Cách dạy con tập nói hiệu quả

đăng bởi Nguyễn Khải

Trẻ sơ sinh có nhận ra giọng nói của mẹ?

Ngay từ khi còn sơ sinh, bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ. Từ lúc có thể nghe thấy trong bụng mẹ, con sẽ lắng nghe mẹ nói chuyện. Sau khi chào đời, con thậm chí có thể nhận ra những giọng nói khác mà con đã nghe thấy trong bụng mẹ.

Trẻ nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ ngay khi chào đời.

Con cũng sẽ nhận ra nhịp điệu và ngữ điệu quen thuộc trong lời nói. Ví dụ, các mẹ thường xuyên đọc Tấm Cám khi đang mang thai sẽ thấy con khá thích thú khi được nghe mẹ kể Tấm Cám.

Khi nào thì con bắt đầu "nói chuyện" với mẹ?

Bé biết hóng chuyện và đáp lại với mẹ từ khi sinh ra. Do có thể nhận ra giọng nói và nhịp điệu lời nói của mẹ nên con sẽ ê a theo mẹ đó.

Con có khả năng bẩm sinh để thu hút sự chú ý của mẹ bằng cách đáp lại mẹ. Bé dễ dàng tập trung hơn nếu mẹ áp sát mặt con (cách khoảng 30cm). Đồng thời, trẻ rất thích thú lắng nghe mẹ nói với nhịp điệu trầm bổng.

Khi trò chuyện cùng con, mẹ hãy tiến sát mặt bé, nói chuyện với âm trầm, âm bổng đồng thời hãy dừng lại một chút để con đáp lại.

Tất cả những điều này giúp con sớm hiểu cách nói chuyện. Chẳng mấy chốc, con sẽ mấp máy môi, ê a và khúc khích với mẹ.

Mời mẹ tham khảo Dạy bé tập nói bằng cách nào?

Sử dụng những âm thanh bi bô để nói chuyện với con có được không?

Sử dụng âm thanh bi bô để nói chuyện với con là rất tốt. Nếu nói "ò ò", “gâu gâu” hoặc "măm măm" để chỉ "bò", "chó" và "thức ăn" cản trở quá trình học nói của con thì đã không cha mẹ nào muốn sử dụng rồi.

Hầu hết những âm thanh láy đôi này là các từ ngữ đầu tiên của con, điều này cho thấy rằng đây là cách giúp con học nói đúng đắn.

Hãy thử baba, mama để dạy bé tập nói ba mẹ, bà bà và cả những từ khác nữa. Con chỉ đơn giản là sử dụng một từ mà con thấy dễ nói để có thể nói chuyện với mẹ dễ dàng hơn. Cách dạy bé tập nói nhanh và dễ dàng là mẹ hãy chỉ nói những câu đơn ngắn gọn.

Nếu mẹ nói chuyện với con theo cách con hiểu, con sẽ ê a trả lời lại. Nếu mẹ hiểu sai những gì con đang cố nói, bé có thể nhìn đi chỗ khác hoặc lặp lại những gì vừa nói.

Chỉ cần làm đúng, mẹ sẽ nhận lại những nụ cười tươi của con. Nếu mẹ tinh tế nhận ra những biểu hiện vui thích hoặc không hài lòng của con, mẹ sẽ thấy hai mẹ con rất hiểu nhau.

Cách dạy con tập nói hiệu quả

Trẻ cần rất nhiều thời gian để học nói chuyện. Đến khi con bước sang năm thứ hai hoặc thậm chí lâu hơn, con mới có thể nói được thành thạo các câu đơn có hai hoặc ba từ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của mẹ, con sẽ đạt được tiến bộ nhanh chóng đó:

  • Thường xuyên trò chuyện với bé một cách đơn giản, rõ ràng. Bé không hiểu cũng không sao vì lúc này con rất thích được mẹ chú ý.
  • Hãy dành nhiều thời gian trong ngày để nói chuyện, lắng nghe và trả lời bé. Mẹ có thể trò chuyện cùng con khi tắm, thay tã cho bé hoặc cho bé ăn.
  • Luôn luôn chú ý đến con. Nếu những gì mẹ làm và nói khiến bé vui vẻ, mẹ đang đi đúng hướng rồi đó.
  • Vừa nhìn và chỉ vào những thứ mẹ nói. Từ khoảng sáu tháng, con sẽ dõi theo ánh mắt của mẹ, và biết mẹ đang mô tả đối tượng nào.
  • Đọc sách ảnh cho bé. Mẹ có thể đọc bất cứ khi nào. Vừa đọc, vừa mô tả bằng âm thanh cho con, chẳng hạn như trong khi nói "meo meo" hãy chỉ tay và nhìn vào chú mèo. Từ sáu tháng tuổi, con sẽ hiểu và thích thú tham gia vào việc đọc sách.
  • Từ khoảng bảy tháng, bé bắt đầu sử dụng và hiểu các cử chỉ của tay và cơ thể. Ví dụ: "không", "bế", "không muốn" và "nhìn" là phổ biến nhất nhưng mẹ có thể hướng dẫn con thêm. Khi hiểu nhiều từ hơn, con dần học cách biến từ thành câu. Khi nói "gâu gâu" thì cũng có nghĩa là "Nhìn kìa, một con chó".
  • Hãy mô tả những cử chỉ hay biểu cảm khuôn mặt của con bằng lời. Ví dụ, khi con cười vui vẻ, mẹ có thể nói câu đơn giản như: "Con đang cười".

Làm thế nào để mẹ có thể giúp con đáp lời trong cuộc trò chuyện?

Mẹ cần thay con hoàn thành lượt lời của bé trong cuộc nói chuyện của hai mẹ con đó. Ví dụ: một "cuộc trò chuyện" với con có thể diễn ra như sau: "Sáng nay con thế nào?” Mẹ dừng lại, bé bắt gặp ánh mắt của mẹ và di chuyển miệng hoặc rúc rích như muốn nói, "Đêm qua, con ngủ rất ngon". 

Khi đó, mẹ giải thích: "Con ngủ ngon phải không nào?" Hoặc mẹ có thể nói: "Con đã muốn ăn chưa?" sau đó tạm ngừng. " rồi ạ".

 

Trẻ tập nói sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của ba mẹ.

Học cách nói chuyện theo lượt lời là một phần thiết yếu của việc học nói. Nói chuyện thay phiên thích hợp nhất trong các cuộc trò chuyện đơn giản và trong các trò chơi cho bé.

Peek-a-boo (ú òa), trò chơi cù lét và trò chơi hành động đơn giản như cưỡi ngựa đều tạo cơ hội nói chuyện thay phiên. Khi con chờ đợi để được cù lét, con chắc chắn sẽ giao tiếp với mẹ. 

Con sẽ cười khúc khích, vặn vẹo hoặc nhìn mẹ như thể con biết điều gì sắp xảy ra. Mẹ đáp lại con thể hiện là mẹ hiểu con rất nhiều.

Mẹ không chắc bé đang học nói. Mẹ có thể làm gì?

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển riêng, có những trẻ tập nói sớm và cũng có trẻ nói muộn. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là con đang tương tác với mẹ, tạo ra tiếng động và cử chỉ để giao tiếp với mẹ. 

Nếu mẹ cảm thấy con không phản ứng tốt, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả sự phát triển của con.

Nếu bác sĩ nghi ngờ con có vấn đề về thính giác hoặc phát triển, mẹ có đưa con đi kiểm tra.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo