Đọc vị tín hiệu “đỏ, vàng, xanh” để biết cách tương tác với trẻ

đăng bởi Minh Tâm

 

Em bé luôn luôn cố gắng truyền đến ba mẹ một thông điệp gì đó, mà nếu chịu khó chú ý và quan sát thật kỹ thì ba mẹ sẽ nhận ra ngay thôi.

Đặc biệt là với một em bé sơ sinh, thế giới xung quanh rất nhạy cảm với nhiều nguồn ánh sáng, âm thanh và kết cấu. Em bé phải tập thích nghi với môi trường sống mới.

Một số nguồn kích thích thực sự cần thiết cho sự phát triển và học tập của bé, ví dụ như những trò chơi tương tác với con, nhưng quá nhiều sự kích thích có thể gây áp lực lớn đến não bộ đang phát triển của em và làm em trở nên cáu kỉnh. Đó là điều không ai mong muốn. 

Vậy cách tương tác với trẻ như thế nào là hợp lý? Làm thế nào để ba mẹ biết được giới hạn: khi nào cần kích thích con và khi nào cần hạn chế?

Đơn giản thôi, hãy cố gắng nhận biết và phản hồi lại những gì con muốn nói với mình thông qua các dấu hiệu. 

 

 

Trong những ngày đầu đời của con, ba mẹ chưa thể nào phán đoán được ý muốn của con qua những phản xạ cơ bản như khóc và giật mình. Rất khó để biết được nguyên nhân chính xác gây nên những phản xạ đó. 

Khi đó, cách tương tác với trẻ cũng chưa có sự điều chỉnh phù hợp. Nhưng theo thời gian, khi bé lớn dần, ba mẹ sẽ trở nên tinh tế hơn và đọc vị được những dấu hiệu mà con muốn nhắn nhủ tới mình. 

Xin chia sẻ với ba mẹ một số bí kíp “đọc vị em bé”. Ba mẹ sẽ biết cách nhận biết và duy trì khoảnh khắc con “bật đèn xanh”, và kịp thời phán đoán “đèn vàng” trước khi bé chuyển sang “đèn đỏ”.

Em bé của mẹ đang “bật đèn” màu gì?

ĐÈN XANH - “Bé sẵn sàng với sự kích thích” 

- Quan sát dấu hiệu bé hoạt bát và tập trung. Bé mở mắt to và nằm yên chứng tỏ bé đang sẵn sàng tiếp nhận những gì ba mẹ mang đến.

- Em bé ăn no, ngủ đủ sẽ có hiệu quả học tập tốt nhất: Ba mẹ cần biết thời điểm nào trong ngày bé hoạt bát và tỉnh táo nhất để cho con tham gia hoạt động một cách hiệu quả. 

- Ba mẹ ghé gần mặt bé (30-45cm): Điều này không chỉ giúp ba mẹ nhận biết được các dấu hiệu ở bé, mà còn giúp bé ít giật mình hơn.

Các trò chơi bố mẹ chơi cùng con có thể là trò ú òa, gọi tên con, hoặc đơn giản là làm mặt hài hước, dễ thương.

- Hạn chế thấp nhất các nguồn kích thích khác: Ba mẹ hãy cố gắng hạn chế âm thanh và nguồn ánh sáng (từ điện thoại, các thiết bị ánh sáng xanh...) dễ khiến bé bị sao nhãng.

Ba mẹ có thể bật nhạc nhẹ, nhưng tốt nhất là không nên bật để bé tập trung hoàn toàn. 

- Di chuyển chậm và lặp lại: Trong những tháng đầu đời, sự kích thích quá độ lấy đi rất nhiều năng lượng tinh thần của bé. Vì vậy, cách tương tác với trẻ đóng vai trò rất quan trọng.

Ví dụ như mẹ di chuyển cái trống lắc từ bên phải sang bên trái trước mặt bé để bé có thể theo dõi sự chuyển động của món đồ chơi bằng mắt và lắng nghe âm thanh.

Chuyển động và âm thanh bất ngờ buộc não bộ phải “khởi động lại”, từ đó dẫn đến việc năng lượng của trẻ bị phân tán và không thể tập trung ngay lập tức. 

Bé hào hứng khi nhìn thấy ba và tương tác với ba

ĐÈN VÀNG - “Con sắp bị quá khích rồi!”

- Bé không nhìn thẳng vào ba mẹ: Nếu bé nhìn đi chỗ khác, hoàn toàn “ngó lơ” ba mẹ thì rất có thể bé đang cần được nghỉ ngơi, kể cả trong cả lúc chơi và lúc bú mẹ. Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng.

Ba mẹ cần chờ đợi và quan sát xem bé sẽ làm gì tiếp theo. Em bé có thể sẽ lại tương tác vui hơn với ba mẹ. Đây là một cách tốt để bé học cách tự điều chỉnh bản thân. 

- Một số bé đưa ra dấu hiệu “con đang xử lý kích thích”: Một số bé muốn nói với ba mẹ rằng: “con đang xử lý và ba mẹ đợi con thêm chút nhé!”

Bé đang tập trung nhưng cần thời gian để tiếp nhận những điều đang diễn ra. Dấu hiệu để ba mẹ nhận biết là bé giữ hai tay phía trước, thể hiện sự thích thú. 

- Vẻ mặt thể hiện sự tập trung hoặc lo lắng: Bé có các biểu hiện như cau mày, hờn dỗi hoặc thậm chí có chút lo lắng.

Khi đó, bé đang tập trung, nhưng đó cũng là dấu hiệu ba mẹ cần tương tác chậm lại một chút, nếu không thì bé sẽ căng thẳng. Đây không phải là thời điểm thích hợp để ba mẹ bày trò chơi với con. 

Em có vẻ hơi mệt rồi mẹ ạ!

ĐÈN ĐỎ - “Con bị quá khích rồi, ba mẹ dừng lại đi thôi!”

Thường thì ba mẹ rất dễ phát hiện khi nào con “bật đèn đỏ” vì bé có một số biểu hiện khá rõ trên cơ thể và gương mặt. Hoặc thậm chí là la hét om sòm. 

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác dưới đây:

- Quay người đi: Quay đầu, hướng đầu sang chỗ khác một cách dứt khoát hoặc ưỡn lưng là một vài dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé bảo mẹ dừng lại đi.

Lúc này mẹ cần lắng nghe điều con muốn nói để con tập trung “cài đặt” lại não bộ, chuẩn bị cho những kích thích tiếp theo. Mẹ càng tương tác thêm nhiều thì con càng thấy khó chịu. 

- Lấy tay che mắt hoặc dụi mắt: Dụi mắt, lấy tay che mắt cũng là dấu hiệu cho thấy con không chịu nổi sự kích thích nữa. Ba mẹ đừng hiểu nhầm đó là sự từ chối vì đó thực sự là lúc con muốn nghỉ ngơi lắm rồi. 

Bé không còn hứng thú nữa rồi

Lúc này, ba mẹ cần dừng lại và không tổ chức trò chơi với bé nữa. Sức chịu đựng của bé đã hơi đi qua giới hạn rồi. Nếu ba mẹ cứ tiếp tục kích thích con thì sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. 

Như vậy, ba mẹ cần học cách tương tác với trẻ nhờ vào việc đọc vị những tín hiệu mà con muốn nhắn nhủ. Khi nào đèn xanh, ba mẹ có thể tương tác tích cực với con.

Ba mẹ có thể lựa chọn những trò chơi tương tác với con mang tính nhẹ nhàng, vui vẻ. Khi đèn chuyển vàng, ba mẹ cần chậm lại vì khi đó con sắp đạt đến ngưỡng quá khích. Và một khi đèn chuyển đỏ thì hãy dừng lại ngay nhé, lúc này con mệt lắm rồi. 
 

 

Nghiên cứu gần đây về não bộ cho thấy em bé học tập khi thức, khi nghỉ ngơi và thậm chí là cả khi ngủ.

Các nơron não bộ bận rộn với việc tiếp nhận những gì thế giới mới mẻ mang đến. Người trưởng thành đã có nhiều thời gian để biết cách thể hiện bằng hành động và lời nói để người khác hiểu rõ mong muốn của bản thân. 

Trẻ nhỏ đang bắt đầu cuộc hành trình đó. Trẻ cần học cách điều chỉnh bản thân và thích ứng với các nguồn kích thích.

Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rằng con nhặng xị hay khóc om sòm không phải là dấu hiệu cho thấy hoạt động mà ba mẹ mang đến không thành công.

Hãy nghĩ theo cách là con đang học cách thể hiện nhu cầu nghỉ ngơi của bản thân. Ba mẹ cũng cần nghỉ ngơi mà phải không?

Để biết thêm các trò chơi phù hợp với độ tuổi và mốc phát triển của bé yêu, từ đó biết cách tương tác đúng với con, ba mẹ tham khảo khóa học POH Acti nhé!

Nguồn: Babysparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo