Làm gì khi con ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc mà mẹ vẫn yên tâm đi làm?

đăng bởi Minh Tâm

Sau thời gian nghỉ thai sản, hầu hết các mẹ phải quay trở lại với công việc. Lúc này, tùy điều kiện gia đình nhiều em bé buộc phải ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc.

Thậm chí có những bé được gửi về quê để ông bà chăm sóc, và chỉ được gặp ba mẹ vào mỗi cuối tuần. Có nên để trẻ sống xa bố mẹ cũng là câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn trăn trở. 

Dù biết rằng con được sống cùng bố mẹ là tốt nhất cho sự phát triển bình thường của một em bé, nhưng tùy điều kiện hoàn cảnh chúng ta cần chấp nhận và cố gắng điều chỉnh sao cho phù hợp nhất trong khả năng.

Điều quan trọng là tình yêu thương và quan tâm mà ba mẹ dành cho con. Đó mới là điều em bé thực sự cảm nhận được.

Trong bài viết này, POH xin gợi ý cho ba mẹ một số bước chuẩn bị để ba mẹ có thể yên tâm đi làm khi con yêu ở nhà với ông bà hoặc người giúp việc nhé!

 

 

Trò chuyện để ông bà/người giúp việc hiểu rõ quan điểm của mẹ trong việc chăm sóc trẻ

Ngay cả trong vấn đề tưởng chừng đơn giản như cho bé ăn, cho bé ngủ thì mỗi người đều có quan điểm riêng.

Mẹ cần chia sẻ rõ những suy nghĩ của mẹ trong việc chăm sóc trẻ để cả nhà có thể phối hợp chăm sóc bé tốt nhất, bởi có những vấn đề không phải mẹ cứ chuẩn bị trước là được.

Chẳng hạn mọi người có xu hướng dùng giọng nói đớt, nói ngọng khi nói chuyện với bé, hay cho ăn vặt nhất là dỗ bé khóc, liên tục bế ẵm mà không để bé tập chơi tự lập, thường xuyên cho bé xem ti vi, điện thoại… 

Nói về việc nuôi dạy trẻ với ông bà hoặc người giúp việc là vấn đề nhạy cảm và có thể gây tranh cãi bởi không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận với cách làm khác đi.

Cách duy nhất để mẹ có thể truyền tải những điều này là nói chuyện thật nhiều, thật chân thành và làm mẫu hàng ngày.

>> Từ suy dinh dưỡng bào thai, sinh sớm, tôi đã giúp con PHÁT TRIỂN VƯỢT TRỘI như thế nào? 

Bé ở nhà với ông bà mẹ vẫn yên tâm đi làm

Xác định rõ mục tiêu cần ưu tiên của gia đình đối với người giúp việc 

Thời gian ở nhà ba đầu sáu tay vừa trông con vừa làm việc nhà chắc hẳn mẹ cũng hiểu một người phụ nữ dù rất cố gắng cũng không thể chu toàn mọi thứ. Người giúp việc cũng vậy. Mẹ cần xác định rõ yêu cầu của gia đình đối với người giúp việc. 

Chẳng hạn, nếu ở nhà có ông bà cùng chăm bé, mục tiêu chính của người giúp việc sẽ là làm việc nhà và việc chăm bé là phụ giúp cho ông bà.

Còn nếu bố mẹ đi làm cả ngày và bé chỉ ở nhà với người giúp việc thì trong trương hợp này mục tiêu lớn nhất đối với người giúp việc sẽ là chăm sóc bé. Vì thế mẹ sẽ trao đổi rõ chỉ ưu tiên những việc liên quan đến bé bao gồm ăn, ngủ, chơi. 

Tất cả các mục tiêu khác như dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm cho cả nhà, giặt giũ quần áo… nếu có thời gian thì làm còn không thì cũng không sao. Những thành viên khác trong gia đình sẽ sắp xếp thời gian để chia sẻ những công việc chung này.

Khi hiểu rõ những mục tiêu đó, bản thân người giúp việc đỡ căng thẳng và nắm bắt được công việc nào cần được ưu tiên, tránh tình trạng ôm đồm nhiều việc nhưng không hiệu quả. 

Xác định rõ mục tiêu cần ưu tiên cho người giúp việc

Chú ý cách tương tác người giúp việc

Nói chuyện + Làm mẫu + Động viên có lẽ là công thức luôn đúng mẹ có thể áp dụng đối với người giúp việc.

Người giúp việc cần được khích lệ khi hoàn thành tốt một đầu mục công việc. Ai mà chẳng phấn khởi khi được khen ngợi xứng đáng với những gì mình đã cố gắng phải không mẹ?

Và điều quan trọng nhất là mẹ hãy nhẹ nhàng, thể hiện sự kiên nhẫn và thực lòng quý trọng đối với người giúp việc. Những điều đó còn tạo ra năng lượng tích cực cho cả nhà, đặc biệt là cho em bé. 

Nếu mẹ luôn căng thẳng hoặc chỉ bắt lỗi, người giúp việc sẽ có tâm lý làm để chống đối hoặc chỉ để vừa lòng lúc mẹ có nhà mà thôi!

 

 

Làm công tác tư tưởng cho bé

Em bé dù ở lứa tuổi nào cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi, đặc biệt là người chăm sóc chính. Mẹ nên hình thành thói quen nói cho bé về những chuyện sắp xảy ra.

Trước một vài tuần, mẹ nói chuyện với bé về việc mẹ sắp đi làm, bé sẽ hoạt động cùng với ông bà/người giúp việc cho đến khi mẹ đi làm về. Sau đó, mẹ sẽ giới thiệu và ở bên cạnh để bé có thời gian để làm quen với người chăm sóc mới. 

Nếu em bé đang trong giai đoạn lo sợ xa cách hoặc vào tuần khủng hoảng, bước chuẩn bị này càng cần thiết hơn.

Mẹ cần chú ý chuẩn bị trước tâm lý cho bé

Thiết lập nếp sinh hoạt cho bé

Nếu bé đã có nếp sinh hoạt ổn định thì càng dễ thích nghi khi có sự thay đổi về người chăm sóc chính. 

Mẹ có thể dán bảng thời gian biểu, chẳng hạn bảng thực hiện EASY của bé lên tường để ông bà hoặc người giúp việc thực hiện theo.

Ngoài ra có những phương thức xử lý như nút chờ, môi trường ngủ,… mẹ cần sắp xếp thời gian để “huấn luyện”trước khi đi làm chính thức

Nếu mẹ vẫn loay hoay chưa tìm được lịch sinh hoạt phù hợp với bé nhà mình, mẹ có thể tham gia chương trình POH Easy Two (15-49 tuần). Mẹ được hướng dẫn thiết lập lịch sinh hoạt đúng độ tuổi cho con yêu và được tư vấn 1:1 bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm bất cứ khi nào mẹ gặp vướng mắc.

Chuẩn bị sẵn môi trường và đồ dùng cần thiết cho bé

Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho ông bà hoặc người giúp việc khi mẹ đã chuẩn bị sẵn và ghi chú cách sử dụng các đồ dùng cần thiết cho bé.

Ngoài ra đây cũng là một cách để hạn chế xung đột giữa các thế hệ về cách chăm sóc bé.

Chẳng hạn với bé dưới 2 tuổi không nêm gia vị vào đồ ăn của con, tuy nhiên nhiều ông bà vẫn có thói quen này. Mẹ có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn theo từng bữa để ông bà làm nóng lại trước giờ ăn.

Hoặc mọi người không hợp tác cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW), mẹ có thể kết hợp linh hoạt sao cho bữa BLW là bữa mẹ có mặt ở nhà ngồi ăn cùng bé.

Với những bé lớn hơn, mẹ chuẩn bị đồ chơi, sách truyện trong ngày hoặc theo tuần phù hợp với lứa tuổi để ông bà/người giúp việc có thể hoạt động cùng bé.

Tương tự như vậy, mẹ có thể chuẩn bị sắn không gian dành cho bé khi ăn, khi ngủ, khi chơi.

Thói quen ăn đúng chỗ, ngủ đúng môi trường một cách tự nhiên giúp tránh được tình trạng ông bà/người giúp việc buộc phải bế bé đi ăn rong, ngủ rong.

Khu vực hoạt động tách biệt với không gian chung của gia đình, chỉ bao gồm sách truyện và đồ chơi được mẹ chuẩn bị cũng sẽ phần nào tránh được tình trạng con phải xem tivi quá nhiều.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên khuyến khích ông bà cho bé ra ngoài đi dạo để bé được khám phá thế giới xung quanh và gần gũi với thiên nhiên.

Mẹ nên tranh thủ thời gian trò chuyện cùng bé để tăng sự gắn bó giữa mẹ và con

Củng cố mối liên kết giữa mẹ và con

Nhiều gia đình ba mẹ đi làm bận rộn suốt cả ngày. Có những hôm khi mẹ đi làm con chưa dậy, khi mẹ về đến nhà con đã vào giấc đêm.

Có những mẹ chỉ được ôm ấp con mỗi cuối tuần, khi mẹ được nghỉ trở về nhà ông bà. Có những bé quấn ông bà/người giúp việc hơn cả ba mẹ...

Trong những tình huống này, cách duy nhất mẹ có thể làm là tận dụng thời gian nhiều nhất có thể bên con, và thực sự giao tiếp với bé.

Đó có thể là 10 phút massage sau khi tắm mẹ và bé cùng thủ thỉ hay 15 phút đọc truyện mỗi tối trước khi đi ngủ.

Chỉ bấy nhiêu thôi nhưng ngày nào cũng vậy, nếu mẹ tập trung hoàn hoàn vào bé thì đó là khoảng thời gian chất lượng dành cho con. 

 

 

Ngoài ra mẹ cố gắng dành trọn vẹn cuối tuần cho con yêu nhé! POH tin rằng tình yêu thương xuất phát từ trái tim của người mẹ, người cha được thể hiện một cách ấm áp với con trẻ sẽ luôn là sợi dây gắn kết tự nhiên và bền chặt nhất!

Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ. Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có bằng cách tham gia POH Acti ngay hôm nay mẹ nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo