Hiểu rõ về sự phát triển trong từng hành trình của trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ chủ động, tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, chậm phát triển ở con mình.
Thế nhưng các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh lại là điều rất ít bố mẹ trẻ biết đến, đa phần các bố mẹ chỉ nuôi con dựa theo kinh nghiệm truyền miệng. Điều này chính là nguyên nhân khiến bố mẹ thường xuyên cảm thấy hoang mang, lo lắng khi con bước vào giai đoạn phát triển mới.
Bố mẹ sẽ chăm sóc và nuôi dạy con dễ dàng hơn khi hiểu rõ về sự phát triển của trẻ.
Vậy thì nếu bố mẹ muốn chủ động khi nuôi dạy trẻ sơ sinh và hiểu rõ từng giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ trong những năm đầu đời thì mời bố mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của POH nhé!
Lịch trình phát triển về giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất của trẻ. Các nhà khoa học đã chứng minh, các tế bào thần kinh của con phát triển rất mạnh mẽ khi con đang ở trong giấc ngủ sâu.
Khi con được ngủ sâu và đủ giấc, cơ thể con sẽ được phục hồi năng lượng và phát triển khiến con luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn.
Ngược lại, khi không được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ và còn khiến bố mẹ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress khi nuôi con.
Vì thế con cần được đảm bảo cả thời gian ngủ và chất lượng rất ngủ để có thể phát triển tốt nhất, đặc biệt là đối với các giấc ngủ đêm.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi có thể thay đổi, đặc biệt là thời gian ngủ ngày.
Bố mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều cả vào ban ngày và ban đêm, tuy nhiên bố mẹ nên giúp con cân bằng thời gian giữa các giấc ngủ, tránh việc bé ngủ giấc ngày quá nhiều khiến đêm khó ngủ, rơi vào tình trạng “ngủ ngày cày đêm”.
Tổng thời gian ngủ của trẻ theo độ tuổi không cố định và sẽ có sự khác nhau, nhưng các chuyên gia khuyến cáo độ dài giấc ngủ đêm của trẻ nên dài ít nhất là 8,5 tiếng.
Mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khi thực hành nuôi con theo phương pháp EASY của POH để biết chi tiết hơn về độ dài từng giấc ngủ cũng như thời gian thức tối đa trong ngày của trẻ nhé.
Mẹ cũng có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết Lịch trình phát triển về giấc ngủ của trẻ.
Các mốc thời gian mọc răng và thay răng của trẻ
Thời kì mọc răng của trẻ thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi, có bé mọc sớm hoặc mọc muộn hơn mốc này. Nhưng nếu đến khi con 1 tuổi mà bố mẹ chưa thấy con có dấu hiệu mọc răng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra.
Thứ tự mọc răng bình thường của trẻ là răng cửa hàm dưới rồi đến răng cửa hàm trên, sau đó là răng cửa bên của hai hàm, tiếp theo là đến răng hàm thứ nhất và răng nanh. Các răng hàm còn lại sẽ lần lượt mọc sau khi trẻ đã mọc răng nanh.
Tuy nhiên nhiều trẻ mọc răng không đúng thứ tự này, có trẻ mọc răng cửa hàm trên trước, có trẻ lại xuất hiện răng hàm trước. Điều này là bình thường vì mỗi bé sẽ có một nhịp điệu phát triển riêng.
Trẻ có thể sẽ hơi sốt nhẹ khi mọc răng.
Dù bé mọc răng nào trước thì bố mẹ cũng cần hết sức chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Mẹ nên dùng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ để chải sạch các mặt răng hàng ngày cho con.
Sau mỗi lần ăn dặm hoặc bú sữa, mẹ cũng nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng khăn xô sạch.
Thời gian mọc răng vĩnh viễn của trẻ có thể phụ thuộc vào thời gian mọc răng sữa của bé, nghĩa là nếu bé mọc răng sữa sớm thì bé có thể sẽ bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn sớm hơn và ngược lại.
Thông thường các bé sẽ thay răng vĩnh viễn trong giai đoạn 6-12 tuổi.
Để biết chi tiết hơn về thứ tự, thời điểm mọc răng của trẻ, mời bố mẹ đọc thêm trong bài viết Các mốc thời gian mọc răng và thay răng của trẻ.
Lịch trình cho trẻ ăn
Bố mẹ đều biết chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh phụ thuộc rất lớn vào sữa mẹ, vì thế nên chế độ ăn của mẹ là rất quan trọng. Mẹ nên ăn cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng và uống ít nhất 2 lít nước một ngày để đảm bảo chất lượng sữa cho con bú.
Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi và dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn là sữa mẹ hoặc sữa công thức với lượng sữa khác nhau tùy vào nhu cầu theo từng tháng tuổi của bé.
Các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống bất kì thứ gì ngoài sữa mẹ/SCT để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho con.
Dinh dưỡng cho bé 1 tuổi gồm cả sữa mẹ và ăn dặm.
Chế độ ăn cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi bắt đầu xuất hiện các loại thức ăn ngoài sữa vì con đã đến giai đoạn bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên tham khảo thứ tự giới thiệu thực phẩm và nguyên tắc thử dị ứng thức ăn cho con để xây dựng thực đơn ăn dặm lành mạnh, hợp lý cho bé.
Và dù mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm bé chỉ huy BLW cho con thì mẹ cũng nên tuân thủ một vài nguyên tắc chung như không nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ, không ép con ăn và chỉ cho con ăn theo nhu cầu, áp dụng kỉ luật bàn ăn đúng cách...
Mời mẹ tìm hiểu về dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm và đặc điểm ăn uống của trẻ theo từng tháng tuổi trong bài viết Lịch trình cho trẻ ăn.
Quá trình tập nói của trẻ
Trước khi trẻ tập nói, con đã dùng tiếng khóc và các cử động cơ thể đáng yêu của mình để giao tiếp với bố mẹ. Đến giai đoạn khoảng 3-4 tháng tuổi, mẹ chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe thấy con bập bẹ vài từ có nghĩa như mama, bà, papa...
Nếu mẹ không thấy bé 6 tháng tập nói hoặc bé không thể giao tiếp bằng mắt với mọi người, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra kĩ hơn.
Có bé sẽ tập nói sớm hoặc muộn nhưng không thể bập bẹ từ nào khi đã được 6 tháng tuổi có thể là dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ.
Trẻ mấy tháng biết nói là băn khoăn của rất nhiều bố mẹ nuôi con lần đầu.
Vào giai đoạn bé tập nói, con sẽ rất thích thú khi có người lắng nghe và đáp lại lời nói của mình. Vì thế bố mẹ nên thường xuyên dành thời gian nói chuyện với trẻ để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
Bố mẹ có thể tranh thủ nói chuyện với con khi làm bất kì việc gì bằng cách kể và miêu tả lại những gì diễn ra xung quanh trẻ, ví dụ như “mẹ đang thay tã sạch để cho con thoải mái hơn này”, hay “đã đến giờ đi tắm rồi, mẹ con mình đi tắm mát nhé”...
Khi dạy trẻ nói chuyện, bố mẹ nên nhìn thẳng vào mắt con, phát âm thật rõ ràng, rành mạch để con học cách phát âm chính xác, tránh dùng các từ nói ngọng, nói lái để dạy trẻ.
Trẻ phát triển khả năng nói chuyện theo từng tháng tuổi như thế nào, mời bố mẹ tìm hiểu trong bài viết Cách dạy trẻ tập nói hiệu quả!
Các mốc thời gian tập đi của trẻ
Trước khi bé tập đi, con sẽ tập các kĩ năng lẫy, ngồi, bò, đứng trước. Các kĩ năng này giúp con tập luyện các cơ bắp và học cách giữ thăng bằng để sẵn sàng cho việc tập đi.
Thời gian bé tập đi có thể khác nhau tùy theo sự phát triển và thể chất của từng trẻ, đa số bé sẽ bắt đầu tập đi trong khoảng từ 9-15 tháng tuổi.
Ban đầu con mới chỉ có thể bước đi khi bám vào một vật làm trụ rồi dần dần con sẽ học được cách tự bước đi trên đôi chân của mình.
Quá trình tập đi của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như cân nặng hoặc môi trường gia đình.
Bé nặng cân sẽ tập đi khó khăn hơn so với các bé có cân nặng vừa phải do trọng lượng lớn khiến con khó giữ thăng bằng hơn. Các bé có anh chị sẽ tập đi nhanh hơn khi thường xuyên được chơi đùa cùng anh chị.
Khi dạy con tập đi, mẹ nên để con đi chân đất để trẻ hoàn thiện kĩ năng tốt hơn.
Mẹ có thể áp dụng mẹo giúp bé nhanh biết đi bằng cách giữ bé đứng trên chân mẹ rồi hai mẹ con cùng bước đi hoặc đỡ bé bước đi từ phía sau nhưng không nên đẩy hay kéo bé đi theo mình để tránh các trường hợp tai nạn không may.
Trong giai đoạn tập đi của bé, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến vấn đề an toàn cho con và nên để mắt đến con 24/24.
Mẹ nên giữ các đồ vật không an toàn xa khỏi tầm với của bé, dọn dẹp sạch sẽ sàn nhà và lót những tấm đệm mỏng dưới sàn để đề phòng con trượt ngã.
Mẹ cũng nên lắp tấm chắn cầu thang và chắn bếp để trẻ không tự ý bước vào các khu vực nguy hiểm.
Mời mẹ đọc thêm bài viết Các mốc thời gian tập đi của trẻ để khám phá sự phát triển kĩ năng này của bé theo từng giai đoạn.
Các mốc phát triển về mặt xã hội của trẻ
Các mốc phát triển của trẻ về mọi mặt phần lớn tập trung trong 3 năm đầu đời, sự phát triển về mặt xã hội cũng vậy.
Vì thế sự chăm sóc và định hướng giáo dục của bố mẹ trong gia đình sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tính cách, kĩ năng, nhận thức và các mặt xã hội khác của trẻ.
Vì các mốc phát triển về mặt xã hội của con khó nhận biết hơn các kỹ năng khác nên mỗi khi nhận thấy điều gì mới của con, mẹ nên ghi lại ngay.
Ví dụ như lần đầu tiên con cười với những người lạ hay lần đầu tiên con biết cách thơm má bố mẹ để bày tỏ tình cảm...
Con sẽ phát triển các kĩ năng xã hội rất nhanh khi tiếp xúc với bạn bè.
Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ là nền tảng tốt giúp kỹ năng xã hội của bé phát triển nhanh hơn. Khi con biết nói, con sẽ biết bày tỏ thái độ, tình cảm, ý kiến của mình và biết cách làm quen với các bạn khác để bắt đầu xây dựng mối quan hệ xã hội đầu tiên.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về sự phát triển này của con trong bài viết Cột mốc phát triển về mặt xã hội của trẻ.
Các mốc phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là điều được các ông bố, bà mẹ rất quan tâm. Vì chúng dễ nhận thấy nhất để đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quên chỉ số vòng đầu cũng là một tiêu chí cũng hết sức quan trọng nữa nhé. Bố mẹ nên theo dõi cả ba chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu để có sự đánh giá tốt nhất về sự phát triển của con.
Thông thường, chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai thường nhỉnh hơn bé gái một chút. Một em bé trai có thể cao hơn từ 1 - 3cm và nặng hơn từ 0,5 - 2kg so với một bé gái cùng tháng tuổi trong năm đầu đời.
Ngoài giới tính, chiều cao, cân nặng, vòng đầu của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như gien di truyền và môi trường sống, chất lượng giấc ngủ, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong khi mang bầu, chế độ ăn và điều kiện sức khỏe của trẻ.
Mẹ nên đo chiều cao, cân nặng cho con vào buổi sáng để có số đo chính xác nhất.
Mẹ nên nhớ rằng mỗi trẻ đều là một cá thể riêng biệt và con sẽ có một tốc độ phát triển riêng, không bé nào giống bé nào.
Vì thế mọi thông tin chung về sự phát triển của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ đừng quá áp lực trong việc nuôi con theo “chuẩn” mà nên bình tĩnh quan sát và lắng nghe nhu cầu của trẻ để hành trình chăm sóc và nuôi dạy con thực sự là những phút giây hạnh phúc của cả gia đình.
Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé Việt Nam được tính theo biểu đồ tăng trưởng của tổ chức quốc tế WHO, mời mẹ tham khảo trong bài viết Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh
ĐỂ ĂN DẶM THÀNH CÔNG, BA MẸ CẦN NHỮNG GÌ ?
Nếu chỉ đơn thuần tập trung vào ăn dặm, vào cách chế biến món ăn thật ngon cho con, bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề “Ăn” của con. Bởi vì lịch sinh hoạt (ăn sữa - ăn dặm - ngủ) liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau.
Ăn sữa cách ăn dặm bao lâu? Kết hợp chúng với nhau thế nào? Ngày ăn mấy bữa? Mỗi giai đoạn điều chỉnh thế nào cho phù hợp? Làm sao để con vẫn đảm bảo đủ lượng sữa yêu cầu mà vẫn đảm bảo ăn dặm hiệu quả.
Ăn và ngủ liên quan chặt chẽ với nhau, ăn không tốt thì ngủ không ngon, ngủ không đủ thì ăn sẽ kém. Nếu xây dựng lịch sinh hoạt không phù hợp con sẽ bị biếng ăn, lười ăn. Sau đó là sợ ăn.
Nên EASY Two sẽ giúp bạn giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề của con.
Ở EASY Two có gì?
- Lịch sinh hoạt chi tiết của con trong giai đoạn từ 12-49 tuần
- Hướng dẫn bé lớn tự ngủ (không cam kết tự ngủ 100% nếu 0-12 tuần chưa biết tự ngủ)
- Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp và các tuần khủng hoảng
- 4 phương pháp ăn dặm kèm theo thực đơn của từng bữa trong tất cả các ngày:
+ Ăn dặm truyền thống kiểu EASY Two,
+ Ăn dặm kiểu Nhật - EASY Two,
+ Ăn dặm BLW,
+ Ăn dặm kết hợp kiểu EASY Two (Ăn dặm kiểu Nhật + BLW, Ăn dặm truyền thống + BLW).
Tham gia “EASY Two (12-49w): Ăn dặm kiểu EASY” ngay bây giờ: http://easytwo.poh.vn/
Lưu ý: POH nhận các bé dưới 40 tuần tham gia EASY Two.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo