Ngôn ngữ không chỉ có lời nói mà còn nằm ở cử chỉ biểu cảm như tiếng khóc, mút tay và cả la hét, nhất là với những em bé sơ sinh dưới 1 tuổi chỉ thích giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời với mẹ. Vì thế để hiểu được những muốn, nhu cầu của con yêu, mẹ không thể không tìm hiểu ý nghĩa của những tiếng la hét chói tai này.
Em bé 4 tháng tuổi bắt đầu phát hiện ra mình có khả năng phát ra âm thanh và kể từ đó mẹ sẽ thấy bé bặm môi phun mưa và “luyện giọng” bất kể hoàn cảnh. Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu khám phá giai đoạn 4-6 tháng này nhé!
1. Giai đoạn 4-6 tháng
Vì sao bé bé 5 tháng hay la hét, bé 6 tháng hay la hét?
Bé học cách giao tiếp
Khi mới chào đời, em bé thể hiện nhu cầu của mình chỉ bằng tiếng khóc. Sau vài tháng, bé nhận ra mình có thể phát ra âm thanh. Lúc này bé chưa có khả năng kiểm soát cao độ, trường độ của âm thanh. Và vì thể những gì bé thể hiện trong ấn tượng của người lớn là những tiếng la hét, đôi khi còn chói tai và gây khó chịu. Vậy là ngoài khóc, la hét cũng chính là hình thức giao tiếp của bé. Bé có thể hét lên, rồi thích thú cười vui vẻ, bé có thể lặp lại tích cực đến nỗi bị ho rất nhiều.
Giai đoạn ré lên và hét lên thường bắt đầu vào khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn phát triển mà bé học cách sử dụng giọng nói của mình theo nhiều cách khác nhau để thu hút sự chú ý của người lớn. Bé có thể bập bẹ, cười, thủ thỉ và cả hét lên! Và bé thể hiện những tiếng la hét và tiếng khóc khác nhau khi có nhu cầu, chẳng hạn như đói, thoải mái, sợ hãi, đau đớn..
Vì vậy, dù căng thẳng đến mức nào, bé 5 tháng tuổi hay la hét hay bé 6 tháng tuổi hay la hét là hoàn toàn bình thường!
Bé đang khó chịu
Tiếng la hét có thể là dấu hiệu của sự khó chịu do bé bị đói, đầy hơi, tã bẩn, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh… Mẹ có thể tự mình kiểm tra và giải quyết luôn những nguyên nhân này. Em bé sẽ lại vui vẻ trở lại ngay đó.
Bé cũng có thể đang gặp vấn đề sức khỏe như đau bụng, ốm sốt... Ngoài la hét, bé cũng sẽ cho mẹ thấy những biểu hiện không khỏe khác như quấy khóc, không chơi vui vẻ như mọi ngày, bỏ ăn, đi ngoài bất thường... Trong trường hợp này mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra ngay nhé.
Bé 6 tháng hay la hét
Mẹ nên làm gì khi bé 5 tháng hay la hét, bé 6 tháng hay la hét?
Chấp nhận và không quá chú ý đến tiếng la hét
Vì em bé có thể dùng tiếng la hét để biểu hiện bị đau, bị bệnh hoặc rất đói, nên hoàn toàn hợp lý khi con người chúng ta được lập trình để phản ứng với điều đó. Nhưng bé la hét cũng là một phần tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường và chúng ta phải học cách chấp nhận sự căng thẳng.
Trong khi đó, mẹ hãy nhớ KHÔNG chú ý quá nhiều đến tiếng la hét, vì sự chú ý của mẹ có thể củng cố hành vi này. Điều đó không có nghĩa là mẹ phớt lờ con khi con la hét, mà chỉ đơn giản là không phản ứng mạnh mẽ với hành vi đó, tránh việc bé la hét nhiều hơn.
Đánh lạc hướng chú ý của bé
Nếu mẹ vẫn cảm thấy tiếng la hét thật không thể phớt lờ, hãy thử chơi trò chơi với con để kích thích hoạt động ngôn ngữ khác. Mẹ có thể hát cho bé nghe, đọc những bài thơ có vần điệu hoặc đơn giản là nói chuyện với bé.
Với trẻ sơ sinh, không có cách nào để “chỉnh sửa” hành vi của bé, mẹ chỉ có thể tìm cách thu hút sự chú ý của bé vào một hoạt động khác thú vị hơn sự la hét.
Tự đánh lạc hướng chính mình
Vì tiếng la hét này rất có thể là một giai đoạn phát triển bình thường của bé và thậm chí là một giai đoạn tốt vì điều đó có nghĩa là bé đang thực hành giao tiếp, nên nếu mẹ đánh lạc hướng bé thất bại, mẹ có thể thử áp dụng một số cách gây xao nhãng tích cực cho chính mình.
Ví dụ, mẹ hãy bật những bản nhạc hay, êm dịu mình yêu thích để cạnh tranh một chút với tiếng “hát” của con hoặc sử dụng tai nghe chẳng hạn.
Khi bé đã qua giai đoạn phát triển ngôn ngữ 4-6 tháng này rồi, tiếng la hét lại mang những ý nghĩa khác. Lúc này mẹ cũng cần những “chiến thuật” khác để đối phó.
Bé 8 tháng tuổi hay la hét
2. Giai đoạn 7-9 tháng
La hét vì vấn đề sức khỏe
Lý do trẻ 7 tháng hay la hét có thể là do bé cảm nhận được cảm giác đau ốm trong cơ thể. Mẹ hãy chú ý quan sát các phản ứng của con để nhận ra những biểu hiện bất thường có liên quan đến sức khỏe.
Đây cũng là giai giai đoạn trẻ tập ăn dặm nên đau bụng cũng có thể là nguyên nhân thường gặp. Con có thể không hợp với một loại thức ăn nào đó. Ít nhất đó cũng là một nguyên nhân mẹ cần lưu tâm.
La hét vì sợ hãi
Một nguyên nhân khiến bé 8 tháng tuổi hay la hét hay bé 9 tháng tuổi hay la hét là cảm giác sợ hãi. Ở độ tuổi này, trí não của bé đang phát triển mạnh mẽ. Bé nhận thức được chính mình là một bản thể tách biệt với mẹ của mình. Ngay cả khi chỉ bị đặt trong cũi hoặc ở một mình trong vài phút có thể là quá sức chịu đựng của trẻ. 9 tháng tuổi thực sự là đỉnh điểm của nỗi lo sợ xa cách.
Bé rất cần được trấn an rằng mẹ vẫn tiếp tục ở bên. Các nghiên cứu cho thấy những em bé được vỗ về và được đáp ứng nhu cầu về sự thoải mái vào thời điểm này sẽ vượt qua cảm giác lo lắng nhanh hơn. Vì vậy, la hét là một cách phản ứng của con, mẹ hãy thông cảm cho bé, ôm ấp vỗ về con thêm một chút nhé!
Mặt khác, khi mẹ quá lo lắng rằng bé 9 tháng tuổi hay la hét là không bình thường, bé cũng có thể cảm nhận được điều đó từ mẹ, càng khiến con trở nên bất an, căng thẳng và dẫn đến la hét nhiều hơn. Thay vào đó, mẹ hãy thể hiện cho con biết mẹ yêu con như thế nào nhiều nhất có thể. Và khi bé bộc lộ những dấu hiệu độc lập dù nhỏ, mẹ hãy khuyến khích bé.
La hét để được chú ý
Em bé 9 tháng của mẹ còn có thể học được rằng la hét là cách nhanh nhất để thu hút sự chú ý từ mẹ. Tình huống này xảy ra khi mẹ thường xuyên phân tâm khi tương tác với bé như vừa chơi với bé vừa nói chuyện điện thoại. Vì thế, mẹ hãy dành cho bé sự chú ý theo hướng tích cực khi bé vui vẻ và bình tĩnh. Đó có thể là cùng chơi trò chơi, cười đùa vui vẻ, hát cho bé nghe, thường xuyên nói chuyện với bé...
Ngoài ra, khi bé 9 tháng tuổi hay la hét, mẹ đừng sốt ruột muốn bé phải ngừng hét ngay. Thay vào đó mẹ hãy cố gắng đánh lạc hướng bé vào một hoạt động khác thú vị hơn.
Mẹ luôn dành cho bé sự chú ý tích cực
Từ 9 tháng trở đi, ngôn ngữ nói của bé ngày càng phát triển, bé có khả năng phát ra nhiều âm tiết khác nhau và dần dần chuyển thành những từ có nghĩa. Cho đến khi có thể biểu đạt mong muốn bằng từ ngữ, lời nói, một cách tự nhiên bé sẽ không còn muốn la hét nữa đâu mẹ à!
Biết thể hiện mong muốn và cảm xúc ra bên ngoài là một hành vi cực kỳ có lợi cho sự phát triển tâm lý của bé bây giờ và trong cuộc sống tương lai. Vì thế cho dù bé sợ hãi, thất vọng hay chỉ đơn giản là tìm kiếm sự chú ý, tất cả vẫn chỉ là một giai đoạn tất yếu và rồi sẽ qua. Mẹ thấy không mọi căng thẳng đều thật không đáng có, hãy thoải mái tận hưởng những khoảng thời gian vui vẻ ấm áp bên con yêu mẹ nhé!
Tuy nhiên trên thực tế để cân bằng được cảm xúc trước những cơn la hét chói tai của con trẻ thực sự không dễ dàng. Và còn biết bao hành vi khác không thoải mái cho ba mẹ nhưng là tự nhiên và cần có trên bước đường phát triển của con vẫn bị người lớn dán nhãn “hành vi xấu”.
Vậy nên mẹ tham khảo ngay khóa học POH Poti: Tối ưu EQ, IQ còn bằng Kỷ luật tích cực giúp giải quyết toàn bộ vấn đề hành vi tâm lý con mà không cần cưỡng ép, quát mắng hay đòn roi. Từ đó giúp con phát triển EQ, IQ toàn diện nhé!
<3 Giúp con phát triển tối ưu EQ, IQ bằng khóa học Kỷ luật tích cực POH Poti.