Các giác quan ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?

đăng bởi Nguyễn Khải

Trẻ sơ sinh học hỏi về thế giới xung quanh chủ yếu thông qua thông tin nhận được từ các giác quan. Vì vậy, đối với sự phát triển của trẻ, giác quan đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ở bài viết này mời ba mẹ cùng tìm hiểu ảnh hưởng của giác quan tới mối liên kết giữa mẹ và bé, sự phát triển thể chất và kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng như cách để khuyến khích các giác quan phát triển.

 

 

5 giác quan của trẻ sơ sinh 

5 giác quan của bé gồm: vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giácthính giác. Đây là những công cụ mà các em bé sử dụng để hiểu môi trường xung quanh.

Mọi thứ em bé cảm nhận qua các giác quan đều cung cấp một luồng thông tin liên tục được lưu trữ trong não của em bé. Khi lớn lên và phát triển, em bé sử dụng thông tin đó để xây dựng một bức tranh về thế giới xung quanh.

Các giác quan là công cụ để trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh

Các giác quan là công cụ để trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh

Ngay cả những điều đơn giản nhất cũng có thể giúp con hiểu thế giới nhỏ bé của mình.

Ví dụ, rất nhiều giác quan được vận dụng khi mẹ âu yếm bé như:

  • Em bé có thể nhìn thấy khuôn mặt và nghe giọng nói của mẹ
  • Em bé cảm nhận được sự đụng chạm của mẹ và cảm giác chuyển động nhẹ nhàng
  • Em bé cũng có thể ngửi thấy mùi cơ thể mẹ...

Tất cả những cảm giác này gửi thông tin đến não của bé và giúp bé học hỏi.

Vai trò của giác quan trong sự liên kết giữa mẹ và bé

Từ lúc chào đời, em bé sẽ sử dụng các giác quan của mình để tiếp tục quá trình gắn kết bắt đầu từ trong bụng mẹ. Em bé đã quen thuộc với giọng nói của mẹ và sẽ thích lắng nghe mẹ dỗ dành và bập bẹ với bé.

Các giác quan của em bé được thông báo để nhận ra mùi đặc trưng của mẹ, mùi mà em bé đã quen thuộc khi còn trong tử cung. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ít nhất 50 phút da kề da ngay sau khi sinh giúp em bé nhận ra mẹ qua mùi của mẹ.

Xúc giác của bé cũng có thể giúp mẹ gắn kết với bé trong những ngày đầu. Giữ em bé nằm trên ngực mẹ để thực hiện da kề da có thể làm bé bình tĩnh và ổn định nhịp tim.

Trên thực tế, tiếp xúc da kề da có thể làm cho cả mẹ và bé cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Những khoảnh khắc nhẹ nhàng và yêu thương này khiến hormone oxytocin (hormone tình yêu) được giải phóng. Hormone oxytocin có thể kích thích hoặc làm tăng cảm giác gần gũi cũng như sự gắn kết.

Mát xa cho em bé có thể giúp xây dựng liên kết giữa mẹ và bé. Mát xa kích thích nhiều giác quan của bé, không chỉ là xúc giác. Em bé sẽ nhìn thấy khuôn mặt của mẹ, nghe giọng nói và ngửi thấy mùi hương đặc trưng của mẹ. Tất cả những trải nghiệm cảm giác này giúp mẹ và em bé xây dựng một mối liên kết đặc biệt.

Vai trò của giác quan với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Em bé sử dụng các giác quan của mình để tìm thức ăn cần thiết cho sự phát triển. Sau khi sinh được vài phút, em bé sơ sinh tỏ ra thích mùi sữa mẹ. Em bé thậm chí có thể quay đầu và di chuyển về phía vú của mẹ để bú.

Vị giác của bé cũng rất nhạy cảm. Trên thực tế, phạm vi phân bố các tế bào cảm nhận vị giác của em bé rộng hơn so với mẹ! Trong ba tháng đầu, em bé có thể phân biệt vị ngọt và đắng, và thể hiện sự yêu thích nhất định đối với đồ ngọt. Điều đó là hiển nhiên vì sữa mẹ có vị ngọt tự nhiên.

Xúc giác cũng có thể góp phần trong việc giúp em bé phát triển, đặc biệt nếu bé sinh non.

Em bé sinh non có xu hướng tăng cân nhanh hơn và được xuất viện sớm hơn nếu em bé được mát xa khi ở trong Phòng Chăm sóc tăng cường sau sinh (Neonatal intensive care unit - NICU).

Khi bé bắt đầu ăn dặm, sở thích của bé đối với một số vị nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi những gì mẹ ăn trong quá trình mang thai và khi cho em bé bú.

Em bé sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các giác quan của mình khi phát hiện ra các mùi vị, tầm nhìn mới, âm thanh và kết cấu mới đến từ chế độ ăn uống đa dạng hơn.

Em bé sẽ thêm vào mục những thực phẩm và đồ uống quen thuộc mà mẹ đưa cho bé bằng cách kiểm tra thật chặt chẽ. Lăn hạt đậu Hà Lan, lắc một cốc nước, cuộn sợi mì hay đưa thứ gì đó vào miệng nhanh chóng tạo ra một mớ hỗn độn, nhưng đối với em bé đó là một lễ hội giác quan!

Vai trò của giác quan trong sự phát triển thể chất của bé

Tất cả các giác quan phát huy tác dụng khi bé học về thế giới vật chất xung quanh.

Khi mới bắt đầu, thế giới của em bé là một mớ hỗn độn của những cảm giác chồng chéo - của xúc giác, thị giác, khứu giác, vị giác và thính giác. Nhưng trong vài tuần, các kết nối thần kinh của bé bắt đầu phát triển. Con người, đồ vật và sự kiện bắt đầu hình thành trong tâm trí bé.

Giác quan kích thích sự phát triển thể chất của trẻ

Giác quan kích thích sự phát triển thể chất của trẻ

Các bé sử dụng cảm giác của mình để tìm hiểu về hình dạng và kết cấu của đồ vật. Trong những tháng đầu, ngón tay và bàn tay của em bé không thể giúp bé làm điều đó, vì vậy em bé sử dụng miệng của mình.

Miệng của em bé có nhiều đầu dây thần kinh trên mỗi cm2 nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể. Em bé có thể khám phá số lượng lớn thông tin bằng cách mút và gặm một món đồ chơi. Đây là lý do tại sao em bé đưa hầu hết mọi thứ vào miệng!

Khi thị lực của bé được cải thiện, sự phối hợp tay và mắt bắt đầu phát triển. Khi được 6 đến 8 tuần tuổi, em bé sẽ di chuyển đầu và mắt để theo dõi một vật thể. Khi được 3 tháng tuổi, em bé có thể nhìn vào một vật mà bé đang cầm trên tay.

Đến 4 đến 5 tháng tuổi, tầm nhìn của bé đã đủ phát triển để bé hiểu về khoảng cách, giúp bé vươn ra và nắm lấy đồ chơi của mình. Kỹ năng mới này mở ra một thế giới khám phá hoàn toàn mới.

Khi lớn lên, em bé tìm kiếm những trải nghiệm mới về cảm giác, giúp thúc đẩy sự phát triển của em bé.

Nhiều đồ chơi trẻ em được thiết kế để khuyến khích trẻ học hỏi, nhưng các hoạt động đơn giản hàng ngày cũng giúp phát triển não của bé. Vì vậy mẹ không cần đầu tư quá nhiều vào các phương tiện được quảng cáo giúp trẻ phát triển.

Cái ca để múc và đổ nước trong bồn tắm rèn cho bé kỹ năng vận động tinh và giúp bé hiểu về chất lỏng và trọng lực. Một chuyến đi đến công viên với những âm thanh, cảnh vật, mùi hương và kết cấu ở đó tạo ra rất nhiều kích thích giác quan giúp em bé thực hành các kỹ năng vận động mới.

Vai trò của giác quan trong việc tăng cường kỹ năng giao tiếp của em bé

Các giác quan có vai trò quan trọng trong việc giúp bé học giao tiếp. Ngay cả trước khi sinh, em bé đã biết âm thanh giọng nói của mẹ và có thể nhận ra giọng của bố và anh chị em.

Sau khi sinh, em bé sẽ bắt đầu trau dồi kỹ năng lắng nghe bằng cách chuyển sang những âm thanh quen thuộc. Sau 3 tháng tuổi, em bé có thể nhìn thẳng vào mẹ khi nghe giọng nói của mẹ. Em bé cũng có thể bắt đầu bập bẹ hoặc cố gắng bắt chước.

Không phải tất cả giao tiếp đều bằng lời nói, vì vậy thị giác cũng đóng vai trò rất quan trọng. Em bé học cách đọc biểu cảm trên khuôn mặt kết hợp với giọng điệu của mẹ từ rất sớm.

Chỉ sau 4 tháng tuổi, em bé sẽ đoán được âm thanh phát ra từ người nào dựa vào biểu cảm trên khuôn mặt. Em bé có thể cảm thấy lúng túng và buồn bã nếu dự đoán của mình không đúng.

Khi em bé lớn lên và học cách nói chuyện, những trải nghiệm của các giác quan sẽ giúp bé xây dựng vốn từ vựng. Em bé sẽ không thể hiểu những từ như mịn màng, thô ráp, nhếch nhác và mềm mại nếu không tự mình trải nghiệm.

Khuyến khích sự phát triển giác quan ở trẻ sơ sinh

Các giác quan của bé bắt đầu phát triển rất sớm trong thai kỳ. Trong ba tháng đầu tiên, các tế bào cảm nhận vị giác, thụ thể khứu giác và thụ thể cảm ứng hình thành. Các thụ thể cảm ứng hình thành đầu tiên xung quanh miệng và má, sau đó lan sang các bộ phận còn lại của cơ thể.

Vị giác và thụ thể khứu giác cũng đang hình thành trong ba tháng đầu tiên. Khi bé chào đời, bé có thể nghe, ngửi, nếm và rất nhạy cảm khi được chạm vào. Em bé cũng có thể nhìn thấy, mặc dù nhìn mọi thứ rất mờ.

Trẻ sơ sinh chưa thể hiểu những trải nghiệm cảm giác mới này. Các bó mô thần kinh mang thông tin từ các thụ thể cảm giác của bé đến não, được gọi là kết nối thần kinh, chưa đủ trưởng thành.

Chìa khóa khuyến khích phát triển giác quan là sử dụng kết nối thần kinh trưởng thành. Khi càng được sử dụng nhiều, những kết nối thần kinh càng phát triển và càng có nhiều kết nối được tạo ra. Vì vậy, em bé càng trải nghiệm nhiều, não của bé càng có thể tạo ra nhiều kết nối.

Theo thời gian, em bé xây dựng sự hiểu biết về thế giới và bắt đầu sử dụng sự hiểu biết đó để điều khiển suy nghĩ và cách cư xử.

Mẹ nên làm gì khi hiện dấu hiệu chậm phát triển giác quan ở trẻ?

Các giác quan của bé ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống và sự phát triển hàng ngày của bé. Mỗi em bé phát triển theo một tốc độ khác nhau.

Nếu mẹ lo lắng về bất kỳ giác quan nào hay khả năng phản ứng lại với các kích thích giác quan của con có vấn đề mẹ hãy trao đổi với bác sĩ.

Bác sĩ cũng có thể giúp đỡ nếu mẹ cảm thấy như không thể cho bé những trải nghiệm giác quan cần thiết. Rất có thể mẹ đang trải qua trầm cảm sau sinh. Nếu như vậy các sĩ có thể giúp mẹ có được sự hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo