và thích nghi với môi trường xung quanh. Đây chính là sự phát triển bình thường của trẻ.

Trong năm đầu tiên, trẻ tập trung khám phá những hoạt động đơn giản như nhặt và sắp xếp đồ chơi, đi dạo, trò chuyện và chơi cùng mẹ. 

Con rất thích quan sát mọi người nhưng chắc chắn vẫn muốn bên cạnh với ba mẹ mình hơn.

Khi được hai tuổi, con sẽ bắt đầu thích chơi với các em bé khác. Cũng giống như bất kỳ các các kỹ năng khác, trẻ vẫn cần phải học cách giao tiếp bằng cách thử nghiệm và có thể phạm lỗi. 

Con tiếp xúc làm quen với các bạn mới

Lúc đầu, con sẽ không chia sẻ đồ chơi với các bạn nhưng sau đó sẽ học cách thông cảm hơn. Khi ba tuổi, bé sẽ biết cách để trở thành một người bạn thật sự.

Các mốc phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ sơ sinh

Một tháng

Dù chỉ mới sinh ra, bé đã rất thích được mẹ tiếp xúc, ôm ấp, thầm thì và mỉm cười.

Ngay từ tháng đầu tiên, con đã bắt đầu làm mặt xấu với mẹ. Con thích ngắm nhìn gương mặt và có thể bắt chước một số cử chỉ của mẹ. Mẹ thử lè lưỡi ra và xem con có bắt chước không nhé.

Ở độ tuổi này, khi bế bé, mẹ nên giữ bé cách khuôn mặt mẹ từ 20cm đến 30cm. Đây là khoảng cách giúp trẻ tập trung quan sát tốt nhất. Một điều chắc chắn là gương mặt mẹ sẽ là gương mặt đầu tiên mà con nhận ra đó.

Hai tháng

Con sẽ thức hàng giờ để quan sát những gì đang diễn ra xung quanh mình. Thậm chí còn lóe lên nụ cười tuyệt vời đầu tiên, một thời điểm trọng đại và hạnh phúc của mẹ đấy.

Ba tháng

 Ở giai đoạn này, bé giao tiếp với mẹ bằng cách vừa cười vừa ê a, ríu rít. Do đó, mẹ hãy cười, đáp lại con và tương tác với con bằng các trò chơi vui vẻ.

Con cũng sẽ thích chơi các trò chơi tương tác mặt đối mặt với mẹ, ví dụ, chơi ú òa hoặc cù lét cùng con.

4 tháng đến 5 tháng

Trẻ bắt đầu cởi mở hơn với mọi người xung quanh, chào đón mọi người bằng những tiếng cười vui nhộn và niềm vui sướng. Tuy nhiên, với ba mẹ mình, con vẫn dành sự phản ứng nhiệt tình nhất. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ và bé rất gắn bó với nhau.

6 tháng đến12 tháng

Khi bắt đầu trở nên năng động hơn, trẻ có thể bắt đầu quan tâm đến các bé khác. Con sẽ vui vẻ chơi cùng với các bé khác, thỉnh thoảng còn mỉm cười, gừ gừ và bắt chước âm thanh của nhau. 

Nhưng chủ yếu các bé chỉ tập trung vào các trò chơi trước mắt của mình, chứ chưa thực sự chơi với nhau. Mẹ, hoặc anh/chị em sẽ là những người bạn chơi lý tưởng nhất của bé trong khoảng thời gian tới. 

Khoảng tháng thứ 7, mẹ có thể thấy bé bắt đầu cảnh giác hơn với người lạ và lo lắng khi không nhìn thấy mẹ. Bé sẽ cảm thấy buồn khi mẹ để con một mình hoặc để con với những người khác. 

Trong thời gian này, con sẽ trở nên độc lập hơn và sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh với mẹ. Khi bé gần được một tuổi, bé và mẹ sẽ ngày càng gắn bó với nhau hơn. 

Tuy nhiên, đôi khi trẻ trở nên giận dữ hoặc buồn bã khi không có mẹ bên cạnh, đặc biệt ở giai đoạn từ 10 đến 18 tháng, đôi khi là bất cứ lúc nào trong khoảng từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 20. Con sẽ thích ở gần mẹ hơn và buồn bã khi vắng mẹ.

13 tháng đến 23 tháng

Khi mới biết đi, con rất thích thú với mọi thứ xung quanh và chúng liên quan đến bé như thế nào. Khi học cách nói chuyện và giao tiếp, bé cũng bắt đầu học cách kết bạn.

Con cũng thích chơi với những bé khác cả bằng tuổi và lớn tuổi hơn. Ở độ tuổi này các bé chỉ đơn thuần ngồi chơi tự lập bên cạnh nhau chứ chưa thực sự đang chơi cùng nhau.

Vào khoảng 18 tháng, trẻ nhận thức được sự buồn bã của những bé khác khi chúng khóc, tuy nhiên lúc này bé chưa biết cách dỗ dành các bạn.

Ở độ tuổi này, con sẽ bảo vệ quyết liệt của đồ chơi của mình. Trẻ cần thêm nhiều thời gian nữa để học cách chia sẻ, do đó ở giai đoạn này đôi khi ba mẹ sẽ rất mệt với các bé đó.

Mẹ cũng có thể nhận thấy con hay bắt chước mẹ hay bạn bè của mình và dành rất nhiều thời gian để quan sát những gì họ làm. 

Con cũng sẽ muốn khẳng định sự độc lập của mình khi không muốn để mẹ dắt tay lúc đi bộ, hoặc nổi giận khi mẹ từ chối cho con làm điều mình thích.

24 tháng đến 36 tháng

Ở giai đoạn từ hai đến ba tuổi, con sẽ hiểu được sự yêu thương và tin tưởng. Con thể hiện tình cảm bằng cách thơm hoặc ôm âu yếm mẹ.

Tuy nhiên, con vẫn chưa thể đặt mình vào vị trí của người khác để đồng cảm và hiểu rằng mọi người cũng có cảm xúc riêng.

Nhưng con đang ngày càng biết chia sẻ đồ chơi của mình và ghi nhận tất cả các bạn cùng chơi là bạn bè mình.

Khi lớn lên, con sẽ tự học cách chia sẻ và cách giúp đỡ các bạn, thậm chí có thể có một hoặc hai người bạn thân.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển một cách nhanh chóng. Mẹ có thể nhận thấy con bắt đầu biết bắt chước những từ ngữ của mẹ (cả tốt và xấu).

Phát triển ngôn ngữ là một phần thiết yếu của việc giao tiếp và xã hội hóa ở trẻ.

Khuyến khích sự phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ

Mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với con, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Điều này sẽ giúp mẹ hiểu để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của con. Con rất thích được mẹ chú ý và quan tâm, đồng thời thích làm mặt xấu với mẹ.

Mẹ cũng có thể mời bạn bè và người thân đến chơi cùng, dành cho bé thật nhiều sự quan tâm và âu yếm.

Nếu con có biểu hiện lo lắng sợ chia ly thì mẹ cũng đừng buồn rầu hay lo lắng vì đây là giai đoạn phát triển rất bình thường của trẻ (trẻ thường sợ xa mẹ và không thích ở với người lạ ở giai đoạn khoảng 7 tháng tuổi). Thay vào đó, mẹ hãy yêu thương và thật kiên nhẫn với con nhé!

Nếu con khóc khi mẹ để người khác bế bé thì tốt hơn hết mẹ nên từ từ giúp bé làm quen với họ trước.

Đầu tiên, mẹ bế bé, để bé cảm thấy thoải mái trong vòng tay của mẹ, đồng thời hãy để người lạ có mặt bên cạnh hai mẹ con, để họ trò chuyện và chơi với bé trong khi mẹ vẫn đang bế bé, dần dần chuyển con cho họ bế, mẹ vẫn ở lại với con thêm một lúc. Cuối cùng, hãy rời khỏi phòng một vài phút và xem con như thế nào. 

Nếu con khóc hoặc rất khó chịu thì hãy bế con trở lại để an ủi và thử lại sau. Con sẽ dần dần học cách điều chỉnh cảm xúc của mình. Con sẽ dần hiểu cảm xúc khó chịu hay thất vọng của mình sẽ sớm qua đi. 

Mẹ nhờ bạn bè tới để con có bạn cùng chơi

Việc chơi với người khác đem đến rất nhiều lợi ích cho trẻ, vì vậy mẹ hãy để bé chơi với mọi người thật nhiều nhé!

Mẹ hãy chuẩn bị thật nhiều đồ chơi cho các bé ở độ tuổi này để bé nào cũng sẽ có đồ chơi và không phải tranh giành nhau. Mẹ cũng có thể cho bé tham gia một lớp học âm nhạc hay một phòng tập thể dục cho trẻ nhỏ để bé có thêm nhiều hoạt động cũng như có thêm những người bạn mới. 

Điều này sẽ cho con một cơ hội để phát triển cùng với các bé khác và cuối cùng con sẽ học cách kết bạn và duy trì các mối quan hệ của mình.

Làm thế nào khi con không muốn giao tiếp và chơi với những người xung quanh?

   Mẹ nên dẫn con đến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn nếu:

  • Khi con được một tuổi, nhưng có vẻ không quan tâm đến bất cứ ai ngoại trừ mẹ và bố, ngay cả khi mẹ cố gắng để thu hút con chơi với mọi người.
  • Trẻ thậm chí không muốn tương tác với ba mẹ khi được một tuổi.
  • Khi được từ 1 đến 3 tuổi, trẻ quá hung dữ, không thể chơi với những đứa trẻ khác mà không cắn, đánh hoặc đẩy chúng.
  • Trẻ thể hiện sự khó chịu, buồn bã quá mức khi thay đổi thói quen.
  • Trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh, ánh sáng.

Hành vi của trẻ có thể phát sinh từ sự sợ hãi và bất an. Bác sĩ có thể cho mẹ những lời khuyên và đưa ra những biện pháp xử lý. 

Một số trẻ còn trải qua giai đoạn không thể không cắn bạn cùng chơi. Nguyên nhân vì lúc này bé đang khám phá các hoạt động và cảm giác mới, đồng thời để biết mình có quyền được làm những gì.

Mẹ hãy giữ bình tĩnh và nói với con một cách đơn giản nhưng cương quyết rằng “Con không được phép cắn bạn” đồng thời cố gắng loại bỏ tình trạng hiện giờ của con. Hãy khen ngợi khi con cư xử tốt để khuyến khích các hành động tốt của con. 

Trong khi tất cả các bé đều đôi khi tỏ ra không mấy thân thiện với người khác, đặc biệt là khi tranh giành đồ chơi, thì việc hung hăng mọi lúc của trẻ là điều hoàn toàn không bình thường.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo