Ba mẹ thông thái không cấm con ném đồ

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ hay ném đồ có phải là xấu? Ba mẹ hẳn sẽ lo lắng khi tranh giành đồ chơi với bạn con hay hung hăng ném đồ chơi hoặc trẻ hay vứt đồ đạc. Nhưng ba mẹ liệu đã hiểu lý do tại sao trẻ con hay ném đồ? Tại sao ném đồ lại là kỹ năng? Những lợi ích từ việc ném đồ của trẻ là gì? Cần làm gì khi trẻ hay ném đồ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Khi nói về việc ném đồ, thường bố mẹ sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc dạy trẻ về kỷ luật: Làm thế nào để dạy bé không ném đồ ăn lên sàn nhà, hay không ném đồ chơi vào em?

Việc dạy bé những việc nên và không nên khi ném đồ là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng hoạt động ném đồ vật cũng có mặt lợi của nó.

Chúng ta sẽ nói về việc ném đồ phát triển như thế nào và tại sao đó lại là kỹ năng quan trọng mà trẻ cần làm chủ.

Kỹ năng ném đồ phát triển như thế nào?

Để học cách ném, con cần thành thạo kỹ năng vận động thô để xây dựng cơ, sự cân bằng, sự phối hợp và khả năng chuyển động có mục đích.

Để tìm hiểu về cả quá trình này, hãy cùng xem các bài viết về sự phát triển kỹ năng vận động thô của POH nhé!

Hoạt động ném cũng giúp xây dựng kỹ năng vận động tinh, như khả năng cầm nắm và buông một vật. Hầu hết trẻ em khi đến khoảng 1 tuổi đều ném đồ, dù những lần thử đầu tiên có hơi lúng túng và không trúng mục tiêu. 

Ném đồ giúp hoàn thiện các kỹ năng vận động của trẻ

Khi bé khoảng 14 tháng tuổi, bé bắt đầu ném cao qua đầu. Điều này thật ra không hề dễ dàng!

Bé cần phải mở rộng cánh tay ở khuỷu tay hay vai trong khi vẫn phải giữ thăng bằng, vì vậy bé cần rất nhiều thời gian và sự luyện tập để có thể điều khiển tư thế đó một cách trơn tru.

Ném đồ vật đòi hỏi sự phối hợp của cơ thể

Ném đồ vật đòi hỏi sự phối hợp của cơ thể

Khi con tròn hai tuổi, bé sẽ có khả năng ném đồ vật lên cao ít nhất 1 mét. Đến khoảng 4 tuổi, bé sẽ thành thạo các động tác ném khi đang di chuyển, hay ném vật trúng đích.

Vai trò của kỹ năng ném đồ

Ném đồ giúp phát triển

  • Sự phối hợp vận động: “ném là một cơ hội tốt cho trẻ để luyện tập sự phối hợp của toàn bộ hệ thống bao gồm thể chất, tinh thần”, theo lời bác sĩ vật lý trị liệu nhi khoa Berta Campa. Trẻ cần phải phối hợp toàn bộ cơ thể, giữ thăng bằng cũng như phối hợp các hoạt động lập kế hoạch khác với nhau để có thể thực hiện ném đồ vật.
  • Sự phối hợp tay- mắt: Học cách ném đồ cũng giúp luyện tập cho sự phối hợp giữa tay và mắt.
  • Hiểu về tính chất và trọng lực của các vật thể - bài học về trọng lực đầu đời của trẻ được bắt đầu qua việc ném đồ, bé học được rằng khi ném một thứ gì đó lên nó luôn rơi xuống. Bé cũng thấy được rằng khi ném bóng những quả bóng thì nảy lên còn hòn đá thì không, và những mẩu bánh mì rơi trên mặt đất thì vẫn còn nguyên còn hộp sữa chua rớt trên mặt đất sẽ bị văng ra. 
  • Khả năng sử dụng phối hợp hai phần trái- phải của cơ thể - Khi ném đồ vật vào đích (bé có thể ném đồ vào đích ở khoảng 4 tuổi), bé cần rất nhiều sự luyện tập để phối hợp hai phần trái phải của cơ thể.
  • Nhận thức và kiểm soát bằng mắt – Để Ném một thứ gì đó một cách chính xác vào đích, bé cần đo khoảng cách tới mục tiêu bằng mắt và ước lực cần thiết để có thể ném trúng mục tiêu.
  • Sự cân đối và sức khỏe – Những đứa trẻ thành thạo kỹ năng ném đồ thường có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất, có liên quan đến sự cân đối cơ thể và khỏe mạnh suốt đời. 
  • Kỹ năng xã hội – Những trò chơi yêu cầu hoạt động ném dạy cho bé những kỹ năng như thương lượng và làm việc theo nhóm.

Liệu bé có nên sử dụng tay thuận để ném?

Việc phát triển kỹ năng sử dụng tay thuận rất quan trọng và nhiều cha mẹ lo lắng vì con mình thường đổi tay khi ném. Giáo sư Campa cho rằng đổi tay trong khi học ném không những rất bình thường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho con.

Bé nên bắt đầu sử dụng tay thuận để ném trong độ tuổi từ 3 đến 5, nhưng trước đó việc đổi tay khi ném sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cả 2 bên cơ thể.

Ở tuổi này, sử dụng cả hai bên cơ thể cho cùng một nhiệm vụ cũng sẽ giúp bé xây dựng nhận thức về cơ thể, điều này rất quan trọng đối với tất cả các hoạt động liên quan đến vận động.

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo