Trẻ 9 tháng khóc ăn vạ - Ba mẹ làm gì để xoa dịu con?

đăng bởi Nguyễn Khải

Từ khi bé yêu mới ra đời ba mẹ chắc đã rất quen với tiếng khóc của bé. Qua thời gian ba mẹ đã đọc được tiếng khóc của bé, biết khi nào là bé khóc đòi ăn, khóc đòi ngủ hay khóc vì bỉm ướt.. Nhưng đến khoảng 9 tháng, nhiều ba mẹ vẫn không khỏi bất ngờ và sốc trước những cơn khóc ăn vạ của con. Một phút trước bé vẫn đang cười đùa chơi đồ chơi trên thảm, nhưng chỉ một thoáng sau đã thấy bé khóc dữ dội thậm chí gào thét. Nếu ba mẹ đang bối rối chưa biết xử lý ra sao thì hãy tham khảo bài viết của POH để tìm ra cách xoa dịu bé yêu của mình nhé.

Khi nào bé hay khóc ăn vạ?

Theo nghiên cứu, các bé thường biết khóc ăn vạ từ khoảng 9 tháng tuổi và các cơn giận này sẽ diễn ra thường xuyên nhất vào lúc bé 18 tháng đến 4 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp trẻ 6 tháng khóc ăn vạ, hoặc cũng có thể bé đang trong giai đoạn khủng hoảng xa cách ba mẹ nghĩ bé khóc ăn vạ. Trẻ sơ sinh thường hay khóc ăn vạ trong những tình huống sau:

  • Bé không thể hoặc không được làm những việc mình muốn: Các bé 9 tháng thường đã có thể bò thành thạo, vịn đứng hay dùng cử chỉ để thể hiện điều mình muốn. Tuy nhiên đây là khoảng thời gian bé vô cùng hứng thú khám phá thế giới xung quanh. Việc không lấy được đồ bé thích đang ở trên cao hay không được ném đồ chơi cũng có thể khiến cơn giận của bé nổi lên.
  • Bé không muốn làm một việc gì đó: Khi bé đang say sưa chơi đồ chơi thì mẹ lại dọn món đồ chơi đó đi và đưa bé đi tắm. Bé có thể lên cơn phản kháng, giận dữ và khóc ăn vạ.

>> Cách dạy trẻ 9 tháng tuổi chơi mà học mẹ đừng bỏ lỡ

>> Xử lý cơn giận dỗi, tantrum, ăn vạ của trẻ 1-3 tuổi

 

Trẻ 9 tháng khóc ăn vạ

Trẻ khóc ăn vạ vì không được làm điều mình muốn

Điều ba mẹ nên làm là gì?

Ghi nhận tình huống, tìm hướng giải quyết: 

Trước tiên ba mẹ giúp bé diễn tả bằng lời nói tình huống đang làm bé khó chịu, tường thuật đúng điều gì đang xảy ra với bé. Nếu bé đang khóc to thì ba mẹ nên chờ cho bé nín khóc hoặc khóc nhỏ lại để bé nghe thấy ba mẹ nói. Ví dụ: “À, Bo muốn lấy cái điện thoại trên kệ để chơi đúng không con? Mẹ biết là con rất thích nhưng điện thoại không phải đồ chơi con ạ. Mình cùng ra chơi ném bóng nhé”. 

Sau đó, mẹ bế bé ra chỗ bóng nhựa để chơi. Bé 9 tháng tuổi tuy chưa thể hiểu hết được điều ba mẹ đang nói nhưng con có thể hiểu được một số từ mà mẹ hay lặp lại hàng ngày. Qua giọng nói bé sẽ cảm nhận được sự đồng cảm của mẹ với mình giúp bé được xoa dịu hơn.

 

 

Đồng thời việc ba mẹ điều hướng bé sang hoạt động khác (cùng giải quyết nhu cầu chơi cho bé) cũng là một cách đánh lạc hướng khiến bé quên đi cơn khóc.

Ba mẹ nên cố gắng giữ bình tĩnh:

Tiếng khóc ăn vạ của các bé không hề dễ chịu đối với ba mẹ đặc biệt khi ba mẹ đang cảm thấy căng thẳng trong công việc hay mệt mỏi trong người. Tuy nhiên dù có khó chịu ra sao thì ba mẹ hãy cố gắng hít sâu, bình tĩnh vì việc nóng giận với bé lúc này chỉ khiến cho tình hình tồi tệ hơn rất nhiều. Nếu ba mẹ quát mắng bé thì bé có thể sẽ càng gào khóc to và lâu hơn. Ngược lại nếu ba mẹ thể hiện sự bình tĩnh, kiểm soát được vấn đề sẽ giúp cơn giận của các bé không bị lên cao hơn.

>> Khóc ăn vạ ở trẻ - Bạn có đang xử lý sai cách?

>> Chế độ ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

 

Trẻ 9 tháng khóc ăn vạ

Trẻ khóc ăn vạ thường rất to và dai dẳng

Tuy nhiên ba mẹ cũng không nên vì quá mệt, muốn bé nín khóc ngay mà đáp ứng nhu cầu vô lý của bé. Điều này sẽ làm cho bé hiểu rằng chỉ cần khóc ăn vạ là bé sẽ đạt được những gì mình muốn. Hậu quả là các cơn khóc ăn vạ sẽ diễn ra thường xuyên và dai dẳng hơn.

Can thiệp trước để hạn chế tối đa cơn khóc ăn vạ của bé:

Ba mẹ chú ý quan sát nguyên nhân những lần bé hay khóc ăn vạ, sau đó can thiệp trước không để chuyện đó xảy ra. Cùng ví dụ ở trên, ba mẹ nên để điện thoại ngoài tầm mắt của bé để bé không biết để đòi. 

Hoặc ví dụ ba mẹ thấy bé hay giận dữ khi không thể leo lên ghế sopha. Ba mẹ hãy chuẩn bị một chiếc đệm nhỏ ở dưới chân ghế giúp bé có thể làm được điều bé muốn là leo lên sopha.

Chú ý việc giao tiếp hàng ngày với bé: 

Hàng ngày khi làm việc gì với bé như thay bỉm, tắm hay mặc quần áo... ba mẹ nên thông báo trước với bé. Việc lặp đi lặp lại hành động thông báo này trong thời gian dài sẽ giúp bé hiểu và biết trước được những điều sắp xảy ra với mình. Việc này giúp ích rất lớn hạn chế những cơn ăn vạ của bé vì bé sẽ không bị bất ngờ, bé có thời gian chuẩn bị tâm lý trước cho điều ba mẹ sắp làm. 

Cùng ví dụ cho bé đi tắm như trên, nếu ba mẹ thông báo trước với bé việc mình sẽ thu dọn đồ chơi để đi tắm, cho bé có thời gian một vài phút để chuẩn bị và chơi thêm một lúc, bé sẽ dễ dàng chấp nhận chuyện đi tắm hơn.

Hạn chế các nguyên nhân làm bé căng thẳng, khó chịu:

Bé sẽ dễ bị kích hoạt cơn giận dữ hơn khi bé bị thiếu ngủ, bị đói, trong tuần khủng hoảng hay bị ốm, mọc răng... Ba mẹ hãy cố gắng thiết lập lịch sinh hoạt ăn ngủ hợp lý, quan tâm vỗ về bé hơn trong tuần khủng hoảng hay cho bé ăn thức ăn loãng lúc mọc răng.. Khi được đáp ứng đủ nhu cầu ăn ngủ, sức khỏe tốt, bé sẽ ít khóc ăn vạ hơn.

Bé khóc ăn vạ là vấn đề thường gặp nhưng lại rất nan giải khiến nhiều ba mẹ căng thẳng và mệt mỏi. POH Poti sẽ giúp ba mẹ giải quyết tận gốc vấn đề này bằng việc hướng dẫn ba mẹ cách giao tiếp với bé ngay từ lúc mới sinh như nào cho đúng. Đồng thời POH Poti cung cấp các bài tập hàng ngày giúp bé hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để bé hạn chế tối đa việc khóc ăn vạ.

Ngoài ra, POH Poti  giúp mẹ thấu hiểu các đặc điểm tâm lý và hành vi trẻ để ứng xử phù hợp, tránh làm tổn thương con.

Đăng ký ngay POH Acti tại: POH Poti : Giúp con tối ưu EQ, IQ bằng Kỷ luật tích cực!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo