Giúp bé trở nên hòa đồng

đăng bởi

Kỹ năng xã hội của bé phát triển như thế nào?

Các em bé rất yêu quý nhau và thường cảm thấy bình thường trong việc bị giật và lấy đồ chơi. Bé thích nhìn bạn mình với món đồ chơi vừa mới giật lấy được nên chẳng còn để ý đến sự thật là bé vừa bị “trộm” mất đồ chơi.

Điều này bắt đầu thay đổi vào năm thứ hai, nhưng những đứa trẻ chơi nhiều cùng bạn bè thường vẫn tương đối khoan dung.



Kỹ năng xã hội sẽ phát triển theo sự lớn lên của con yêu

Trẻ em dưới hai tuổi không có những người bạn thật sự và cũng không chơi với những đứa trẻ bằng tuổi. Nhưng những đứa bé có xu hướng ngồi cạnh nhau và làm những việc giống nhau.

Bé thường thích chơi với những đứa trẻ lớn tuổi hơn mình nhưng lại không biết làm thế nào để bắt đầu.

Kỹ năng này phát triển ở độ tuổi từ hai đến ba, nhưng ngay cả khi ba tuổi, một đứa trẻ có thể vẫn bị thu hút bởi các trò chơi mà những đứa trẻ khác đang chơi hơn là một đứa trẻ cụ thể.

Từ ba tuổi trở lên, bé bắt đầu thể hiện rằng bé thích chơi với một đứa trẻ cụ thể khác.

Có phải một số em bé sinh ra đã nhút nhát?

Yếu tố gen di truyền quyết định một phần liệu bé có nhút nhát hay không. Mặc dù hầu hết em bé thường thu mình lại trước người lạ, nhưng có một số bé tỏ ra nhút nhát hơn những em bé khác.

Mọi em bé đều trải qua giai đoạn bám lấy người chăm sóc mình nhưng một số bé có xu hướng quấn mẹ hơn những đứa trẻ khác.

Trong một bữa tiệc, luôn có những đứa trẻ không muốn ở một mình và ngược lại có những đứa trẻ mặc sức vui đùa mà không cần phải chăm sóc. Nhút nhát là một trong những đặc điểm tính cách theo chúng ta trong suốt cuộc đời.

Mặc dù vẫn có cách giúp trẻ hòa nhập với bạn bè, mọi người nhưng việc lột xác từ một đứa bé nhút nhát trở thành một đứa trẻ chan hòa, thoải mái thể hiện mình ở trong đám đông dường như là điều không thể.




Ba mẹ chính là hình mẫu để con học tập

Một vấn đề quan trọng đó là cách người lớn phản ứng với tính khí cơ bản của bé cũng ảnh hưởng rất lớn đến bé.

Một đứa trẻ nhút nhát có thể sẽ được giúp đỡ bởi sự chăm sóc tinh tế, trong khi một đứa bé vui vẻ, hướng ngoại có thể sẽ trở nên khép kín khi bị ngược đãi.

Nếu mẹ bảo vệ bé theo kiểu giữ cho bé không phải tương tác với người lạ, bé sẽ trở nên càng nhút nhát hơn và về sau sẽ khó có thể đối phó với việc trẻ không hòa đồng này.

Ngược lại, nếu mẹ mặc kệ không quan tâm đến tính cách của bé, bắt bé phải tiếp xúc nhiều với người lạ, bé sẽ càng ngày càng trở nên mất tự tin. Những gì các bậc bố mẹ nên làm là dung hòa giữa hai cách tiếp cận này, tinh tế và chậm rãi.

Giúp bé trở nên hòa đồng hơn

Dưới đây là một số cách làm sao để trẻ hòa đồng với bạn bè và mọi người hơn mẹ có thể tham khảo nhé:

  • Khuyến khích bé giúp đỡ mẹ; để bé sắp xếp quần áo hoặc dọn bàn. Trẻ em biết quan tâm người khác sẽ có khả năng phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn
  • Là tấm gương cho bé. Bố mẹ nên lịch sự, tôn trọng và quan tâm lẫn nhau nếu muốn các bé lễ phép và biết quan tâm người khác
  • Thể hiện tình cảm với bé - ngay cả khi mẹ cảm thấy khó khăn. Những đứa trẻ cởi mở và tình cảm hơn có nhiều khả năng có bạn bè hơn.
  • Coi trọng những kỹ năng xã hội mà bé có. Khi bé chu đáo hoặc lịch sự, hãy nói cho bé biết mẹ tự hào về bé như thế nào
  • Giảm mức độ cạnh tranh giữa các trẻ. Đừng chia đều mọi thứ - điều đó chỉ càng khiến bé trở nên so đo hơn
  • Tình yêu thương. Một đứa trẻ biết rằng mình được yêu thương sẽ thấy việc chia sẻ điều gì đó của mình với người khác dễ dàng hơn.

Giúp trẻ mới biết đi chơi cùng nhau

Những gì bé sở hữu giúp định nghĩa bé là ai. Bé thấy mình được sống cùng bố mẹ và anh trai, trong một ngôi nhà, có xe đạp, có gara đồ chơi và gấu bông. Bởi vậy việc chia sẻ đồ chơi không phải là vấn đề đơn giản đối với bé.


Mẹ nên dạy bé cách chia sẻ để bé hòa đồng hơn

Nếu một người bạn của bé đến chơi:

  • Thảo luận trước với bé những món đồ chơi mà bé có thể share cùng bạn bè, bé không nhất thiết phải share hết những đồ chơi mà bé có
  • Đừng mong đợi bé sẽ chia sẻ đồ chơi của mình trong nhiều giờ đồng hồ
  • Cố gắng tìm một hoạt động để bé có thể chơi cùng nhau
  • Trò chuyện với bé về vấn đề chia sẻ và sau đó chọn một “mật ngữ” để nhắc nhở bé về những gì mẹ đã nói. Ví dụ “nhớ” sẽ ám chỉ “con nhớ những gì mà hai mẹ con mình đã nói với nhau nhé”
  • Hãy để bé chơi với nhạc, nhảy trên ghế sofa hoặc ném bóng...
  • Khi mẹ chơi với bạn của mình, đừng lãng quên em bé, những em bé không được quan tâm thường là những em bé rất bướng bỉnh

Giúp đỡ một đứa trẻ nhút nhát

  • Khâu một cái khuy vào túi, nói với bé rằng mẹ đang nghĩ về bé mỗi khi bé cầm nó. Một đứa trẻ nhút nhát cần có khả năng tự khích lệ bản thân trong tình huống khó khăn

Con yêu cần có thời gian để luyện tập và phát triển kỹ năng xã hội

  • Khi bé sinh ra đã nhút nhát, mẹ cần cho bé thời gian để luyện tập. Chỉ cho bé cách giới thiệu bản thân, cho bé một vài cách mở đầu để bắt đầu một cuộc trò chuyện, chẳng hạn như, “'Xin chào. Tớ là ...”, hay để chia sẻ những gì bé có: “Bạn có muốn một ít không?”
  • Mặc quần áo như những đứa bé khác
  • Nếu bé đi nhà trẻ, hỏi  xem liệu có đứa bé nào cũng nhút nhát ở trong nhóm không và bàn với bố mẹ của những em bé đó về việc cho những đứa bé chơi với nhau. Có thêm một người bạn sẽ giúp bé có thêm kỹ năng và tự tin hơn
  • Xây dựng lòng tự trọng cho bé, nói với bé rằng bé đã làm rất tốt và khen ngợi mọi nỗ lực của bé

-----

Nguồn: Babycenter 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo