Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách bổ sung chất

đăng bởi Minh Tâm

 

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là một trong các bệnh về máu ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ em là chế độ dinh dưỡng thiếu sắt.

Khoáng chất nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu trong cơ thể, từ đó sản sinh huyết sắc tố giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 

Ngoài ra, cũng có không ít trường hợp trẻ bị thiếu máu di truyền mà không phải do chế độ dinh dưỡng.

Khi chào đời, trong cơ thể trẻ nhỏ chứa một lượng sắt đủ cho 6 tháng đầu đời. Tình trạng trẻ thiếu máu giai đoạn 4-6 tháng tuổi do nguồn cung cấp sắt cạn kiệt là không hiếm gặp. 

Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi), trẻ ăn thức ăn và uống ít sữa mẹ/ sữa công thức hơn thì tình trạng thiếu máu ở trẻ em cũng dễ xảy ra hơn. Thậm chí, trẻ sinh non và trẻ uống quá nhiều sữa mẹ có thể cạn kiệt lượng sắt có sẵn sớm hơn.
 


 

Làm thế nào để biết trẻ thiếu máu? Trẻ thiếu máu có biểu hiện gì? 

Các dấu hiệu trẻ thiếu máu thường khó nhận ra. Và thậm chí có những trẻ còn không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, ba mẹ cần để ý kỹ hơn để nhận biết các triệu chứng (nếu có) sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Móng tay nhợt nhạt
  • Cơ thể không có nhiều năng lượng

Trong các buổi thăm khám định kỳ ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ thiếu máu hay không và đo nồng độ huyết sắc tố.

Qua các buổi thăm khám, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho ba mẹ về mức độ thiếu máu ở trẻ em, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Ba mẹ cần để ý các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ

Trẻ thiếu máu có nguy hiểm không?

Không thể xem nhẹ tình hình dù bé thiếu máu nhẹ hay nặng. Trẻ em thiếu máu nhưng không được quan tâm chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực hơn đến sức khoẻ.

Do đó, ngay từ khi phát hiện bé bị thiếu máu, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, sau đó áp dụng cách điều trị. 

Trẻ thiếu máu phải làm sao? Trẻ thiếu máu nên ăn gì?

Nếu bé bị thiếu máu, ba mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ, bao gồm các loại thịt đỏ, ngũ cốc bổ sung dưỡng chất và các loại đậu.

Đây đều là các thực phẩm giàu sắt cho trẻ thiếu máu. Mẹ có thể chế biến các nguyên liệu này thành món cháo bổ máu cho bé.

Bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C (như cam) có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Thực đơn cho trẻ thiếu máu không thể thiếu thực phẩm này. 
 

 

Các thực phẩm bổ sung sắt cũng được khuyến cáo dùng cho trẻ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên ba mẹ nên cho bổ sung các thực phẩm chức năng tăng cường sắt cho trẻ bú mẹ sau 4 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm và bổ sung sắt từ thức ăn. 

Cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bổ sung sắt sẽ giúp tăng cường thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể và cải thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ em. 

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể khiến bé bị khó tiêu thay vì giải quyết tình trạng thiếu máu ở trẻ.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo