Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ 8 tháng tuổi làm được những gì?

Một thế giới phiêu lưu hoàn toàn mới đang dần mở ra trước mắt em bé 8 tháng tuổi. Nhiều bé đã bắt đầu học bò ở độ tuổi này.

Khi trẻ trở nên linh hoạt hơn con sẽ không tránh khỏi những lần va chạm và làm vỡ đồ đạc. Mẹ có thể bảo vệ bé an toàn hơn bằng việc “chăm chút” ngôi nhà của mình bằng những vật dụng an toàn với trẻ nhỏ.

Bé bắt đầu tập bò: Cột mốc lớn trong sự phát triển của con

Trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu trở nên nhút nhát với người lạ, hoặc khóc mếu nếu mẹ để bé một mình với người giữ trẻ. 

Đây là khởi đầu của hội chứng khủng hoảng xa cách, hay còn gọi là lo sợ xa cách. Khi đó con sẽ phải hiểu được rằng việc mẹ không ở cạnh con không có nghĩa là mẹ sẽ không quay lại đón con  nữa. 

>> Trò chơi cho trẻ 8 tháng thông minh

Trẻ 8 tháng tuổi đã biết bò chưa?

Khi được 8 tháng tuổi, con có thể bò rất tốt rồi. Hoặc bé có thể di chuyển bằng cách lết mông, ngồi lê, trườn bằng bụng, hay lẫy.  

Các bé có thể cố gắng đứng lên bằng cách bám lấy một đồ vật trong nhà. Nếu mẹ đặt bé bên cạnh ghế sofa, con sẽ thử vịn vào ghế để giúp mình đứng lên. Mẹ hãy đứng ngay phía sau bé để hỗ trợ thêm trong trường hợp bé loạng choạng đứng không vững.

Với khả năng di chuyển mới này, các bé giờ đây như đang bước vào vùng đất gập ghềnh đầy những cú va chạm và đổ vỡ. Đây là một phần không thể thiếu trong thời thơ ấu của mỗi người.

Mẹ có thể đứng tim vì lo lắng, nhưng hãy cố gắng thư giãn và quan sát bé khám phá môi trường xung quanh và phát triển các kỹ năng vận động của mình.

Có thể mẹ rất muốn bảo vệ con khỏi bị ngã xuống sau khi bé nỗ lực đứng lên không được. Nhưng hãy để con tự mình cố gắng để bé phát triển và học hỏi.

Khi em bé đã có thể di chuyển, mẹ hãy dành thời gian để sắp xếp ngôi nhà trở nên an toàn hơn với bé. Bằng cách cất, loại bỏ hoặc thay thế đồ vật dễ vỡ hoặc đồ đạc đã bị lung lay để chúng không đổ lên bé mẹ sẽ an tâm hơn khi con khám quá xung quanh căn nhà.

Một lưu ý nữa cho mẹ là nên di chuyển những đồ nội thất thấp ra xa khỏi cửa sổ và khóa cửa sổ lại. Một khi bé có thể tự kéo mình đứng thẳng lên, bé sẽ sớm leo thoăn thoắt trong nhà!

>> Trẻ 8 tháng tuổi tuần 1

>> Trẻ 8 tháng tuổi tuần 2

>> Trẻ 8 tháng tuổi tuần 3

>> Trẻ 8 tháng tuổi tuần 4

Trẻ có thể nhặt những thứ nhỏ xíu không?

Bé có thể bắt đầu chụm ngón tay lại như gọng kìm (đầu ngón cái và ngón trỏ chạm vào nhau). Đây là động tác giúp con có thể nhặt các vật nhỏ bằng hai ngón tay.

Bé cũng có thể sử dụng hai ngón tay đó để cầm những miếng thức ăn nhỏ, chẳng hạn như một lát chuối và tự bỏ vào miệng. Mẹ phải chắc chắn loại bỏ những thứ có thể gây hóc ra ngoài tầm với của con. 

Các bé rất giỏi trong việc sử dụng các ngón tay của mình để nhặt thức ăn và giữ nó bằng cách nắm chặt tay lại. Bé cũng học cách kiểm soát khi muốn xòe bàn tay và ngón tay của mình, vì vậy con có thể thả và ném đồ vật một cách thích thú.

Các bé cũng sẽ thích tìm kiếm những đồ vật bị rơi và sử dụng ngón trỏ để chỉ vào chúng.

Trẻ 8 tháng tuổi có thể hiện cảm xúc nhiều hơn không?

Cảm xúc của con ngày càng rõ ràng hơn khi con có thể thể hiện bản thân tốt hơn. Bé có thể vỗ tay khi thấy phấn khích, hoặc hôn một người thân mà con cảm thấy rất vui khi gặp. Con cũng có thể bắt đầu biết vẫy tay tạm biệt.

>> Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi ngày càng thể hiện cảm xúc nhiều hơn

Các bé cũng đang học cách tìm ra cảm giác của người khác và thậm chí là bắt chước tâm trạng, có thể bé sẽ thể hiện những cảm xúc đầu tiên của sự cảm thông.

Chẳng hạn, nếu con thấy một đứa bé khác đang khóc, con có thể nhìn em bé kia và bắt đầu tỏ vẻ buồn và thút thít khóc theo.

Cách xử lý khi trẻ không thích đi nhà trẻ sớm

Chuyện con không thích đến nhà trẻ là hoàn toàn bình thường, các bé sẽ thể hiện vài dấu hiệu của khủng hoảng xa cách lúc tám tháng tuổi. Các bé có thể bắt đầu ngại ngùng hoặc lo lắng khi mẹ đưa bé đến nhà trẻ hoặc thấy xung quanh bé toàn người lạ, đặc biệt là khi bé mệt mỏi hoặc cáu kỉnh. Khi con không thấy mẹ nữa, con có thể buồn và bắt đầu khóc.

Mẹ nên giúp bé giải quyết nỗi lo lắng bị xa cách bằng cách dành thời gian ở nhà trẻ, hoặc với người giữ trẻ, để cho bé quen dần với những người chăm sóc mới. Hầu hết các nhà trẻ và người giữ trẻ cho phép mẹ ở lại một thời gian đầu để giúp bé thích nghi với môi trường mới.

Một cách khác để giúp các bé vượt qua nỗi lo của mình là làm cho mỗi cuộc chia tay giữa hai mẹ con có quy luật để bé dễ dàng nhớ được thời điểm mẹ sẽ đi.

Chẳng hạn, mẹ luôn dành cho con một nụ hôn, nói lời tạm biệt và nói khi nào mẹ sẽ trở lại đón con khi chia tay bé. Bằng cách này, các mẹ sẽ phát triển cho con một thói quen và bé sẽ  không bị bất ngờ khi mẹ rời đi sau khi nói tạm biệt.

Mặc dù mẹ không muốn thấy con buồn, nhưng mẹ cần quyết đoán khi muốn trẻ nhanh chóng quen với việc mẹ không ở đó. Khi đến đón con hãy cố gắng chứng minh cho trẻ thấy rằng mẹ sẽ luôn quay lại. Điều này cũng giúp con phát triển lòng tin và khả năng hình thành sự gắn kết với người khác.

Nếu con sợ hãi hay bật khóc, mẹ hãy dỗ dành và an ủi con nhưng mẹ cố gắng đừng khóc vì điều đó có thể khiến mọi thứ khó khăn hơn cho cả mẹ và con.

Nếu các bé lo lắng về việc không có mẹ ở bên cạnh khi đi ngủ mẹ hãy hình thành một thói quen trước giờ ngủ con con như đọc sách, đọc thơ, hát... Mẹ thậm chí có thể xoa nhẹ nhàng lên người con để con cảm thấy thoải mái hơn.

Một số bé rất bám mẹ nhưng một số em bé khác thì không. Điều này phụ thuộc vào tính cách của con và cách con làm quen với thời gian xa cha mẹ.

Nếu mất nhiều thời gian để dỗ bé, bamej đừng nản lòng. Mẹ là người hiểu con hơn bất kỳ ai, vì vậy hãy làm theo bản năng của một người mẹ.

Trẻ 8 tháng tuổi thích khám phá điều gì?

Các bé sẽ thích tìm hiểu cách hoạt động của đồ vật bằng cách lắc, đập, quăng, thậm chí là nhai. Mẹ nên làm gì đó để các đồ vật xuất hiện trước mắt và thu hút sự chú ý của bé.

Một khu vui chơi dành cho trẻ em sẽ có rất nhiều đồ chơi thể đập, chọc, vặn, bóp, lắc và mở ra sẽ khiến bé thích thú.

Các con sẽ thích xem mẹ nhặt một đồ vật mà bé đã đánh rơi nhiều lần lặp lại! Các bé không phải đang cố làm phiền mẹ mà thực ra con chỉ thấy cảnh tượng vô cùng thú vị và giải trí mà thôi.

Các bé bây giờ cũng hiểu sự gắn kết của đồ vật. Ví dụ, bé nhận ra rằng những thứ nhỏ hơn sẽ nhét vừa vào trong những thứ lớn hơn. Con sẽ dễ dàng tìm thấy thứ gì đó mẹ giấu và sẽ chỉ hoặc nhìn vào đúng đồ vật mà mẹ gọi tên.

Sự phát triển về tầm nhìn cũng giúp khả năng khám phá của bé. Bây giờ bé có thể nhận ra mọi người và các đồ vật quen thuộc ở khắp phòng.

Nếu con phát hiện ra thứ gì đó ưa thích, con sẽ chỉ vào và cười khúc khích để thể hiện sự thích thú của mình, hoặc con sẽ bò về phía đó nếu có thể.

Trẻ có đang phát triển bình thường không?

Trên đây là những thông tin chung về khả năng của con. Nếu bây giờ con vẫn chưa thể thực hiện một kỹ năng nào đó thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Con sẽ phát triển tới giai đoạn đó sớm thôi. 

Các bé đều có tốc độ phát triển khác nhau và sẽ đạt được các mốc phát triển theo tốc độ của riêng.

Nếu mẹ sinh non (trước 37 tuần mang thai), con sẽ phát triển chậm hơn những trẻ khác cùng tuổi. Đó là lý do tại sao hầu hết trẻ sơ sinh sinh non được bác sĩ chia làm hai loại tuổi:

  • Tuổi theo thời gian, được tính từ ngày sinh của bé.
  • Độ tuổi chính xác, được tính từ ngày dự sinh của bé.

Mẹ nên đánh giá sự phát triển sớm của con theo ngày dự sinh chứ không phải ngày con chào đời. Các bác sĩ và chuyên viên chăm sóc cũng sẽ đánh giá sự phát triển của bé theo ngày dự sinh.

Nếu các mẹ có bất kì thắc mắc nào về sự phát triển của con, hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo