Hiểu đúng về việc bé mút tay và gặm đồ

đăng bởi Tiên Tiên

Mút tay là hành động bình thường mà ba mẹ nào cũng sẽ thấy ở em bé nhà mình. Nhiều ba mẹ sẽ coi đó là một hành động vô thức hiển nhiên của trẻ sơ sinh. Nhưng ít ai biết rằng, mút tay là hành động để thỏa mãn nhu cầu của bé.

Không chỉ mút tay, mà em bé còn đưa đồ vật lên miệng mút và gặm. Tất nhiên người lớn sẽ chú ý ngăn cản hành động này của bé mà không hề biết rằng mình không chỉ lấy mất một niềm vui nho nhỏ mà còn tước đi một cơ hội khám phá thế giới xung quanh của trẻ. 

Phản xạ tự nhiên: Mút tay

Mút tay không chỉ là hành vi tự nhiên của trẻ sơ sinh mà rất nhiều loài động vật cũng có biểu hiện tương tự.

Em bé bắt đầu mút ngón tay từ khi còn trong bụng mẹ. Mẹ đừng ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh thai nhi đang mút tay tình cờ được chụp trong một lần siêu âm. 

Nhiều em bé duy trì thói quen này trong thời gian dài, thậm chí tận khi lớn lên. Trước khi có ti giả, tất cả các em bé sẽ đều mút ngắn tay một cách rất "say sưa". Nói chung trẻ sơ sinh đều thích mút.

tre-so-sinh-mut-tayNhìn chung trẻ sơ sinh đều thích mút tay

Miệng trẻ là bộ phận quan trọng để trẻ khám phá thế giới xung quanh trong những tháng đầu đời. Các cơ quan nhận biết vị giác ở trẻ sơ sinh được phân bố rộng hơn so với người lớn. Đồng thời, xúc giác của trẻ sơ sinh cũng khá nhạy bén.

Mẹ sẽ thường xuyên bắt gặp việc con đưa tất cả những thứ có thể cầm lên miệng. Trẻ độ tuổi này chưa thể phân biệt được cái nào"nên" và "không nên" đưa vào miệng.

Vì vậy mà đôi khi mẹ phát hoảng vì trẻ đưa cả đồ chơi, giày dép, khuy áo, gián và cả đất cát vào miệng. Mẹ cần đặc biệt chú ý tới con và cảnh giác những vật có nguy cơ dẫn đến tai nạn nghẹt thở.

Trẻ có thể mút các ngón tay khác nhau nhưng sẽ có một đến hai ngón tay nhất định làm bé cảm thấy thích nhất. Con sẽ dần chỉ mút một ngón tay đó.

Lúc đầu, trẻ chỉ đưa tay vào việc trong vô thức - như phản xạ tự nhiên. Nhưng con sẽ nhanh chóng cảm thấy thích thú vì nhu cầu gặm mút được thỏa mãn. Từ đó trẻ dần tập thành thói quen đưa tay vào miệng.

Khoa học đã chứng minh khi trẻ gặp trạng thái căng thẳng, lo âu mút tay sẽ giúp trẻ ổn định và thư giãn hơn. Nói cách khác mút tay là một cách để con tự an ủi mình, giống như phản xạ co người thành tư thế nằm trong bụng mẹ khi sợ hãi của con người.

Cho con được mút 

Khi trẻ còn nhỏ,  ba mẹ sẽ không quá để ý đến hành động này thậm chí còn cảm thấy rất đang yêu. Một số bậc phụ huynh thay bằng những chiếc ti giả cho bé.

Sau này ba mẹ sẽ tập cho trẻ bỏ dùng ti giả, nhưng có vẻ con vẫn giữ thói quen mút ngón tay. Và ba mẹ bắt đầu lo lắng vấn đề vệ sinh, sự phát triển của miệng, khả năng nói của con hay sợ con bị mọi người trêu trọc,... Những lo lắng đã khiến ba mẹ yêu cầu trẻ phải từ bỏ hẳn thói quen này.

Nhưng ba mẹ đừng quá lo lắng nhé, hãy cứ để con thỏa mãn mình với ngón tay bé xinh. Việc mút tay sẽ không ảnh hưởng đến mọc răng hay sự phát triển của xương hàm nếu trẻ ngừng mút tay trức 5 tuổi. Mút tay cũng sẽ không ảnh hưởng đến cảm xúc của con hay là dấu hiệu tự kỷ như nhiều người nghĩ.

Khi nào trẻ hết thói quen mút tay?

Gần 50% các bé sẽ mút tay đến hơn một tuổi. Mẹ có thể thấy em bé hàng xóm đã cai mút ngón tay từ lâu nhưng bé nhà mình vẫn có thói quen này. Điều đó là hoàn toàn bình thường, mỗi em bé là một cá nhân.

Các bạn bé mút tay nhiều và thường mút tay để ngủ sẽ duy trì thói quen này lâu hơn.

Phần lớn các trẻ sẽ không còn mút tay khi được 5 tuổi và 95% trẻ cai hoàn toàn khi được 6 tuổi. Sau khi rụng răng sữa hầu hết các bé đã quên thói quen này từ lâu.

Cho đến khi con được 1 tuổi, ba mẹ cứ để trẻ thoải mái mút tay. Miễn là đảm bảo vệ sinh và chú ý an toàn đường thở cho trẻ.

Nếu ba mẹ không muốn trẻ mút tay quá thường xuyên hãy rời sự chú ý của con tới các hoạt động và trò chơi mới. Trẻ sẽ tạm quên đi việc mút tay và hào hứng tìm hiểu thế giới xung quanh ngay thôi!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo