Cách chơi với trẻ theo từng tháng (0-6 tháng)

đăng bởi Nguyễn Khải

Ba mẹ à, ba mẹ thử hình dung nhé. Nếu em bé sơ sinh bé bỏng nhà mình mà biết nói, chắc hẳn em bé sẽ kể thế này:

“Tôi đang cuộn mình ngủ trong một không gian thật sự dễ chịu vì lúc nào tôi cũng cảm thấy no đủ, ấm áp và bao bọc. Bỗng tôi bị đẩy ra một nơi nào không rõ, chỉ biết rằng thật trống trải và xa lạ. Chân tay tôi không biết phải làm gì. Tôi phải tự hít thở với chiếc mũi bị nghẹt. Xung quanh tôi nhạt nhòa mơ hồ và bên tai tôi toàn những âm thanh hỗn loạn và đột ngột. Rồi có ai đó xoa vào chân tôi, tay tôi, bụng tôi mềm mại nhẹ nhàng.”

Vậy đó, đối với em bé sơ sinh bé bỏng, ba mẹ chính là “ai đó” đầy yêu thương và quan trọng nhất trên thế giới này đó! Có phải nhiều khi ba mẹ mải vật lộn với chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện poo với pee mà quên mất tương tác với em bé bỏng của mình đúng không? Đừng quên cách chơi với trẻ (Chữ A - Activity trong EASY) cũng vô cùng quan trọng ba mẹ nhé.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu dành cho con 2-3 giờ mỗi ngày nhưng ba mẹ liên tục cáu gắt, bị phân tâm bởi công việc, điện thoại... thì thời gian đó thậm chí còn có tác động tiêu cực hơn đến sự phát triển của bé.

Không chỉ trong giai đoạn  0-6 tháng mà cho tới sau này cũng vậy ba mẹ  Em bé nhà mình cũng bận rộn lắm chứ, đâu phải lúc nào cũng cần ba mẹ kè kè cạnh bên đâu. Chỉ cần những lúc bên nhau, ba mẹ dành thời gian cho bé thật trọn vẹn, đủ đầy, hay còn gọi là những giờ chơi chất lượng. Vì sao nhỉ?

1. Ý nghĩa của những giờ chơi chất lượng

Giúp bé cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc

Em bé luôn cảm thấy an toàn khi có ba mẹ ở bên cạnh, đặc biệt là giai đoạn 0-3 tuổi. Lúc này bé chưa nhận thức được rõ ràng về sự tồn tại của bản thân mình. Trong mắt bé, mẹ và bé là một chỉnh thể không tách rời. Cảm giác an toàn sẽ khuyến khích bé tích cực khám phá môi trường xung quanh.

Bé cảm thấy an toàn khi gần bố mẹ

Bé cảm thấy an toàn khi ở gần bố mẹ

Giúp bé học hỏi và phát triển

0-3 tuổi là giai đoạn não bộ của bé phát triển đến 75%, tốc độ tiếp thu và học hỏi nhanh gấp nhiều lần các giai đoạn về sau. Đây là giai đoạn em bé thẩm thấu từ môi trường xung quanh, mọi quan sát và tương tác với mọi người sẽ được bé tiếp nhận và ghi lại trong tiềm thức, định hình nên tính cách. Việc thiếu hụt sự quan tâm của ba mẹ sẽ dẫn đến những thiệt thòi không thể bù đắp cho bé.

Giúp ba mẹ hiểu được những vấn đề của bé

Việc quan sát và tương tác với bé bằng tình yêu thương sẽ đem lại cho ba mẹ sự nhạy cảm nhất định để nhận ra các vấn đề của bé. Về sau này khi bé lớn hơn, khi đối thoại trở thành phương tiện duy nhất để ba mẹ biết được các vấn đề trong ngày bé đã trải qua, bé cần có niềm tin vào ba mẹ và coi ba mẹ như người bạn mới thì có thể chia sẻ một cách thoải mái. Niềm tin này cần một quá trình xây dựng ngay từ những ngày tháng đầu đời, mà thời gian chất lượng ba mẹ dành cho bé mỗi ngày chính là một viên gạch.

Giúp bé hiểu được mong muốn của ba mẹ

Thông qua việc tương tác tích cực với ba mẹ, em bé cảm nhận được tất cả những nỗ lực hàng ngày của ba mẹ trong việc giúp bé hoàn thiện các kỹ năng sống. Từ đó, bé cũng sẽ cố gắng mỗi ngày để trở nên tự lập hơn.

POH sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu cách thức tạo nên những giờ chơi chất lượng trong 6 tháng đầu đời của con yêu nhé. 

2. Cách chơi với trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng

Cách chơi với trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi nhận biết được điều gì? 

Em bé 1 tháng tuổi rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, thậm chí nhạy cảm với cả tay và chân của mình. Ba mẹ hãy massage trước và/hoặc sau khi đi tắm, trước khi đi ngủ. Ba mẹ cũng có thể giúp bé tập thể dục nhẹ nhàng và tăng cường cho bé nằm sấp mỗi ngày. 

Mẹ massage cho bé giúp bé

Ba mẹ massage cho bé để con an tâm khám phá mọi vật xung quanh

Đây cũng là giai đoạn ngoài ngủ ra thì chuyện ăn và poo, pee chiếm phần lớn thời gian. Có khi bé dậy ba mẹ chỉ kịp cho bé ăn rồi thay tã là bé đã chuẩn bị buồn ngủ rồi. Vậy ba mẹ hãy tranh thủ ngay cả khoảng thời gian ăn và thay tã để tương tác cùng con nhé. Hãy rủ rỉ mô tả cho bé những hành động ba mẹ đang làm. 

Thời điểm này, bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt. Vì vậy ba mẹ hãy chú ý khoảng cách để cúi xuống gần bé, biểu cảm nhiều nét mặt nhằm kích thích sự tập trung cho bé. Ba mẹ có thể dán những bức tranh màu đen và trắng xung quanh khu vực bé ăn, ngủ, chơi để bé được tập thể dục cho mắt mỗi khi có thể. 

Ba mẹ có thể tham gia POH Acti để biết cách chơi chất lượng với con trong giai đoạn 0-12 tháng nhé!

>> Trò chơi dành cho bé 1 tuần tuổi

Cách chơi với trẻ 2 tháng tuổi

Em bé 2 tháng đã cứng cáp hơn rất nhiều rồi. Ba mẹ cũng có thể nhận thấy con đã chăm chú lắng nghe hơn. Ba mẹ hãy nói chuyện chuyện nhiều với bé, hát cho bé nghe những bài hát ngắn dễ thuộc và chạm vào bé theo nhịp điệu bài hát. Ba mẹ hãy nằm xuống cạnh bé và đọc truyện tranh cho bé nghe. Có lúc bé sẽ nhíu mày thú vị lắm ba mẹ ạ.

Lúc này bé đã có thể nhìn xa hơn một chút. Tại POH Acti, các giảng viên thường khuyên các ba mẹ có thể dán những bức tranh màu đen và trắng xung quanh khu vực bé ăn, ngủ, chơi để bé được tập thể dục cho mắt mỗi khi có thể. 

Nếu thời tiết cho phép, ba mẹ hãy cho em bé ra ngoài đi dạo và quan sát càng nhiều càng tốt nhé.

Cách chơi với trẻ 3 tháng tuổi

Đây là mốc nhiều em bé bắt đầu biết lật. Nếu em bé nhà mình vẫn chưa chịu lật thì ba mẹ cũng đừng lo lắng nha. Vì mỗi em bé đều có tốc độ phát triển riêng, ba mẹ nên chăm chỉ cho bé nằm sấp để bé được luyện tập cơ đầu và cổ cứng cáp hơn. 

Thời điểm này ba mẹ cũng có >> Trò chơi cho trẻ 2 tháng tuổithể bắt đầu cho bé luyện tập não không gian bằng việc sắm cho bé một quả bóng gai, bé rất thích được nằm úp trên bóng rồi lăn trái, lăn phải, lăn về trước, lăn về sau.

Thị lực của bé ngày càng cải thiện. Bé bắt đầu học cách tập trung cả hai mắt và có thể theo dõi một đối tượng chuyển động. Sự phối hợp giữa mắt và tay bắt đầu phát triển khi bé bắt đầu theo dõi các vật thể chuyển động bằng mắt và dùng tay với lấy chúng. Ba mẹ có thể làm một vài đồ chơi treo đơn giản có màu sắc tương phản rồi di chuyển chầm chậm sang trái, phải, lên, xuống để mắt bé bắt kịp tốc độ.

>> Trò chơi cho trẻ 3 tháng tuổi

Cách chơi với trẻ 4 tháng tuổi

Bây giờ bé đã có thể với tay lấy đồ vật được treo trước mắt. Ba mẹ hãy làm cho bé những đồ vật đơn giản từ nhiều chất liệu khác nhau để bé được cầm nắm và cảm nhận. Ba mẹ cũng lưu ý về độ an toàn của đồ vật nhé, vì bé cũng rất háo hức được cảm nhận chúng bằng miệng. 

4 tháng tuổi con đã có thể với đồ vật trước mắt

4 tháng tuổi con đã có thể với đồ chơi trước mắt

Bé cũng phân biệt được thêm nhiều màu sắc khác nhau. Ba mẹ hãy bổ sung thêm màu sắc vào các bức tranh treo xung quanh bé nhé. 

Bé bắt đầu có khả năng tìm kiếm nguồn phát ra âm thanh. Ba mẹ hãy làm một vài chiếc lục lạc đơn giản có thể phát ra âm thanh khác nhau như thả một vài quả chuông nhỏ vào trong chai nhựa, hoặc cho hạt đậu vào chiếc hộp nhỏ.

Ba mẹ cũng có thể địu bé và cùng nhún nhảy theo điệu nhạc.

>> Trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi

Cách chơi với trẻ 5 tháng tuổi

Bé bắt đầu biết phản ứng lại với ba mẹ bằng cách mỉm cười hay ê a đáp lại. Ba mẹ hãy cho bé chơi trước một tấm gương để bé có thể quan sát bản thân, thậm chí là trò chuyện với "bạn bé" trong gương. Ba mẹ hãy tạo cơ hội để bé được tiếp xúc với các bé khác.

Bé có thể nhận ra sự vật từ một phần của sự vật đó. Ba mẹ có thể chơi trò ú òa đơn giản bằng cách lấy chiếc khăn che một phần của đồ vật rồi hỏi bé đồ vật ở đâu và mở chiếc khăn một cách bất ngờ.

Ba mẹ cũng cần tập cho bé thói quen chơi tự lập trong không gian an toàn và được tự do khám phá. Đồ chơi của bé nên là những món đồ có màu sắc hấp dẫn, đa dạng về chất liệu và hình dạng và ưu tiên có thể phát ra âm thanh để bé dễ dàng quan sát, ngửi, nếm, cầm nắm.

>> Trò chơi cho trẻ 5 tháng tuổi

Cách chơi với trẻ 6 tháng tuổi

Đây là mốc nhiều em bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Vì là ăn dặm nên việc ăn chính là trải nghiệm của bé, để bé học được kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất. Ba mẹ đừng quên giúp bé khám phá đồ ăn bằng tất cả các giác quan. Ba mẹ có thể mô tả đồ ăn ngắn gọn bằng lời, rồi hào hứng rủ bé ngửi thử, sờ thử và nếm thử.

Ba mẹ cũng có thể tắm cho bé lâu hơn để cùng bé chơi đùa với nước. Té nước, đạp nước, chơi đồ chơi nhà tắm là khoảng thời gian thú vị giữa ba mẹ và bé và rất cần cho sự phát triển kỹ năng của bé.

Em bé bắt đầu biết bắt chước. Ba mẹ có thể vừa hát vừa làm động tác tương ứng, ví dụ bài hát về các bộ phận cơ thể. Cuối cùng ba mẹ tạo bất ngờ bằng cách cù léc cho bé thích thú. Dần dần bé sẽ học cách làm theo rất dễ thương.

Mỗi hoạt động của tháng trước sẽ được lặp lại và duy trì trong cả các tháng tiếp theo để tạo sự thân thuộc cho bé.

Giờ thì hẳn ba mẹ đã nắm được cơ bản về cách thức tương tác với em bé sơ sinh rồi. Ba mẹ có thể tham gia ngay POH ACTI (0-12 tháng): Phát triển giác quan, ngôn ngữ và vận động cho trẻ 0-1 tuổi. Mỗi ngày ba mẹ chỉ cần mở app là có sẵn 7-10 hoạt động được cá nhân hóa giúp ba mẹ có sẵn giờ chơi chất lượng cùng con rồi nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo