Các vấn đề về thính giác ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như thế nào?

đăng bởi Tiên Tiên

Thính lực có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp. Nếu trẻ có dấu hiệu của các vấn đề về thị giác hoặc đo thính lực không đạt mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Trẻ cần được chẩn đoán và điều trị sớm để không ảnh hưởng tới sự phát triển các kỹ năng sau này.

Khi nào bé phản ứng lại với tên mình?

Các bé thường bắt đầu phản ứng lại với tên của mình khi bé được 7 tháng tuổi. Mẹ hãy gọi tên của bé thường xuyên khi nói chuyện với bé. Em bé sẽ sớm tạo được sự liên kết giữa bé với tên của mình và quay sang mẹ khi mẹ gọi bé.

Mỗi em bé phát triển theo tốc độ của riêng mình, vì vậy em bé của mẹ có thể đạt được mốc thời gian này sớm hơn hoặc muộn hơn em bé khác cùng tuổi.

Mời ba mẹ tham khảo: Sự phát triển thính giác của trẻ

Nhưng nếu em bé không trả lời tên của mình khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ hãy trao đổi ngay với bác sĩ vì trẻ có nguy cơ mất thính giác.

Ảnh hưởng của các vấn đề thính giác tới sự phát triển của trẻ

Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị sớm, mất thính lực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói ở trẻ nhỏ. 

Nhưng mức độ ảnh hưởng của vấn đề về thính giác đến sự phát triển của em bé phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: Tuổi của em bé khi được xác định là bị mất thính lực và được điều trị; Mức độ nghiêm trọng của việc mất thính lực.

Mời ba mẹ tham khảo: Đưa con đi khám thính giác ngay nếu có những dấu hiệu này!

Độ tuổi được chẩn đoán mất thính giác và điều trị là yếu tố rất quan trọng

Độ tuổi được chẩn đoán mất thính giác và điều trị là yếu tố rất quan trọng

Yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi khi bé được chẩn đoán bị mất thính giác và được điều trị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé bị mất thính lực vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm trước 6 tháng tuổi sẽ chậm phát triển về giao tiếp, trong khi những em bé được điều trị sớm sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp bình thường.

Do đó ba mẹ cần đưa bé đi đo thính giác và có kế hoạch điều trị sớm ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Yếu tố thứ hai là mức độ nghiêm trọng của mất thính lực. Bao gồm mất thính lực tạm thời và mất thính lực vĩnh viễn:

Mất thính giác tạm thời (hoặc dẫn truyền) là do chất lỏng tích tụ trong tai giữa. Thông thường chất lỏng này có thể gây nhiễm trùng tai (viêm tai giữa). Nhưng chất lỏng cũng có thể chỉ tích tụ trong tai và không dẫn đến nhiễm trùng tai.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị tích tụ chất lỏng trong tai vì các vòi nhĩ (eustachian tubes) - vòi nối tai giữa với phía sau mũi và cổ họng - ngắn và nằm ngang. May mắn thay, những em bé bị nhiễm trùng tai khi được 5 đến 6 tuổi vòi nhĩ sẽ dài ra và trở nên to hơn, làm cho việc thoát nước trở nên dễ dàng hơn.

Nhiễm trùng tai rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường được điều trị bằng kháng sinh. Trước khi kháng sinh xuất hiện, những bệnh nhiễm trùng này gây mất thính lực vĩnh viễn vì phần xương tai bị phá hủy. Nhờ kháng sinh tình trạng này không còn xảy ra.

Thuốc kháng sinh không giúp lấy chất lỏng ra khỏi tai nhưng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong chất lỏng đó, giảm đau và giảm sốt.

Đôi khi chất lỏng trong tai giữa sẽ chảy ra khi em bé đang điều trị bằng kháng sinh. Nhưng thực tế, khi em bé hết đau và nhiễm trùng không có nghĩa là chất lỏng đã hoàn toàn ra khỏi tai giữa.

Nếu chất lỏng tích tụ, các ống rất nhỏ có thể cần được phẫu thuật đặt vào tai của bé để giúp thoát nước. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một đường rất nhỏ và đặt "ống cân bằng áp suất" vào màng nhĩ.

Các ống giúp ngăn chất lỏng tích tụ trở lại. Các ống này ở trong màng nhĩ trong sáu tháng đến một năm và thường tự rụng. Không cần đến phẫu thuật để loại bỏ ống.

Em bé của mẹ có thể không nghe được chính xác nếu có chất lỏng trong tai. Nếu mẹ muốn thử cảm giác tương tự, hãy ngâm đầu trong nước ở hồ bơi hoặc bồn tắm và nhờ ai đó nói chuyện với mẹ trong khi đầu mẹ đang chìm trong nước.

Khả năng nghe sẽ bị hạn chế. Khi bé học nói, bé sẽ lặp lại những từ giống như cách bé nghe. Đó là lý do tại sao em bé bị mất thính giác thường lầm bầm hoặc gặp khó khăn khi phát âm một số từ.

Mất thính lực vĩnh viễn là do vấn đề của các cơ chế nghe và / hoặc dây thần kinh thính giác. Điều này có thể được gây ra bởi các yếu tố như gen gia đình, ốm đau, bệnh tật, các hội chứng y khoa hoặc thuốc.

Thuốc kháng sinh và phẫu thuật thường không hiệu quả đối với các bé bị mất thính lực vĩnh viễn, nhưng những em bé này có thể đeo máy trợ thính.

Nếu máy trợ thính không hiệu quả, em bé sẽ được sử dụng dịch vụ cấy ốc tai điện tử từ 6 tháng tuổi - một thiết bị điện tử bao gồm các điện cực được đưa vào tai trong và một thiết bị bên ngoài thu nhận và xử lý âm thanh.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo