Đọc sách cho trẻ mang lại nhiều lợi ích to lớn như giúp phát triển trí não, tăng sự gắn kết với bố mẹ, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng xã hội... Đây là cơ sở để giúp bé thành công trong cuộc sống sau này.
Đó là lý do vì sao mẹ nên đọc sách cho trẻ từ sớm. Để tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của việc đọc sách cho trẻ mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây!
Khi đọc sách truyện cho bé, mẹ rất có khả năng phải ngắt quãng quá trình đọc hay bỏ qua một vài trang sách và tương tác với con nhiều trong khi đọc.
Nhưng đọc sách không hề lãng phí thời gian, hoạt động này rất phù hợp và là những gì con cần để phát triển trong giai đoạn này.
Dưới đây là một vài lợi ích khi mẹ dành ra một khoảng thời gian để kể chuyện cho bé:
Con đường học vấn và khả năng thành công trong tương lai
Các nghiên cứu trên thế giới cho chúng ta thấy rằng việc đọc sách truyện cho trẻ nhỏ có liên quan mật thiết đến kết quả học tập vượt trội của trẻ sau này.
Ở Mỹ, khả năng đọc ở lớp ba là chỉ số dự đoán số một về việc tốt nghiệp trung học và khả năng thành công trong công việc.
Thống kê đưa ra số liệu 2/3 học sinh lớp 3 ở Mỹ thiếu các khả năng đọc hiểu cần thiết, điều này đã khiến những tổ chức như Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics- AAP) và BookTrust đưa ra những chương trình khuyến khích trẻ em đọc sách từ càng sớm càng tốt.
Trên thực tế, AAP khuyến nghị rằng thời gian đọc sách cho trẻ nên bắt đầu từ giai đoạn phôi thai.
Phát triển trí não
Trong suốt những năm đầu đời, một triệu những nơron thần kinh kết nối được hình thành mỗi giây. Việc đọc sẽ kích thích xây dựng não bộ khi trẻ tiếp nhận thông tin thông qua thính giác và thị giác cũng như các sự kết nối giữa việc nghe và nhìn.
Đọc sách cho trẻ nghe từ sớm giúp phát triển trí não
Hơn nữa, sự giao tiếp qua lại giữa người lớn và trẻ em khi cùng nói về một cuốn sách là một dạng của “trao thông tin- phản hồi” – hoạt động chính giúp phát triển não bộ tối ưu.
Sự gắn kết với con
Mối liên hệ mật thiết giữa bố mẹ/ người chăm sóc với trẻ có thể dự đoán nhiều kết quả tích cực trong cuộc sống sau này. Nhưng một khi trẻ bắt đầu tập đi, sự sao nhãng từ những người tương tác gần gũi với bé bắt đầu nhiều hơn.
Bố mẹ hay những người chăm sóc đôi khi bị sao nhãng khỏi việc ôm ấp và kết nối với bé hay quản lý cơn giận giữ giữa những giờ chạy theo con.
Đọc là cách đơn giản nhất để xây dựng sự liên kết của con với cha mẹ hằng ngày. Bé có thể không ngồi yên để nghe mẹ đọc hết cuốn sách, nhưng khoảng thời gian đó đã khuyến khích sự gần gũi giữa mẹ và bé hay tạo nên những tương tác thú vị hằng ngày.
Kỹ năng ngôn ngữ
Trong khoảng từ 12- 24 tháng tuổi, khả năng nói của bé sẽ phát triển vượt trội và khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ cũng đang được phát triển tốt.
Trong khoảng thời gian khả năng ngôn ngữ phát triển như vậy, hoạt động đọc thường xuyên giúp trẻ tiếp nhận được vốn từ vựng phong phú và cũng học được nhiều thứ khác như ngữ pháp, cấu trúc câu.
Bé cũng sẽ được học nhiều về các kỹ năng quan trọng như khả năng tường thuật sự việc.
Kỹ năng xã hội
Các kỹ năng xã hội là một chủ đề lớn trong giai đoạn phát triển của bé, một phần bởi vì các kỹ năng ngôn ngữ vừa mới được hình thành của trẻ và sự ảnh hưởng của các trò chơi nhập vai.
Hoạt động đọc sách truyện nhằm củng cố các kỹ năng xã hội, bao gồm:
Những tương tác chủ động – Bé sẽ chủ động thực hiện các tương tác khi bé lấy cuốn sách ưa thích và đưa cho mẹ để nhờ mẹ đọc.
Khả năng nghe, sử dụng những câu hỏi để thu thập thông tin, thực hiện các cuộc đối thoại – Tất cả những kỹ năng trên được luyện tập khi mẹ và bé nói chuyện với nhau về cuốn sách ưa thích.
Xây dựng nhận thức cá nhân – Khả năng hiểu những gì người khác cảm nhận sẽ không phát triển đầy đủ cho đến khi bé vào tiểu học, nhưng mẹ có thể nuôi dưỡng kỹ năng này cho con ngay từ bây giờ bằng cách nói với bé về những suy nghĩ, cảm nhận của các nhân vật trong sách và giải thích tại sao họ lại có những cảm nhận đó.
Hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ - Tông giọng của mẹ khi đọc và biểu hiện nét mặt của các nhân vật trong sách sẽ giúp bé học được cách tiếp nhận thông tin thông qua những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ.
Sự phát triển cảm xúc
Trong những năm đầu đời khi cảm xúc của bé được hình thành, những chủ đề phổ biến trong các cuốn truyện thiếu nhi giúp trẻ hiểu được về những cảm xúc đó và cách kiểm soát chúng.
Kỹ năng kiểm soát/ điều chỉnh cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát (EF) giúp chúng ta điều chỉnh, kiểm soát và quản lý cảm xúc cũng như hành vi của mình. Đọc sách góp phần phát triển kỹ năng kiểm soát khi bé tiếp nhận các từ chỉ vật thể, sử dụng bộ nhớ ngắn hạn, tăng khả năng chú ý và nhận ra cảm xúc của các nhân vật.
Ai biết được rằng thời gian đọc truyện với trẻ lại có nhiều lợi ích như vậy? Những mẹo kể trên có thể giúp mẹ tận dụng khoảng thời gian đọc sách cùng con để giúp con phát triển.
Nguồn: BabySparks
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo