Những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh mẹ nên biết 

đăng bởi Minh Tâm

 

Gắt ngủ là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc trước khi ngủ hoặc khi ngủ dở giấc từ mức độ bình thường cho đến dữ dội. Nhiều khi ba mẹ bất lực không biết đối phó như nào với con. Mời ba mẹ đọc tiếp bài viết dưới đây giúp con đi ngủ mà không phải đánh vật với những cơn gắt ngủ như thế. 

 

Tín hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh 

Cũng như tín hiệu ăn, tín hiệu em bé buồn ngủ cũng chia làm 3 giai đoạn: sớm - vừa - muộn

Giai đoạn sớm là giai đoạn mà khi cha mẹ thấy có các tín hiệu này, đặc biệt là cái nhìn chằm chằm vô định (siêu chuẩn luôn í) thì bắt đầu thực hiện trình tự đi ngủ cho bé.

Giai đoạn vừa: Đây là giai đoạn phải rút bớt thời gian làm trình tự đi ngủ hoặc làm thật nhanh rồi đặt con vào giường luôn. Có một số bé lúc ở giai đoạn này nếu đã trấn tĩnh đủ thì sẽ ngủ luôn, nhưng có một số bé năng động hơn thì nếu lúc này bố mẹ chưa kịp làm winddown đầy đủ thì vẫn sẽ khóc và khó vào giấc như thường. 

Do đó, đừng đợi đến khi con ngáp mới cho con vào giường, hãy tìm các dấu hiệu sớm hơn hoặc xem lại logic  sinh hoạt của con, kết hợp với bảng thời gian thức ngủ để tìm ra thời gian thực hiện trình tự đi ngủ hợp lý với từng bé.

Giai đoạn 3 là giai đoạn con bạn đã bước qua cửa sổ ngủ, lúc này con mệt đến nỗi buồn ngủ mà không thể ngủ được, và thế là con bị gắt ngủ. Nói chung cố gắng tránh để đến mức nào, mà đã vào mức này rồi thì cố cho con ngủ được chừng nào hay chừng ấy và bù đắp vào giấc sau thôi chứ cũng chả cải thiện được mấy đâu mà.

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ?  

Tiếng khóc là một dạng truyền đạt cảm xúc và mong muốn khi con chưa biết sử dụng ngôn ngữ.

Những dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh, dẫn đến nguyên nhân trẻ sơ sinh  hay cáu gắt trước khi ngủ: khi con đói bụng, khó chịu quấy khóc đòi ăn là phản xạ dẫn đến con cáu gắt  đầu tiên. Mẹ nên cho con ăn khoảng 2 tiếng một lần để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Ngoài đói bụng, có thể con đang mặc quần áo quá chật, bỉm ướt, khiến con cảm thấy không thoải mái. 

Trẻ sơ sinh  chưa phát triển toàn diện cơ thể con nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì vậy nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cơ thể non yếu của con cũng dễ bị tác động, hay ánh sáng quá nhiều, tiếng ồn lớn. Khi đó con dễ giật mình và quấy khóc. Vô hình chung làm cho trẻ sơ sinh gắt ngủ về đêm. Ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình.

Mời mẹ tham khảo thêm: Một số quan niệm sai lầm khi trẻ sơ sinh gắt ngủ và cách đối phó

Mẹ phải biết những dấu hiệu bé buồn ngủ 

Trẻ sơ sinh gắt ngủ đến khi nào? 

Trẻ sơ sinh thường gắt ngủ dữ dội vào 3 tháng đầu đời. Tình trạng này cũng có thể diễn ra đến khi bé 1 tuổi và sẽ giảm dần theo thời gian. 

Thật khó để đưa ra một con số cụ thể rằng trẻ sơ sinh gắt ngủ đến khi nào. Hơn hết, mỗi trẻ đều được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau, cách chăm sóc khác nhau, hình thành nên tính cách khác biệt, nên độ gắt ngủ và thời gian kết thúc gắt ngủ cũng không thể giống nhau được. 

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

          Gối đinh lăng

Gối đầu làm bằng lá thảo dược là mẹo giúp con ngủ ngon hơn. Trên thị trường có sẵn loại gối này tuy nhiên mẹ cũng có thể tự tay làm cho con yêu của mình.  Khá đơn giản, lá đinh lăng sau khi sửa sạch sấy khô, mẹ trộn bông gòn với lá đinh lăng theo tỉ lệ 1-1 vào một ruột gối, sao cho kích thước phù hợp với lứa tuổi của con. 

          Vỏ cam, quýt để trong phòng con ngủ

Vỏ cam, quýt chứa nhiều tinh dầu, giúp lưu thông máu, tâm trạng được thư giãn, giúp con đi vào giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn. Mẹ lấy vỏ cam, quýt, chanh phơi khô rồi treo trong phòng cho con nhé.

Treo vỏ cam ở đầu giường

          Treo tỏi ở đầu giường

Theo dân gian truyền lại, tỏi giúp xua đuổi tà khí không tốt, giúp con ngủ ngon hơn. Ba mẹ lấy một, hai nhánh tỏi đặt vào túi áo bé.

Những bí quyết này làm từ những nguyên liệu rất đơn giản, dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng minh những mẹo này chắc chắn giúp bé ngủ ngon. Mẹ lưu ý những mẹo dân gian không phải là giải pháp chắc chắn hoàn toàn, mà chỉ mang tính hỗ trợ. 

Thực tế trẻ ngủ ngon hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, môi trường, thói quen ,cách chăm sóc trẻ đã đúng cách chưa. Với những em bé chưa có nếp sinh hoạt, mẹ nên đưa con vào nếp sinh hoạt EASY phù hợp với độ tuổi. 

>> Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi      

Mẹ theo dõi waketime và đưa con đi ngủ lúc con ít gắt gỏng nhất. Mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con tự ngủ hoặc vào nếp sinh hoạt EASY

Khi biết tự ngủ, con không mất công khóc lóc vật vã, gắt gỏng, cáu kỉnh khi buồn ngủ hay trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ. Ba mẹ cũng không cần phải đoán già đoán non tiếng khóc của con.

Để biết võ ‘waketime’ giúp con vào giấc dễ dàng  như thế nào, mời ba mẹ tham khảo  POH Easy


POH Easy đã thành công trong việc giúp hơn 10.000 bé sơ sinh vào nếp dễ dàng, giúp con ăn no ngủ tốt và ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng và mẹ được ngủ 8 tiếng mỗi đêm.

Muốn con tự ngủ, ngủ xuyên đêm, mẹ được ngủ 8 tiếng mỗi đêm, mẹ tham khảo POH Easy ngay hôm nay nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo