Cách tạo sự gắn kết với con theo từng độ tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Sự gắn kết xuất hiện một cách tự nhiên trong từng hoạt động hàng ngày của mẹ và bé. Và sự gắn kết sẽ sâu sắc hơn khi cả gia đình cùng tham gia hoạt động với nhau. Hãy để con cùng đọc sách, đi bộ, đá bóng hay nấu ăn để gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau hơn.

Bài viết dưới đây sẽ cùng mẹ đi hết quá trình từ khi mang thai có tới khi con chào đời khỏe mạnh và lớn lên. Trong thời gian đó, mẹ và bé có rất nhiều thời gian và kỷ niệm để sự gắn kết mẫu tử được bền chặt. Cùng xem những cách để gắn kết yêu thương của cha mẹ và con cái theo từng độ tuổi của trẻ nhé!

 

 

Trong thai kỳ

Chụp ảnh bụng bầu định kỳ

Dành hẳn một album chứa ảnh bụng của mẹ khi em bé lớn dần lên để lưu lại giai đoạn phát triển đặc biệt tuyệt vời này. Say vài năm khi con hỏi “Con được sinh ra từ đâu?” mẹ hãy lấy ra những bức ảnh đó để khoe với cả nhà nhé, từ những hình siêu âm đến khi con chào đời. Khoảnh khắc này sẽ rất vui vẻ đó!

Cảm nhận sự chuyển động của thai nhi

Những cú đạp đầu tiên mà mẹ cảm nhận được thường là từ 16 đến 22 tuần tuổi. Sau đó sẽ là những cú đá, thậm chí mẹ còn cảm thấy như con nhào lộn ở trong bụng. Những điều này nhắc nhở rằng mẹ đang mang thai. Hãy nghĩ về những chuyển động đó như cách mà em bé nói rằng: "Chào mẹ! Con đang ở đây. Con sẽ sớm gặp mẹ!"

Cảm nhận được những cú đá đầu tiên của con thật hạnh phúc biết bao

Cảm nhận được những cú đá đầu tiên của con thật hạnh phúc biết bao

Cha của em bé cũng có thể cảm thấy những cú đá trong khoảng từ 20 đến 24 tuần tuổi hoặc muộn hơn một chút. Hãy chia sẻ một chút thời gian trước khi đi ngủ để theo dõi cử động mới nhất của bé. Đó sẽ là khoảnh khắc hạnh phúc của hai vợ chồng

Nói chuyện với em bé trong bụng

Kể chuyện hàng ngày của mẹ, hát, đọc to cho con nghe. Em bé hoàn toàn có thể nghe thấy mẹ. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra giọng nói, đặc biệt là giọng nói của cha mẹ. Con thậm chí còn lưu giữ những ký ức về từ ngữ và âm thanh mà em bé đã nghe trong tử cung. Vì vậy, đừng ngại nói với bé!

Viết cho con

Viết lại hy vọng của mẹ cho tương lai,những gì mẹ muốn dành cho bé và tình cảm của hai mẹ con. Việc này không cần phải quá trau chuốt. Chỉ gần viết lại những cảm xúc chân thật nhất của mẹ. Ví dụ "Trời mưa rất to vào ngày mẹ siêu âm lần đầu tiên và nhìn thấy con. Mẹ tưởng tượng việc đi bộ dưới mưa cùng con vào một ngày nào đó."

Khi em bé lớn hơn, có thể lúc đó mẹ có thêm một em bé nữa rồi nhưng mẹ vẫn có thể chia sẻ những mong muốn ban đầu này với trẻ. Nếu mẹ dễ quên, hãy sử dụng app POH để viết nhật ký mỗi ngày cho con yêu.

Bé (từ 0 tháng 12 tháng tuổi)

Da kề da

Tiếp xúc gần gũi với cơ thể con, tốt nhất là với làn da trần là một trong những cách đơn giản nhất để cha mẹ gắn kết với em bé. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc da kề da giữa trẻ sơ sinh và bố hoặc mẹ có lợi ích về sức khỏe: giảm khóc và hỗ trợ cho con bú. Cảm giác ấm áp và thoải mái chỉ đơn giản là được gần gũi với nhau.

Hát

Âm nhạc ảnh hưởng đến em bé về mặt cảm xúc cũng giống như âm nhạc ảnh hưởng đến người lớn. Và giọng của mẹ là âm thanh giúp con an tâm nhất. Con sẽ không quan tâm mẹ có hát đúng lời đúng nhịp hay không đâu. Con chỉ lo lắng có được gần mẹ để nghe mẹ hát không thôi.

Mẹ không cần phải chăm chăm nghe những bài hát ru hay bài hát thiếu nhi. Đây là cơ hội để cha mẹ chia sẻ những bài nhạc mẹ yêu thích.

Mẹ sẽ ngạc nhiên là những bài nhạc trẻ cũng sẽ có tác dụng trấn an em bé. Tuy nhiên vẫn cần cẩn trọng trong việc chọn những giai điệu tươi sáng và lời bài hát phù hợp cho con nghe mẹ nhé!

Tập thể dục cùng nhau

Bất kỳ thói quen tập thể dục nào như đi bộ hoặc tập yoga mà mẹ có thể dành thời gian thực hiện cùng bé đều mang lại lợi ích tuyệt vời cho hai mẹ con. Đó là một cách để mẹ và bé cảm thấy gần gũi và gắn kết.

Bắt chước nhau

Khi em bé bắt đầu phát ra âm thanh bập bẹ, mẹ hãy nhắc lại từ đó và để ý xem mẹ có thể "trò chuyện" với bé được không.

Đây là một cách đã được chứng minh là giúp cha mẹ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của em bé. Hãy bắt đầu từ việc bắt chước sắc mặt đáng yêu của bé. Đây sẽ là là khởi đầu của một cuộc trò chuyện lâu dài.

Em bé mới biết đi (12 đến 24 tháng tuổi)

Đi dạo thường xuyên

Mặc dù việc đi dạo hàng ngày hoặc hàng tuần có vẻ không có gì mới mẻ với mẹ, nhưng đó lại là cuộc phiêu lưu cho em bé mới biết đi của mẹ. Đối với em bé, thế giới rất rộng lớn và vô cùng thú vị.

Trẻ mới biết đi phát triển bằng việc lặp đi lặp lại, vì vậy hãy đưa bé đi dạo với một lộ trình và một thời gian nhất định mỗi ngày.

Ghé thăm các "địa điểm" quen thuộc và cùng nói xem chỗ này khác với hôm qua ở điểm nào. Hai mẹ con thoải mái tán gẫu về mọi việc xảy ra trên đường đi, ví dụ như chú chó nhà hàng xóm đột nhiên không sủa nữa.

Hôn chúc ngủ ngon

Tạo thói quen khi đi ngủ không chỉ giúp em bé sẵn sàng để ngủ mà còn mang lại cho bé một điều gì đó để mong chờ.

Trong gia đình, thường mẹ sẽ là người đưa bé đi ngủ. Mẹ có thể thơm nhẹ nhàng lên trán, mũi, hai bên má… rồi cùng con tắt đèn. Hoặc mẹ cùng con đọc một vài trang sách và kể một câu chuyện trước khi ngủ. Mẹ có thể chọn bất cứ hoạt động nào, miễn là mẹ lặp lại liên tục để tạo thành thói quen cho con.

Chơi trong khi tắm

Việc hai mẹ con chơi đùa trong thời gian tắm thực ra rất dễ để hai mẹ con gắn kết với nhau.

Ngay khi mẹ thả em bé mới biết đi trong bồn tắm, hãy thử các trò đơn giản như: Tạo một câu chuyện đang diễn ra về một gia đình vịt cao su hoặc ếch sống trong bồn. Hát những bài hát dành riêng cho thời gian tắm.

Sử dụng một giọng nói hài hước để đếm ngón tay và ngón chân cùng con. Đặt tên cho các bộ phận trên cơ thể khi mẹ rửa và lau khô các bộ phận đó.

Quan trọng nhất là bé được vui vẻ!

Nói ngôn ngữ riêng 

Khi em bé bắt đầu nói, hãy lắng nghe từ vựng độc đáo của bé. Khuyến khích em bé đặt tên cho gấu bông hoặc người mà bé yêu mến, đặt biệt danh cho các thành viên trong gia đình hoặc học một số ngôn ngữ ký hiệu đơn giản.

Tất nhiên, mẹ phải sửa các từ phát âm sai để giúp bé phát triển ngôn ngữ. Nhưng nếu mẹ để em bé sử dụng một số cách phát âm sai đáng yêu trong thời gian này hai mẹ con sẽ có một ngôn ngữ riêng.

Trẻ em mầm non (2 đến 4 tuổi)

Làm bánh

Cuối tuần là khoảng thời gian để làm bánh.

Tổ chức một bữa tiệc làm bánh đơn giản với bột mì và bát trộn, nếu không mẹ có thể mua bột đã trộn sẵn. Hãy để em bé đo lường và khuấy bột len. Con sẽ học được điều gì đó về toán học nhờ hoạt động này đấy. Mẹ có thể tự làm hoặc mua các loại kem con thích để cùng hoàn thành những chiếc bánh.

Làm bánh cùng nhau sẽ là một hoạt động thú vị

Làm bánh cùng nhau sẽ là một hoạt động thú vị

Nếu cả nhà hay đi ăn ngoài, mỗi dịp cuối tuần hãy đưa bé đến quán quen. Những người phục vụ sẽ quen bé, có thể trêu đùa cùng con và trẻ sẽ có những sự tương tác với mọi người xung quanh.

Chọn một môn thể thao yêu thích

Mẹ hãy tìm hiểu hoặc tập chơi môn thể thao yêu thích  của con. Tạo một "sân" bóng rổ bằng giỏ đựng đồ giặt. Hãy thử chơi bóng chuyền với những quả bóng hơi nho nhỏ. Lăn hoặc đá một quả bóng vào tòa tháp được con xếp bằng các khối...

Sự phối hợp toàn bộ cánh tay để lăn hoặc ném bóng thường kéo dài từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi. Khoảng 4 tuổi, em bé có thể sẵn sàng tham gia các trò chơi nhiệt tình hơn. Mẹ có thể dạy em bé đá, ném và bắt bóng.

Khám phá những cuốn sách mới

Mẹ hãy giúp bé tạo thói quen đọc sách bằng cách lên lịch đến thư viện hoặc hiệu sách vào một ngày cố định trong tuần. Khám phá những cuốn sách mới và chia sẻ những điều mẹ yêu thích với con.

Ghi lại danh sách những cuốn sách mẹ yêu thích hoặc những đầu sách hay dành cho bé. Sau này mẹ và bé có thể cùng nhau xem lại và kể về những câu chuyện thú vị trong sách.

Trò chơi giả bộ

Cùng bước vào thế giới của em bé với trò chơi giả vờ. Hãy để em bé hướng dẫn mẹ các tình huống phức tạp và đưa ra các quy tắc của tình huống mà con tưởng tượng ra. Sự tưởng tượng của con có thể bắt đầu từ câu chuyện của một gia đình thú nhồi bông hoặc những bộ quần áo trong tủ của mẹ.

Cùng lặp đi lặp lại những tình huống vui vẻ, đổi vai cho trẻ và tạo thêm vai cho anh chị hoặc bạn chơi của trẻ. Như vậy con không bao giờ cảm thấy chán với trò này.

Em bé từ 5 - 8 tuổi

Chia sẻ đam mê của mẹ

Em bé không còn quá nhỏ nữa. Giờ là lúc để cùng bé trải nghiệm những điều mẹ thích nhất.

Nếu ở ngoài trời, mẹ hãy dựng lều ở sân sau, tìm những con đường mòn đi bộ cho phù hợp với sức khỏe của em bé hoặc đi xe đạp cùng nhau. 

Mẹ cũng có thể đưa bé đi tham gia các buổi biểu diễn ca nhạc. Nhận vé tham dự một buổi hòa nhạc, nên là những buổi biểu diễn ngoài trời. Và nếu em bé bị rối loạn, mẹ có thể rời đi lúc buổi biểu diễn tạm dừng.

Thay vì chen chúc đi xem các sự kiện thể thao chuyên nghiệp, mẹ hãy cùng bé ngồi trong hàng ghế khán giả trong các trận đấu thể thao ở trường trung học để bé làm quen với những niềm vui của người hâm mộ.

Bộ phim của gia đình

Xem lại những bộ phim gia đình hoặc một loạt các hình ảnh của bé lúc còn nhỏ. Trẻ thường bị cuốn hút khi thấy bản thân lớn dần lên như thế nào, đặc biệt là với hình ảnh khi con còn là trẻ sơ sinh.

Chia sẻ phim và ảnh hồi bé của mẹ nếu còn giữ lại. Lần lượt kể về những chi tiết xảy ra trong phim hoặc ảnh. Lắng nghe và kể chuyện là những kỹ năng quan trọng để em bé học hỏi. Và những ký ức này sẽ tạo ra tiếng cười cho cả gia đình.

Ăn ngoài

Em bé sẽ cảm thấy mình lớn lên khi cùng mẹ ghé qua một quán ăn địa phương hoặc cửa hàng bánh, đặc biệt nếu bé được tự chọn món từ thực đơn.

Chỉ đơn giản là ngồi trên ghế cao và thưởng thức một phần thức ăn ngon miệng nhưng với bé sẽ có ý nghĩa đặc biệt. Đưa con ra ngoài ăn vào các dịp đặc biệt như một thói quen của gia đình. Khi mẹ và bé ngồi đối diện nhau, hai mẹ con sẽ dễ dàng trò chuyện với nhau nhiều hơn.

Trò chơi quay phim

Quay một chương trình truyền tình của riêng mẹ với sự tham gia của em bé. Máy quay phim sẽ là chiếc điện thoại của mẹ. Bé sẽ vào vai một đầu bếp hoặc người trang trí, diễn viên hoặc vận động viên.

Con có thể diễn với mọi thứ, ví dụ trẻ cầm một chiếc bánh quy và giải thích đây là đĩa bay. Khi cả mẹ và bé đều sẵn sàng với đạo cụ trong tay, mẹ hô “Action!”.

Mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể đóng vai trò là người kể chuyện hoặc trợ lý. Cùng xem và đánh giá các cảnh quay cùng nhau. Chọn cảnh quay yêu thích của mẹ để chia sẻ và đừng quên xóa những khoảnh khắc ngớ ngẩn mẹ quay được, em bé sẽ xấu hổ đấy!

Ôm những thứ "xấu"

Một phần của việc nuôi dạy một em bé hạnh phúc là để con được trải qua những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, xấu hổ, buồn bực. Những thời điểm khó khăn là cơ hội để gắn kết với em bé theo một cách khác.

Mẹ hãy lắng nghe con với sự đồng cảm và giúp con đặt tên cho cảm xúc của mình. Đừng cố gắng giải quyết vấn đề của em bé. Cho phép em bé nói chuyện và tự mình giải quyết mọi việc.

Để con biết rằng mẹ sẽ luôn là chỗ dựa của con sẽ giúp mẹ và bé xích lại gần nhau hơn. Đồng thời điều này cũng giúp em bé phát triển các kĩ năng như khả năng phục hồi, lạc quan để đối mặt với những thời điểm khó khăn hơn trong tương lai.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo