Tác hại của việc cho trẻ ngồi kiểu chữ W

đăng bởi Tiên Tiên

Rất nhiều trẻ ngồi quỳ gối hay chính là kiểu ngồi chữ W. Đây là một trong những tư thế ngồi ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Tác hại của kiểu ngồi chữ W sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây. Bài viết cũng gợi ý cách để khuyến khích trẻ ngồi những dáng ngồi khác. Mời ba mẹ cùng theo dõi!

 

 

Ngồi tư thế W nghĩa là trẻ ngồi gập hai đầu gối với hai bàn chân hướng sang hai bên. Nếu mẹ đứng từ trên nhìn xuống, mẹ sẽ thấy chân trẻ tạo thành hình chữ “w”.

Trẻ đang tập đi thường cảm thấy thoải mái và cân bằng khi ngồi như vậy, thế nhưng tại sao mẹ cần tránh cho con ngồi theo tư thế này? Đó là bởi vì thói quen ngồi theo hình W có thể dẫn tới những hậu quả không ngờ tới cho sự phát triển của trẻ.

 

 

Tại sao nên tránh ngồi theo hình W?

Nếu tư thế này trở thành một tư thế ưa thích của trẻ, nó sẽ làm cản trở sự phát triển của trẻ ở một số lĩnh vực chính:

Kiểm soát tư thế - Trẻ cần sự kiểm soát tư thế để làm chủ các kỹ năng vận động thô và tinh. Bên cạnh việc ổn định các chuyển động cơ thể, kiểm soát tư thế tạo một nền tảng vững chắc cho các chuyển động tinh tế hơn của bàn tay, ngón tay và mắt. 

Dáng ngồi hình chữ W không tốt cho trẻ

Dáng ngồi hình chữ W không tốt cho trẻ

Nếu không có sự kiểm soát tư thế tốt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động như tự xúc ăn, tô màu, sử dụng kéo, học cách đọc…

Khi ngồi theo tư thế W, trẻ tạo nên một “cái đế” rộng và chắc chắn đến nỗi trẻ không cần sử dụng đến các nhóm cơ chính để có thể giữ người thẳng, dần dần sẽ dẫn đến việc các cơ chính bị yếu và bé sẽ khó khăn khi kiểm soát tư thế.

Sự phối hợp hai bên cơ thể - Chìa khóa của việc sử dụng được 2 phần cơ thể là khả năng đưa tay từ bên này sang bên kia cơ thể.

Vì tư thế ngồi W tạo ra “cái đế” rộng với 2 chân, bé sẽ khó xoay mình và thực hiện các động tác bắt chéo cơ thể. Điều này cũng có thể cản trở sự phát triển của tay thuận, vì khi ngồi ở tư thế W bé có thể sử dụng cả hai tay như nhau hơn là sử dụng tay thuận.

Giữ thăng bằng – Một trong những cách để trẻ học kỹ năng giữ thăng bằng cơ thể là nhờ điều chỉnh trọng lượng cơ thể trong khi ngồi. Tư thế ngồi W yêu cầu rất ít sự thay đổi trọng lượng vì nó luôn giữ cơ thể ở vị trí thăng bằng.

Sự phát triển hình thể - Tư thế W đặt những áp lực không cần thiết lên hông, chân và gót chân của trẻ có thể dẫn tới những vấn đề về phát triển hình thể. Tư thế ngồi W đặc biệt tác động xấu cho những trẻ mà có những vấn đề hình thể từ trước.

 

 

Cách khuyến khích trẻ thực hiện những tư thế ngồi khác

Để tránh tạo thói quen ngồi theo tư thế W, mẹ hãy hướng con đến các tư thế khác tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Hãy chỉ cho bé hoặc cho bé thấy được tư thế ngồi khác. Dưới đây là những lựa chọn thay cho tư thế ngồi W mà mẹ có thể dạy cho bé:

  • Ngồi vắt chéo chân – đầu gối cong, chân vắt chéo ở trước cơ thể, hai bàn chân gác dưới chân.
  • Để chân ra phía trước – để chân thẳng và song song với nhau, đặt trước cơ thể.
  • Để chân sang một bên – đầu gối hơi cong, hai chân để về cùng một phía của cơ thể. Hãy khuyến khích bé ngồi ở cả hai bên phải và trái để giúp phát triển đều cả hai bên cơ thể.
  • Ngồi ở một chiếc ghế đẩu thấp hoặc sử dụng bàn và ghế cho trẻ nhỏ - Đều này đặc biệt hữu dụng cho trẻ có sở thích ngồi theo hình chữ W.

Nếu con vẫn tiếp tục ngồi theo hình W mặc cho những cố gắng của mẹ, hoặc nếu bé ngồi theo tư thế W cùng với quá trình phát triển bị chậm, các cơ của bé yếu, hay bé bị thụt lùi sau các cột mốc phát triển các kỹ năng vận động, mẹ hãy tìm đến lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ vật lý trị liệu nhi khoa.

Tìm hiểu cách trẻ sử dụng cơ thể với bài viết sau:  Lập kế hoạch vận động: Trẻ học cách sử dụng cơ thể

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo