Các hoạt động hàng ngày như chơi, thay tã và cho bé ăn là một cơ hội tuyệt vời để phát triển các giác quan của con. Mẹ thậm chí có thể giúp con sử dụng các giác quan để thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của con nữa đó.
Khi nào thì con sẵn sàng với các trò chơi giác quan?
Ngay từ khi mới chào đời, bé đã sẵn sàng với các trò chơi giác quan rồi mẹ nhé. Thậm chí từ khi còn nằm trong bụng mẹ, con đã thích nghi dần giọng nói và các âm thanh hàng ngày khác. Bé còn cảm nhận được chuyển động của mẹ và nếm thử các loại thực phẩm mẹ ăn.
Khi con bước vào thế giới này, con sẽ nhận ra được giọng nói và mùi hương của mẹ và ngay lập tức cuốn lấy mẹ. Con sẽ thích nghe mẹ nói chuyện và gần gũi với con.
Mẹ chơi những trò chơi giác quan kích thích sự phát triển của bé
Trẻ sơ sinh luôn thích trò chuyện mặc dù con chưa biết nói. Con thường sẽ cố gắng bắt chước các biểu cảm khuôn mặt của mẹ như một phương tiện để giao tiếp với mẹ.
Mẹ hãy thử lè lưỡi hoặc há và ngậm miệng lại trước mặt con. Con có thể bắt chước mẹ đó.
Ngay cả khi mẹ không thấy con phản ứng lại, con vẫn sẽ cảm thấy rất thích thứ và tập trung quan sát mẹ. Đây chỉ là sự khởi đầu của những cuộc trò chuyện suốt đời giữa mẹ và con.
Làm thế nào để mẹ có thể giúp các giác quan của con phát triển?
Nhiều mẹ phải dành phần lớn thời gian để chăm sóc những nhu cầu cơ bản của con như ăn ngủ ị và cảm thấy không có thời gian giúp con học hỏi.
Nhưng thực tế thì mẹ có thể kích thích các giác quan của con bằng các hoạt động bình thường hàng ngày, như lúc mẹ đang cho con ăn, thay tã hay cho con ngủ. Dưới đây là một số ví dụ cho mẹ:
- Khi con đang nằm trong cũi, xe lôi hoặc trên thảm chơi, hãy cố gắng cho con những đồ vật thú vị để nhìn và chạm vào. Đặt con ở những khu vực khác nhau xung quanh nhà cũng sẽ cho con những tầm nhìn khác nhau.
- Mẹ nên tập bụng (tummy time) cho con ít nhất ba lần mỗi ngày (thời gian mỗi lần ngắn). Sau đó, tăng dần thời lượng của các buổi cho đến khi con tập bụng khoảng một giờ mỗi ngày. Khi con hoạt động thể chất nhiều hơn, mẹ phải đảm bảo con có những nơi an toàn để tập lăn, bò và trèo qua các chướng ngại vật như đệm, gối...
Tummytime - Kích thích giác quan con phát triển
- Trò chuyện với con về những gì mẹ làm, như lúc leo lên cầu thang hay chuẩn bị bữa tối. Nói đến những chi tiết mà bé quan tâm vì con sẽ học hỏi tốt hơn nếu thực sự chú ý.
- Trong khi đang thay tã bỉm cho bé, mẹ hãy mô tả những gì mẹ đang làm. Tưởng tượng cảm xúc của con như thế nào cũng giúp con gắn kết cảm xúc của mình với mẹ. Đưa cho con bông gòn, khăn ướt và tã sạch để con tự trải nghiệm cảm giác chạm. Mẹ đừng quên nói với con về các kết cấu khác nhau nữa nhé.
- Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy mô tả mùi vị và kết cấu của các loại thực phẩm khác nhau và khuyến khích con khám phá thức ăn bằng tay và miệng. Con sẽ nghịch đồ ăn và gây ra một chút lộn xộn trên bàn ăn nhưng bé lại rất vui vẻ.
- Khuyến khích con khám phá đồ chơi nhiều cách khác nhau như lắc, đập, xếp và vuốt ve đồ chơi. Xây dựng sự tự tin của con bằng cách chúc mừng con khi con học hỏi được một điều mới hoặc khám phá ra cách chơi một món đồ chơi mới.
- Thời gian tắm sẽ là cơ hội để tìm hiểu về sự chìm và nổi, ấm và lạnh, ẩm ướt và khô. Chỉ cho con cách nước chảy giữa các đồ vật khác nhau và khuyến khích con tự khám phá dòng nước chảy bằng cốc hoặc miếng bọt biển.
Những trò chơi và hoạt động nào sẽ thúc đẩy sự phát triển các giác quan của con?
Thị giác
Mặc dù thị lực của trẻ sơ sinh còn hơi mờ cho đến khoảng năm tháng tuổi, con vẫn có thể ngắm nhìn các chi tiết trên khuôn mặt của mẹ. Hành động quan sát các biểu cảm và hành vi trên khuôn mặt của mẹ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các kỹ năng xã hội của con.
Từ hai tháng đến bốn tháng tuổi, con bắt đầu giao tiếp bằng mắt với mẹ. Thậm chí bé có thể cười, nói chuyện và làm các biểu cảm khác nhau. Phản ứng của mẹ với những hành động nhỏ của con sẽ giúp con ý thức về bản thân. Nhờ đó mẹ và bé càng gắn kết với nhau hơn.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh
Kích thích thị giác phát triển
Một kỹ năng khác phát triển trong những tháng đầu đời của con là cách phối hợp các chuyển động của đầu và mắt. Kỹ năng này sẽ giúp con theo dõi các vật chuyển động và hiểu mối liên hệ giữa các vật xung quanh.
Mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng này bằng cách từ từ di chuyển một món đồ chơi qua tầm nhìn của con và khuyến khích con nhìn theo chuyển động.
Tham gia POH Acti (0-12 tháng) để giúp con phát triển toàn diện giác quan, vận động, ngôn ngữ mẹ nhé!
Xúc giác
Xúc giác của con đã rất phát triển từ khi chào đời. Miệng của con đặc biệt nhạy cảm với kết cấu và nhiệt độ của vật. Trẻ nhỏ rất thích sử dụng miệng để tự khám phá các vật mới.
Từ khoảng năm tháng tuổi, con bắt đầu thích tiếp xúc với các đồ vật bằng tay. Đặt một món đồ chơi trong tầm mắt nhưng ngoài tầm với của trẻ để khuyến khích con hoạt động thể chất. Mẹ hãy quan sát quá trình con di chuyển, lăn lê về phía mốn đồ chơi đó.
Kích thích thị giác của trẻ phát triển
Treo đồ chơi để con đá vào cũng sẽ giúp dạy cho con về nguyên nhân và kết quả, đồng thời cũng giúp xúc giác của con phát triển.
Một cách vô cùng đơn giản để kích thích xúc giác là tiếp xúc với con thật nhiều. Khi mẹ nhẹ nhàng vuốt ve và cưng nựng con sẽ cảm thấy thật êm ái và dễ chịu. Mẹ sẽ cảm nhận được rằng con thích được ở gần mẹ. Sự ấm áp, mùi hương và giọng nói của mẹ đem lại cho trẻ cảm giác thân thuộc.
Thính giác
Trẻ sơ sinh nhận ra giọng nói của mẹ từ khi chào đời. Trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi trong cách nói của mẹ. Con sẽ phản ứng nhanh với giọng nói vui vẻ. Ngược lại giọng trầm trầm hoặc buồn làm trẻ phản ứng chậm hơn.
Mỗi khi mẹ nói chuyện với con, con sẽ lắng nghe và học hỏi về các âm thanh, nhịp điệu khác nhau. Để con được đáp lại lời mẹ. Có khi trẻ chỉ cười khúc khích, có lúc lại bật cười ra tiếng thật tươi.
Khi con phản ứng lại, mẹ hãy trả lời lại con nhé. Làm như vậy con thấy được rằng mẹ rất quan tâm đến những gì con nói. Điều này giúp hỗ trợ sự phát triển về mặt ngôn ngữ và sự hiểu biết của con.
Nói chuyện, chơi và cười với con cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Hoạt động này kích hoạt giải phóng hormone oxytocin giúp tạo ra mối liên kết gần gũi và yêu thương giữa mẹ và con.
Không chỉ mẹ mà bố cũng sẽ giải phóng hormone oxytocin khi bố bế con, chơi cùng hoặc trò chuyện với con. Càng sản xuất nhiều oxytocin, bố sẽ càng vui vẻ chơi với con hơn.
Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Kích thích sự phát triển giác quan: Thính giác
Sự tập trung của trẻ
Sự chú ý của trẻ sơ sinh ngắn hơn rất nhiều so với trẻ lớn và người lớn. Con nhanh chóng bị choáng ngợp bởi quá nhiều kích thích xung quanh. Các dấu hiệu cho thấy con có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn chán bao gồm:
- Dụi mắt
- Nhìn đi chỗ khác
- Khóc hoặc quấy khóc
- Cong lưng
- Nhắm mắt lại hoặc ngủ thiếp đi
Khi mẹ thấy thời gian chơi của con như vậy là đã đủ, hãy cho con nghỉ ngơi bằng cách dọn dẹp đồ chơi của con. Nếu con trông buồn ngủ, hãy thử đặt con xuống giường để con có một giấc ngủ ngắn.
Bé có những biểu hiện để nói với mẹ điều con muốn
Không nên quá chú trọng tạo thời gian biểu sẵn cho con để chơi với con mỗi ngày. Các dấu hiệu cho thấy con sẵn sàng để chơi là con có vẻ bình tĩnh và đang giao tiếp bằng mắt, di chuyển tay chân và tạo ra âm thanh. Mẹ có thể thấy những dấu hiệu này khi con được ăn no và ngủ đủ.
Theo thời gian, mẹ sẽ học cách đọc các tín hiệu của con. Nếu chưa hiểu được bé ngay thì mẹ cũng đừng vội, cả hai mẹ con vẫn đang trong giai đoạn làm quen với nhau mà.
Các hoạt động nhóm có thể giúp kích thích giác quan của con?
Mẹ là người bạn đầu tiên của con. Trong những ngày tháng đầu đời của con, mẹ hoàn toàn có thể tự kích thích nhu cầu phát triển của con.
Các hoạt động của hai mẹ con như âu yếm, làm trò biểu cảm khuôn mặt, nói chuyện, hát, đọc truyện và khám phá những đồ vật và đồ chơi thú vị đều giúp kích thích sự phát triển giác quan của bé.
Mời ba mẹ tham khảo bài viết Trẻ học tập như thế nào?
Khi con lớn hơn, mẹ có thể cân nhắc về việc đưa con ra ngoài tham gia các hoạt động nhóm, chẳng hạn như các lớp học âm nhạc. Mặc dù phải đến hai tuổi trẻ mới biết chơi với các bạn cùng trang lứa việc tham dự các hoạt động nhóm vẫn có những lợi ích nhất định.
Một nghiên cứu đã so sánh hai nhóm trẻ. Nhóm thứ nhất là những em bé sáu tháng tuổi tham gia vào các lớp học âm nhạc hàng tuần. Lớp học dạy các bài hát hỗ trợ phát triển giác quan và chơi nhạc cụ. Nhóm thứ hai là những em bé tham gia một lớp học được nghe nhạc trong khi chơi với đồ chơi.
Kết quả cho thấy những em bé trong lớp học được chơi nhạc cụ có nhận thức về âm nhạc và kỹ năng giao tiếp sớm hơn. Tuy nhiên, kết quả không chỉ ra được nếu trẻ nghe nhạc như thông thường ở nhà với bố mẹ có giúp phát triển kỹ năng hay không.
Các hoạt động nhóm cũng là một dịp để các phụ huynh gặp gỡ nhau và tìm bạn chơi cho con. Chính mẹ cũng sẽ tận dụng được thời gian này để ra ngoài và kích thích các giác quan của mình. Nếu cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn thì mẹ sẽ chăm sóc và chơi với bé vui vẻ hơn.
Nếu như con chưa đạt được một mốc phát triển như bạn bè cùng trang lứa thì mẹ đừng lo lắng. Không phải bé gặp vấn đề về phát triển hay không thích tương tác với mẹ. Các em bé có tốc độ phát triển khác nhau.
Nếu trẻ có dấu hiệu khiến mẹ lo lắng về sự phát triển của bất kỳ giác quan nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này để được hỗ trợ.
Nguồn: Babycenter
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo