Trẻ sơ sinh chưa biết cười - Liệu có bình thường?

đăng bởi Nguyễn Khải

Rất nhiều em bé sơ sinh thường nở nụ cười đầu tiên vào khoảng 7 tuần tuổi. Tuy nhiên trẻ biết cười muộn hơn cũng là điều hoàn toàn bình thường.

Nhiều mẹ lo lắng nếu con dường như không phát triển đúng theo lịch trình của một em bé sơ sinh. Tuy nhiên, tất cả các em bé đều phát triển theo tốc độ riêng và đều có tính cách khác nhau bao gồm cả việc học cách mỉm cười. Nếu con vẫn chưa biết cười thì gần như chắc chắn không có vấn đề gì cả các mẹ nhé.

Con có thể không cảm thấy muốn cười nếu:

  •  Con vẫn đang mải thực hành phối hợp các cử động của mình.
  •  Con thường có xu hướng quấy khóc hoặc khóc rất nhiều
  • Con bị đầy hơi, con cần được vỗ ợ hơi

Không phải tất cả các em bé đều biết cười một cách bản năng. Con thể hiện niềm vui của mình theo những cách khác nhau, chẳng hạn như phát ra âm thanh gu gu hoặc bé cử động sôi nổi, mãnh liệt.

Mẹ thấy con chưa sẵn sàng để mỉm cười vì con vẫn còn quá bận rộn để thích nghi với thế giới xung quanh. Con thể hiện điều này bằng cách nhìn đi chỗ khác khi mẹ nói chuyện trực tiếp với con.

Đây là một chiến lược hữu ích cho con, vì nó cho phép con kiểm soát mức độ kích thích mà bé nhận được. Điều đó không có nghĩa là con không quan tâm đến mẹ hay khó chịu với mẹ, chỉ là con bị choáng ngợp bởi tất cả những trải nghiệm mới của mình.

>> Làm thế nào để có một em bé sơ sinh biết cười và luôn hạnh phúc????

 

Bé chưa biết cười có ảnh hướng tới sự phát triển sau này của con không?

Nếu bé bị sinh non hoặc bị ốm khi sinh, con có lẽ sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi các kích thích bên ngoài. Mẹ hãy theo dõi ngôn ngữ cơ thể của con để đánh giá mức độ chú ý mà bé có thể xử lý được, từ đó mẹ biết cách kích thích con vừa đủ theo nhu cầu của bé. Mẹ có thể thấy con cần nhiều thời gian hơn để có thể làm được những điều tương tự như bạn bè cùng trang lứa.

Lời khuyên là mẹ nên đánh giá sự phát triển của trẻ sinh non dựa trên ngày dự sinh của bé, thay vì ngày sinh thực tế của con. Như vậy, mẹ mới nắm chính xác được con có khả năng làm gì và vào thời điểm nào.

Con là sợi dây để liên kết với mẹ. Mỉm cười là một phần của sự gắn kết này cho dù nó xảy ra ở bảy tuần hoặc những tuần sau đó.

Nếu mẹ muốn khuyến khích con mỉm cười, tốt nhất hãy đợi cho đến khi con cảm thấy thoải mái và sẵn sàng chơi. Khi con im lặng và tỉnh táo, có lẽ con đã sẵn sàng nói chuyện và chơi. Đó cũng là lúc con có khả năng mỉm cười nhất. 

Hãy chắc chắn rằng con có thể nhìn thấy rõ mẹ. Mẹ có thể giữ con đối diện với mẹ sao cho mặt mẹ cách mặt con khoảng 30cm và bắt đầu nói chuyện và mỉm cười với con, giúp con thoải mái hơn khi tiếp xúc với mẹ. Hãy cho con một chút thời gian để xem con có muốn tương tác lại không.

Để tránh kích thích con quá nhiều, hãy cho con cơ hội nghỉ ngơi giữa những lần chơi trong thời gian ngắn. Một số bé cần thời gian nghỉ lâu trước khi sẵn sàng cho thời gian chơi nhiều hơn, trong khi những bé khác lấy lại năng lượng nhanh hơn.

Theo dõi biểu hiện của con và chờ đợi những dấu hiệu cho thấy con sẵn sàng tương tác với mẹ một lần nữa. Khi con nhìn mẹ chăm chú và ngắm nhìn khuôn mặt của mẹ, điều đó chứng tỏ con đã sẵn sàng. Đây là lúc con có khả năng bắt đầu mỉm cười nhất.

Một số bé thích nhìn mẹ một lúc lâu trước khi bắt đầu cười. Tiếp tục nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng, trong khi vẫn mỉm cười nếu mẹ nghĩ rằng con sắp cười.

Nếu con thường quay mặt đi khi mẹ nói chuyện với con, đừng ép con trả lời lại. Chỉ cười với con mà không nói chuyện nữa nếu lần sau con quay sang nhìn mẹ. Cố gắng đừng lo lắng nếu phải mất một lúc để con thoải mái mỉm cười. Thế giới này vẫn quá rộng lớn và khó hiểu đối với con.

Mẹ càng quan sát và hiểu con, con càng có khả năng tìm ra tốc độ cá nhân của mình. Hãy thử làm chậm lại các phản ứng của mẹ để phù hợp với con. Mẹ có thể thấy cả hai cùng hòa vào nhịp điệu. Và sau đó, con sẽ mỉm cười.

Con cũng bị ảnh hưởng bởi chính cảm xúc của người mẹ. Con có thể có xu hướng mỉm cười nhiều hơn khi mẹ vui vẻ và thoải mái.

Cũng giống như nhiều cha mẹ, nếu mẹ thấy mình thường xuyên mệt mỏi và phải vật lộn với việc nuôi dạy con, không có lý do gì để cảm thấy có lỗi cả. Nhiều phụ nữ phải vật lộn sau khi sinh con, thế nhưng sự hỗ trợ thì luôn có sẵn. Cố gắng đừng lo lắng về sự phát triển của con, với sự giúp đỡ đúng đắn, thì không bao giờ là quá muộn để "điều chỉnh" cho con.

Nếu mẹ có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo