Em bé có đang phát triển chậm?

đăng bởi Tiên Tiên

“Chậm phát triển” được dùng để chỉ những em bé không đạt được mốc phát triển trong khoảng thời gian trung bình của trẻ trong cùng lứa tuổi. Trẻ có thể chậm phát triển trong các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ...hoặc chậm nhiều lĩnh vực cùng lúc. Để hiểu hơn về đặc điểm của trẻ chậm phát triển mời ba mẹ theo dõi bài viết sau.

Có phải con đang chậm phát triển không? 

Khi mẹ quan sát em bé lớn lên và mẹ đã biết các mốc phát triển của em bé, mẹ có thể lo lắng liệu em bé có đang phát triển bình thường?

("Bây giờ bé có nên bò không?" Hoặc "Chị gái của bé đang vẫy tay chào “tạm biệt" ở tuổi này - tại sao bé lại chưa?")

Nhưng có thể em bé vẫn đang phát triển tốt theo các mốc phát triển của riêng mình. Đa số các em bé đạt được từng mốc phát triển (lật, ngồi, đi lại và nói chuyện) ngay trong độ tuổi dự kiến, nếu không em bé cũng sẽ sớm bắt kịp các bạn đồng trang lứa.

Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng

 Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng

Tuy nhiên, nếu em bé thực sự đang chậm phát triển thì việc phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn là rất quan trọng.

"Chậm phát triển" là gì?

Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ này khi một đứa trẻ không đạt được các mốc phát triển trong một khoảng độ tuổi trung bình nhất định. 

Chậm phát triển có thể ở một hoặc nhiều lĩnh vực: Các kỹ năng vận động thô như ngồi dậy và các kỹ năng vận động tinh như nắm và điều khiển đồ vật, kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ (cả hiểu ngôn ngữ và nói), kỹ năng tự lập (như kĩ năng đi vệ sinh và mặc quần áo) và các kỹ năng xã hội (như giao tiếp bằng mắt và chơi với người khác).

Theo chuyên gia về sự phát triển của trẻ em Claire Lerner:”Điều quan trọng nhất là trẻ phát triển theo một tiến trình nhất định, tức là con phải biết bò trước khi biết đi, biết nói một hai từ trước khi nói cả câu. Còn lại, tốc độ và hình thức phát triển có thể khác nhau giữa các bé”.

Vì vậy, một đứa trẻ 9 tháng tuổi có thể có kỹ năng vận động rất phát triển vì bé thích khám phá và tương tác thông qua chuyển động nhưng không dành nhiều thời gian để nói đùa.

Trong khi một em bé khác cùng tuổi có thể chơi với những âm tiết và gọi "mẹ" nhưng các kỹ năng vận động kém hơn. Chuyên gia Lerner giải thích: "Điều quan trọng nhất là em bé tiến bộ ở tất cả các các lĩnh vực" 

Nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển của trẻ 

Các nghiên cứu khác nhau đã báo cáo rằng 10 đến 15% trẻ em dưới 3 tuổi bị chậm phát triển, chẳng hạn như khó khăn trong việc học, giao tiếp, chơi hoặc thực hiện các hoạt động thể chất hay kỹ năng thực hành.

Can thiệp sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với nhiều trẻ chậm phát triển, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 3% trẻ được can thiệp kịp thời. Đó là lý do tại sao mẹ phải trao đổi với bác sĩ ngay nếu nghi ngờ em bé chậm phát triển.

Một số trường hợp chậm phát triển sẽ biến mất còn khi em bé tới tuổi đi học, trong khi những vấn đề khác sẽ không được xác định đến tận sau này.

Khoảng 14% trẻ em dưới 17 tuổi có các vấn đề như khiếm khuyết về ngôn ngữ và kỹ năng nói, thiểu năng trí tuệ, nhận thức kém phát triển hoặc các vấn đề về cảm xúc và cách cư xử.

Trong số trẻ em chậm phát triển, khoảng 40% trẻ mắc nhiều hơn một vấn đề về phát triển và dưới 2% mắc ba vấn đề trở lên.

Một số vấn đề về chậm phát triển có thể nhận biết 

Hầu hết các bậc cha mẹ khá nhạy cảm với độ tuổi mà em bé đạt được các mốc kỹ năng vận động thô, như bò và đi. Trẻ thường sẽ được đánh giá là "sớm" hay "muộn".

Mẹ cũng có thể chú ý tới các kỹ năng vận động tinh của em bé, như khả năng (hoặc không có khả năng) nhặt đậu Hà Lan từ khay trên ghế cao của mình hoặc chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác.

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển thể chất thường rõ ràng hơn

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển thể chất thường rõ ràng hơn

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, mẹ có thể nhận thấy rằng bé gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ và câu hoặc khi diễn đạt ý bằng từ. Hoặc em bé gặp rắc rối với vấn đề mà bác sĩ gọi là  "mong muốn giao tiếp" - khả năng thể hiện bản thân bằng cách chỉ, bắt chước và tạo ra âm thanh.

Làm quen với mốc thời gian phát triển các kỹ năng về nhận thức và thể chất bình thường là rất tốt, mẹ có thể coi đó như là một gợi ý chung.

Bằng cách này mẹ sẽ biết rằng trong 3 hoặc 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có thể nắm và với lấy đồ vật, và khoảng 9 tháng tuổi hầu hết có thể đứng trong khi bám vào điểm tựa.

Mẹ sẽ thấy rằng vào khoảng 9 tháng tuổi, hầu hết trẻ em đều hiểu khái niệm về sự tồn tại của vật thể (một vật thể vẫn tồn tại, ngay cả khi bé không thể nhìn thấy), và vào ngày sinh nhật đầu tiên, hầu hết trẻ em chưa có khả năng truyền đạt mong muốn của mình.

Hãy nhớ rằng nếu em bé sinh non, đôi khi bé có thể cần nhiều thời gian hơn một chút so với những trẻ em khác cùng lứa tuổi để có thể theo kịp các giai đoạn phát triển khác nhau.

Các bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của các bé sinh non bằng cách sử dụng ngày dự sinh của em bé thay vì ngày sinh thực cho đến sinh nhật thứ hai hoặc thứ ba của em bé.

Nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của trẻ

Đôi khi sự chậm phát triển bắt nguồn từ nguyên nhân y tế, chẳng hạn như các biến chứng của sinh non hoặc một tình trạng di truyền như hội chứng Down. Hoặc nguyên nhân cũng có thể là kết quả của một căn bệnh nghiêm trọng hoặc một vụ tai nạn.

Chậm nói và chậm phát triển về ngôn ngữ có thể bắt nguồn từ tật khiếm thính hoặc các vấn đề với thanh quản, họng, khoang mũi hoặc miệng. Khó khăn trong giao tiếp có thể liên quan đến vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương.

Mặc dù vậy, Henry Shapiro - một bác sĩ nhi khoa phát triển tại Bệnh viện All Children ở St. Petersburg, Florida nói rằng không có nguyên nhân y tế cụ thể nào được tìm thấy để giải thích cho sự chậm phát triển.

Khi nào mẹ nên liên hệ với bác sĩ?

Mẹ hãy làm theo bản năng của mình. Mẹ sẽ hiểu rõ em bé nhất, vì vậy mẹ có khả năng phát hiện ra các vấn đề sớm nhất, kể cả các vấn đề tiềm ẩn. Nếu mẹ có thắc mắc hoặc bất kỳ lo lắng nào, hãy đưa bé đi kiểm tra ngay dù chỉ để trấn an bản thân.

Mẹ nên ghi lại những vấn đề mình đang lo lắng trước khi gặp bác sĩ. Ví dụ mẹ đang lo lắng về khả năng di chuyển hoặc giao tiếp của trẻ, hay con trốn một kỹ năng nào đó. Việc ghi lại chi tiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

Kiểm tra sự phát triển của trẻ

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh và trẻ em nên được kiểm tra tổng quan trong các lần thăm khám để phát hiện nguy cơ chậm phát triển, đồng thời kiểm tra phát triển chuyên sâu và có cấu trúc cho em bé khi kiểm tra sức khỏe lúc 9 tháng, 18 tháng và 30 tháng tuổi.

(Nếu mẹ không có kế hoạch kiểm tra cho bé khi bé được 30 tháng tuổi, lần kiểm tra này có thể thay thế bằng kiểm tra lúc bé 24 tháng tuổi; một số chương trình chăm sóc sức khỏe không bao gồm kiểm tra khi bé 30 tháng tuổi.)

Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về những lo lắng của mẹ. Sử dụng các bài kiểm tra đánh giá phát triển tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tìm kiếm các kỹ năng vận động thô, kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ, và khả năng nhận thức của em bé.

Nếu bác sĩ tìm thấy bất cứ điều gì đáng quan tâm, bác sĩ sẽ làm một bài kiểm tra chi tiết hơn hoặc giới thiệu mẹ đến một chuyên gia về các vấn đề phát triển.

Sau đó em bé sẽ có một bài đánh giá phát triển, đó là một đánh giá chuyên sâu hơn về các kỹ năng của em bé.

Nếu em bé dường như có một sự chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc giao tiếp, bác sĩ có thể gửi kết quả đến một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ để đánh giá.

Các vấn đề về thị giác và thính giác - có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong các lĩnh vực khác - có thể khó phát hiện trừ khi mẹ là một chuyên gia.

Kiểm tra mắt và tai cũng nên được thực hiện trong mỗi lần kiểm tra cho em bé, bắt đầu bằng lần khám bác sĩ đầu tiên khi còn là trẻ sơ sinh. Nếu bác sĩ nghi ngờ em bé có vấn đề, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra thính giác hoặc thị lực kỹ lưỡng hơn.

Nếu mẹ lo lắng về sự phát triển của em bé giữa các lần thăm khám định kỳ, đừng đợi đến lần khám tiếp theo. Hãy gọi cho bác sĩ và giải thích sự lo lắng của mẹ. Bác sĩ có thể làm dịu nỗi sợ hãi của mẹ một cách nhanh chóng, hoặc sắp xếp một cuộc hẹn để kiểm tra sự phát triển của trẻ ngay lập tức.

Nếu em bé đã được bác sĩ đánh giá và mẹ vẫn còn lo lắng, mẹ đừng ngần ngại nói ra ý kiến của mình.

Tìm một chuyên gia về các vấn đề phát triển, hoặc tham khảo ý kiến ​​một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ nếu mẹ lo lắng về sự chậm phát triển về ngôn ngữ của bé chuyên sâu hơn.

Bản năng làm mẹ rất mạnh mẽ, nếu mẹ cảm thấy có điều gì đó bất thường thì khả năng cao con đang gặp một vấn đề nào đó.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo