Trẻ mút tay: Tốt hay xấu?

đăng bởi Thanh Thanh

Tôi sẽ không bao giờ quên được những lần thức dậy lúc nửa đêm để dỗ con ngủ lại.Đó là trước khi tôi biết đến những khóa học về nuôi dạy con của POH.

Một đêm nọ, khi nghe thấy tiếng khóc quen thuộc, như thường lệ, tôi xuống giường để đi dỗ con. Nhưng chưa kịp đến bên nôi thì tiếng khóc đã tắt lịm! Tôi kiểm tra màn hình máy báo khóc và không thể tin vào mắt mình…con đang tự mút tay! Ban đầu, tôi thấy vui vì con đã tự tìm ra cách để xoa dịu bản thân trong đêm và điều này giúp cho cả hai mẹ con đều có thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng sau đó, nỗi lo lắng ập đến: “Liệu con có mút tay cái cho đến khi học cấp hai không? Mút tay có ảnh hưởng gì đến răng miệng không? Mút nhiều mòn tay thì sao? Nghe nói trẻ mút tay sẽ bị chậm nói, không biết có đúng không? Phải làm sao bây giờ?”

Là một bà mẹ và đã tìm hiểu gần như mọi thứ có thể về cách nuôi dạy con lành mạnh, tôi tìm thấy rất nhiều ý kiến ​​trái chiều liên quan đến việc mút tay ở trẻ. Một số người lo sợ việc con mút tay (vì sợ nó sẽ ảnh hưởng đến răng miệng và việc tập nói), thì một số người khác lại vui mừng vì từ giờ đã không còn phải thức giấc giữa đêm để dỗ con ngủ.

Sự thật là mút tay có cả ưu và nhược điểm, và mẹ không cần phải quá lo lắng về việc bỏ thói quen này. Em bé được sinh ra với nhu cầu bú rất cao để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong những năm đầu đời. Việc bú/mút cho dù không cung cấp dinh dưỡng cũng có một vài lợi ích! Bú/mút là một phản xạ tự nhiên mang lại cho trẻ cảm giác an toàn. Việc mút tay sẽ giải phóng endorphin có tác dụng làm dịu, có thể giảm căng thẳng và giúp con ngoan ngoãn nằm yên.

Những ưu và nhược điểm của việc mút tay: 

 

(Ưu điểm)

 (Nhược điểm)

Dễ làm quen 

Mẹ cần vệ sinh tay cho bé thường xuyên

Con có một công cụ giúp trẻ ngủ ngon, thỏa mãn thời kỳ môi miệng theo nghĩa đen

Khi bị ngăn cấm, can thiệp mút tay một cách thô bạo, thói quen mút tay sẽ kéo dài lâu hơn. Con có thể cắn bạn nhiều hơn khi đi học vì không được thỏa mãn thời kỳ môi miệng đúng cách

Không tốn tiền mua như núm vú giả

Khó cai hơn ti giả

Có thể làm giảm nguy cơ dị ứng môi trường

Nhiều vi trùng


Nhưng mẹ à, đừng quá lo lắng, luống cuống hay nhảy dựng lên về việc bé mút tay. Bởi nhiều trẻ sẽ tự bỏ thói quen này, cho dù là do ảnh hưởng của bạn bè/anh chị em hay chỉ là do thói quen.

Tuy nhiên, nếu con đã gần 4 tuổi nhưng vẫn mút tay, thì đã đến lúc lập kế hoạch để giúp con từ bỏ. Đến lúc này thì việc ngừng mút tay trở nên rất quan trọng để tránh những hậu quả lâu dài.

Vì vậy, khi đã đến lúc thì mẹ cần phải chuẩn bị để loại bỏ thói quen này. Dưới đây là một số phương pháp cai mút tay cho trẻ:

1. Đặt mục tiêu rõ ràng với con. Bắt đầu từ những điều nhỏ bé và dễ làm (Ví dụ: Con không được mút tay khi đang đi xe.)

2. Mẹ nên cố gắng giúp con bỏ tật mút tay trong thời gian thức trước. Sau đó mới chuyển sang bỏ cả khi đi ngủ và khi đã ngủ say.

3. Tránh la mắng con vì tội mút tay.

4. Thường xuyên nhắc nhở con bỏ ngón tay ra khỏi miệng một cách nhẹ nhàng và yêu thương. (“Ui, con đang mút tay kìa, bỏ tay ra rồi mẹ đưa con đi rửa tay nhé.”)

5. Khen ngợi con khi không mút tay. (“Con giỏi quá. Mẹ biết con làm được mà.”)

6. Cân nhắc tặng cho con một phần thưởng khuyến khích như hình dán hoặc gấu bông.

7. Thử một hoạt động thay thế cho việc mút tay. (Ví dụ- Nếu con thường xuyên mút tay cái trong ô tô, hãy thử đưa cho trẻ một cuốn sách hoặc đồ chơi nhỏ để con nghịch hoặc chơi bằng cả 2 tay)

8. Sử dụng công cụ hỗ trợ (nếu cần):

  • Bôi một loại kem/nước vô hại khi nuốt vào nhưng có vị rất tệ lên tay con
  • Dùng dụng cụ bảo vệ ngón tay/dụng cụ giúp bé bỏ tật mút tay

Và mẹ phải nhớ rằng, hay loại bỏ thói quen này ngay khi con gần được 4 tuổi nhé. Nghiên cứu cho thấy thói quen mút tay hoặc dùng núm vú giả kéo dài hoặc thường xuyên có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 

Tuy nhiên, nếu con bạn mới bắt đầu mút tay, đừng quá hoảng sợ hay suy nghĩ! Hãy nhớ rằng, mút tay có nhiều ưu điểm và đôi khi có thể là những gì trẻ cần trong thời gian này. Hãy để con được thoải mái và tự ngủ trở lại!

Nếu vẫn còn quá băn khoăn lo lắng, mẹ tham khảo các khóa học tư vấn 1-1 của POH Acti hoặc POH Poti để được tư vấn trực tiếp với Giảng viên để được giải đáp toàn bộ băn khoăn của mình nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo