Giải mã ngôn ngữ mút tay: Mẹ phản hồi như thế nào khi trẻ sơ sinh mút tay?

đăng bởi Thanh Thanh

Mọi hành vi của trẻ sơ sinh đều được xem là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Mút tay tưởng chừng chỉ là hành vi hiển nhiên trong vô thức mà người lớn thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh mút tay là đang “nói” gì với mẹ? Và quan trọng hơn, mẹ đã biết cách phản hồi khi con “nói” chưa? Mẹ hãy cùng POH học cách giao tiếp hiệu quả với bé ngay từ giai đoạn sơ sinh này nhé!

Trước hết, chúng ta hãy giải mã ngôn ngữ mút tay của trẻ sơ sinh đã nhé!

1. Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?

Con đang đói!

Em bé được sinh ra và thích nghi với môi trường mới là nhờ tập hợp các phản xạ mang tính bản năng đã được hình thành từ trong bụng mẹ. Bé có thể ăn sữa là nhờ phản xạ tìm nguồn sữa và phản xạ mút. Vì thế theo bản năng tự nhiên, đối với bé nhu cầu ăn và bú mút gần như là một. Khi mút tay, bé có thể đang báo hiệu cho mẹ biết rằng đã đến lúc cho bé bú tiếp. 

Con đang tự an ủi!

Nếu mẹ vừa mới cho bé ăn và an tâm rằng bé đã no bụng, vậy nhưng bé vẫn mút tay nhiệt tình? Trong trường hợp này, mút tay có thể là dấu hiệu của tự xoa dịu bản thân. Trẻ sơ sinh có xu hướng buồn ngủ khi bú mẹ hoặc bú bình, nhất là những em bé bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có chứa chất giống như an thần. Vì vậy, bé có thể liên kết giai đoạn đầu của giấc ngủ với phản xạ bú và mút tay lúc này giúp bé tự xoa dịu và điều hòa thân nhiệt.

Khi trải qua tuần khủng hoảng, bé có thể biếng ăn và tỏ ra cáu kỉnh hơn nhiều. Lúc này bé mút tay là để tự trấn an bản thân. Mẹ đừng băn khoăn trẻ mút tay không chịu bú mà hãy bình tĩnh chờ đợi “cơn bão” đi qua nhé!

Mẹ cũng có thể thấy những em bé khoảng 7-8 tháng mút khi gặp tình huống khiến bé căng thẳng như gặp người lạ hoặc đến một không gian quá mới mẻ.

Trẻ sơ sinh mút tay khi ngủ

Con mọc răng

Hầu hết các em bé sơ sinh bắt đầu mọc răng trong khoảng 4-7 tháng. Nướu của bé đang bị đau, nếu được chà xát một chút sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. 

Nếu em bé nhà mình bỗng chảy nhiều dãi, tỏ ra cáu kỉnh hơn bình thường hoặc thức giấc thường xuyên hơn, mẹ có thể dự đoán mút tay là do mọc răng.

Con cảm thấy buồn chán!

Trẻ sơ sinh thật là bận rộn với những ăn - ngủ - poo – pee, nhưng một khi bé lớn hơn và có thể thức dài hơn, bé có thể trải nghiệm một cảm giác hoàn toàn mới: buồn chán. Lúc này một em bé đang mút tay ngon lành có thể nói với mẹ rằng bé muốn được thay đổi khung cảnh hoặc muốn mẹ chơi cùng.

Con chỉ muốn được khám phá thôi mà!

Đối với em bé sơ sinh 2-3 tháng tuổi, bàn tay thật sự hấp dẫn. Và còn hấp dẫn hơn nữa khi bé nhận ra mình có thể kiểm soát cử động của bàn tay và những ngón tay, nhờ đó có thể vẫy tay và nhặt đồ vật cho vào miệng. 

Những dây thần kinh ở miệng là một trong những vùng cơ thể được myelin hóa (dẫn truyền tín hiệu) sớm nhất, biến miệng của bé trở nên nhạy cảm nhất cho hành trình khám phá. Bé đang thử nghiệm với các giác quan và học được rằng những thứ khác nhau có mùi vị, kết cấu và trải nghiệm mới lạ và không giống nhau. 

Vì thể đối với em bé 2-3 tháng tuổi, đưa tay vào miệng để mút thật sự là công cuộc khám phá hấp dẫn không thể chối từ luôn đó mẹ!

Trẻ sơ sinh mút tay để khám phá và học hỏi

2. Mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh mút tay?

Chính vì mút tay cũng là cách bé giao tiếp để thể hiện nhu cầu nên cách mẹ phản hồi sẽ phụ thuộc vào những gì bé đang “nói” với mẹ.

Đầu tiên mẹ hãy kiểm tra xem bé có thực sự đói không. Cách dễ nhất để luôn chắc chắn bé đã ăn đủ là thiết lập nếp sinh hoạt phù hợp với tháng tuổi của bé. Nhờ đó, bé ăn - ngủ - chơi nhịp nhàng, mẹ dễ dàng đoán biết những nhu cầu cơ bản thực sự của bé.

Khi trẻ sơ sinh mút tay vì buồn chán, mẹ hãy thử thu hút sự chú ý của bé bằng những trò chơi phù hợp với lứa tuổi như cùng bé massage, vận động nhẹ nhàng, cùng bé hát, nghe nhạc hoặc đọc những cuốn sách tranh có hình ảnh và màu sắc thu hút. 

Hoặc nếu bé đang bị căng thẳng hay kích thích quá mức, mẹ có thể ôm bé trong một căn phòng yên tĩnh một chút hoặc bật một vài bản nhạc êm dịu. Khi bé có khả năng bú hiệu quả và đúng khớp ngậm, mẹ có thể chỉ cho bé cách tự an ủi khác là sử dụng ti giả.

Mẹo để bé không mút tay đơn giản là cùng bé chơi đùa

Bé 3 tháng mút tay phải làm sao? Nếu em bé 2-3 tháng tuổi nhà mình không đói, cũng chẳng buồn chán mà chỉ đơn giản là chơi với tay và khám phá cơ thể của mình, mẹ hãy lưu ý rằng bé sắp sửa mút tay cực kỳ say mê và còn chuẩn bị với lấy bất kỳ đồ vật nào trong tầm tay và đưa chúng vào miệng. 

Trong trường hợp này, mút tay là quá trình học hỏi tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp nhận thức. Việc bị ngăn cản còn gây ra ức chế trong tâm lý non nớt của bé. Đây còn được xem là thời kỳ khám phá môi miệng theo thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Nếu không được thỏa mãn nhu cầu môi miệng, bé sẽ càng kéo dài quá trình mút tay và gặm đồ chơi lâu hơn nữa, bất cứ khi nào không bị người lớn để ý nhắc nhở. Thậm chí khi đến tuổi đi học, bé còn có hành vi cắn người khác.

Vậy mẹ khỏi lo lắng tự hỏi trẻ 3 tháng tuổi mút tay có sao không nữa nhé! Lúc này mẹ chẳng cần làm gì nhiều ngoài việc chú ý vệ sinh tay của bé thường xuyên và tích cực dọn dẹp nhà cửa, nhằm tạo ra một môi trường khám phá thật phong phú đi đôi với an toàn. Mẹ cần cất hết những đồ vật sắc nhọn, có chứa hóa chất, có kích thước nhỏ hoặc tiềm ẩn nguy hiểm khác nằm ngoài tầm với của bé.

Nếu bé mút tay vì đang trong giai đoạn mọc răng, mẹ hãy thông cảm với bé, cho phép bé tự xoa dịu một chút nhé! Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như vòng gặm nướu chứa nước. Mẹ hãy cho gặm nướu vào tủ lạnh để nước mát trong đó giúp giảm đau cho bé.

 

 

 

Đến khoảng tháng thứ 12, kết thúc thời kỳ sơ sinh, bàn tay bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn vì quá trình myelin hóa đã mở rộng đến những bộ phận ngoại vi của cơ thể. Và giai đoạn môi miệng được xem là đi đến hồi kết, mở ra thời kỳ khám phá của đôi bàn tay. Lúc này việc mẹ cần làm là hướng dẫn và làm mẫu cho em. Chẳng hạn nếu bé định đưa một đồng xu vào miệng theo thói quen, mẹ hãy làm mẫu cầm đồng xu đút qua khe của hộp đựng xu. Dần dần bé hiểu được chức năng và sử dụng đúng cách các bộ phận trên cơ thể mình. 

Một số em bé sẽ ở lại với giai đoạn phát triển bằng miệng lâu hơn một chút nếu em sử dụng nhiều ti giả và bú bình. Giai đoạn này, cùng với hành vi mút tay có thể kéo dài đến khi bé 1-2 tuổi là bình thường và sẽ lắng dần khi mẹ cai ti giả và bình sữa. Hội đồng Nhi khoa Mỹ khuyến cáo ba mẹ chỉ nên can thiệp và cho bé đi khám chuyên khoa nếu bé 5 tuổi vẫn còn mút tay. Vì thế mẹ hãy yên tâm và tôn trọng giai đoạn này của con như một điều không thể tự nhiên hơn nhé! 

Không chỉ mút tay mà mỗi hành vi của trẻ sơ sinh đều có ý nghĩa riêng để bộc lộ nhu cầu và mong muốn của em. Nếu mẹ hiểu, đồng cảm và biết cách khuyến khích, con sẽ lớn lên mạnh khỏe cả về thể chất và trí tuệ. Và ngược lại, nếu các hành vi bản năng bị ngăn cấm, con sẽ mất đi cơ hội học hỏi quý giá chỉ có duy nhất trong một giai đoạn của đời người.

Đó là lý do POH Acti ra đời để giúp mẹ hiểu rõ từng giai đoạn phát triển thể chất, trí tuệ và cả tâm lý của trẻ, từ đó có thể tương tác đúng cách, trẻ được tự do phát triển theo tiến trình tự nhiên của mình để có khả năng phát huy tối đa tiềm năng sẵn có! 

Tại POH Acti, mỗi mẹ và em bé là một chương trình RIÊNG BIỆT. Con lớn đến đâu app sẽ đưa ra bài học đến đó kèm tư vấn chuyên sâu 1-1 với Giảng viên Montessori quốc tế giúp con phát triển toàn diện và vượt trội ngay trong năm đầu đời.

POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển toàn diện não bộ, giác quan, vận động… toàn diện và vượt trội ngay từ sớm.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo