Tummy time là gì? Tummy time có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời mà tummy time đem lại nhé!
MỤC LỤC
Tummy time là gì? Tại sao ba mẹ cần hướng dẫn tummy time cho trẻ?
Lợi ích tummy time - tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh
Khi nào có thể bắt đầu cho con nằm sấp?
Tummy time là gì? Tại sao ba mẹ cần hướng dẫn tummy time cho trẻ?
Tummy time thực chất là hoạt động tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn. Đây là cách tuyệt vời để khuyến khích bé vận động, rèn luyện cơ bắp khỏe mạnh ở phần thân, phần cổ giúp trẻ kiểm soát đầu, thực hành kỹ năng lẫy và bò.
Khi đặt trẻ sơ sinh lên ngực, mẹ cũng có thể để con nằm sấp để gắn kết với bé. Tiếp xúc da kề da với bé không chỉ là cơ hội hoàn hảo để âu yếm và tương tác bằng mắt với con, mà còn bắt đầu cho bé làm quen với hoạt động nằm sấp.
Trẻ nằm sấp giúp rèn luyện cơ cổ cứng hơn
Nằm sấp nhiều khi tỉnh táo và vui vẻ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động thô, kỹ năng cần thiết để di chuyển. Tập nằm sấp cũng là một cách tuyệt vời để khuyến khích bé chơi và học.
Lợi ích tummy time - tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh
Nằm sấp có rất nhiều lợi ích cho con.
- Nằm sấp giúp lưng, cổ và vai của trẻ khỏe mạnh hơn. Lớn hơn một chút nữa, bé cố gắng rướn người lên và duỗi thẳng tay. Nhờ đó giúp con biết lẫy và học bò.
- Tập nằm sấp tăng cường cơ cổ, giúp bé kiểm soát đầu tốt hơn, đồng thời trẻ được quan sát xung quanh nhiều hơn. Nhờ đó, trẻ nhanh chóng phát triển khả năng phối hợp và quan sát.
- Nằm ngửa nhiều có thể khiến đầu của bé bị hơi phẳng một bên, gọi là bẹp đầu, méo đầu. Do đó, nằm sấp còn hạn chế hiện tượng này nhờ làm giảm áp lực lên vùng đầu.
- Ngoài ra, nằm sấp cũng có thể giúp giảm sự chậm phát triển ở trẻ bị rối loạn bẩm sinh, như hội chứng Down. Một nghiên cứu cho thấy những em bé mắc hội chứng Down phát triển các kỹ năng vận động nhanh hơn nếu được tập nằm sấp, so với những em bé khác.
>> Tummy time và những lợi ích tuyệt vời
Khi nào có thể bắt đầu cho con nằm sấp?
Con có thể bắt đầu tập nằm sấp ngay sau khi ra đời. Mẹ bắt đầu càng sớm, bé sẽ càng nhanh chóng làm quen với tư thế đó.
Mẹ không cần phải đợi cho đến khi cuống rốn bé rụng và lành lại mới tập cho bé nằm sấp. Chỉ cần đảm bảo đặt bé nằm trên một chiếc chăn mềm nếu muốn tập cho trẻ nằm sấp trên sàn nhà.
Khi thức dậy, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp bằng cách đặt con lên trên bụng hay ngực mẹ, kê một chiếc gối dưới đầu cho thoải mái. Hãy dành nhiều thời gian trò chuyện và tương tác bằng mắt với bé ở tư thế này.
Tummy time bao lâu?
Vậy mẹ nên cho trẻ nằm sấp bao lâu?
Mẹ chỉ cần cho bé nằm sấp một chút mỗi ngày. Ban đầu là một vài phút, hai hoặc ba lần một ngày, và dần dần tăng thời gian lên. Nếu bé cảm thấy mệt mỏi hoặc có vẻ chán, thì hãy dừng lại.
Mẹ hướng dẫn cách đặt trẻ sơ sinh nằm sấp như thế nào?
Mẹ nên kéo dài thời gian tập nằm sấp cho trẻ lên từ 40-60 phút mỗi ngày, nhưng không phải là cùng một lúc mà chia làm sáu lần tập, mỗi lần 10 phút!
Nếu bé yêu thích nằm sấp và vui vẻ chơi lâu hơn, mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên - cứ sau khoảng 15 hoặc 20 phút.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ?
Luôn luôn giám sát khi con nằm sấp và không bao giờ đặt bé nằm sấp khi bé ngủ, kể cả giấc ngủ ngắn. Ngủ sấp có thể làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, mặc dù điều này là rất hiếm. Do đó, mẹ vẫn luôn đặt bé nằm ngủ trong tư thế ngửa.
>> Trẻ nằm sấp khi ngủ có sao không?
Phải làm gì nếu con không thích nằm sấp?
Lúc đầu, một số em bé không thích nằm sấp. Ở vị trí mới này có thể là một trải nghiệm kỳ lạ đối với bé. Nếu mẹ thấy bé quấy khóc trong thời gian nằm sấp, hãy thử một trong những mẹo sau:
- Sử dụng thời gian tiếp xúc da kề da như cơ hội tập nằm sấp cho bé!
- Giữ và âu yếm con trên ngực của mình, nhìn vào mắt bé và lắng nghe nhịp đập trái tim của nhau.
- Đặt con lên bụng hoặc đùi, hoặc có thể thử tư thế giữ bóng bầu dục. Đặt bé nằm sấp qua cẳng tay của mẹ, và sử dụng cánh tay khác để hỗ trợ bé.
- Đặt một chiếc gối, khăn nhỏ hoặc chăn dưới ngực bé để giúp bé ngẩng đầu. Mẹ cũng có thể mua thảm tập nằm sấp có đệm bên trong để giúp bé quan sát xung quanh tốt hơn.
- Lấy một số đồ chơi mà bé có thể cầm và lắc. Đồ chơi phát ra âm thanh như lục lạc thì càng tốt!
- Nói chuyện, hát và chơi cùng con trong khi bé nằm sấp. Con sẽ ngắm nhìn khuôn mặt và lắng nghe giọng nói của mẹ.
- Nếu trời ấm, thử để bé nằm sấp mà không mặc đồ, chỉ cần đeo bỉm hoặc chỉ mặc cho bé một chiếc áo mỏng. Đặt bé nằm sấp trên một chiếc chăn để con tận hưởng cảm giác của chất liệu trên làn da.
- Đặt một chiếc gương nhựa trước mặt để bé được nhìn thấy mình, khuyến khích bé thực hành ngẩng đầu và rướn người lên.
Khuyến khích trẻ di chuyển khi nằm sấp
Lúc đầu, con sẽ không thể di chuyển nhiều. Nhưng mẹ vẫn có thể khuyến khích để bé vặn vẹo tay chân, và di chuyển đầu.
Trong khi bé đang nằm sấp, mẹ hãy cúi xuống gần con, trò chuyện, tạo ra những tiếng động vui nhộn, hoặc hát cho con nghe. Điều này sẽ khuyến khích con cố gắng di chuyển đầu để quan sát mẹ.
Bé cũng có thể cố gắng di chuyển tay và chân của mình một cách thích thú với những âm thanh vui nhộn mà ba mẹ đang tạo ra!
Khi được khoảng ba tháng tuổi, bé sẽ cố rướn người lên bằng cách chống hai tay trên sàn. Để khuyến khích bé, hãy vẫy một món đồ chơi yêu thích ngay phía trên. Bé sẽ nhìn lên và sử dụng cánh tay của mình để với món đồ chơi đó.
>> Làm sao để giúp trẻ vui vẻ tummy time?
Các cơ của con ngày càng khỏe khoắn nhờ được mẹ tập nằm sấp thường xuyên
Khi được sáu tháng tuổi, cánh tay, vai và lưng của trẻ sẽ khỏe hơn rất nhiều. Lúc này, mẹ giữ một vật ở ngang tầm mắt của bé, cách mắt bé một khoảng ngắn để khuyến khích con duỗi thẳng tay với lấy.
Mẹ nên chọn thời điểm khi con đã được ăn, vui vẻ và tỉnh táo để tập nằm sấp cho bé vì trải nghiệm mới lạ này sẽ chẳng có tác dụng với một em bé đói hay cáu kỉnh.
Nguồn: Babycenter
Không chỉ nằm sấp. Giai đoạn 0-1 tuổi con cũng cần rất nhiều hoạt động khác giúp phát triển thể chất và trí não khỏe mạnh, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích bé ăn ngon – ngủ đủ - chơi vui...
Vì vậy, để giúp bé tummy time cũng như vận động tốt giúp cơ thể cứng cáp, phát triển toàn diện, mời ba mẹ tham khảo POH Acti (0-1 tuổi): Phát triển giác quan, vận động, ngôn ngữ con yêu
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo