Sự phát triển thính giác của trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Thính giác của trẻ sơ sinh khá phát triển và trẻ có thể nghe rõ từ khi sinh ra. Thậm chí bé đã nghe thấy giọng nói của mẹ và những tiếng động khác khi còn ở trong tử cung.

Thính giác của trẻ sơ sinh đã hoàn thiện ngay từ khi con chào đời và sẽ tiếp tục phát triển

Khi trẻ lớn lên, con sẽ sử dụng thính giác của mình để tiếp nhận lượng thông tin khổng lồ về thế giới xung quanh.

Khi nào con có thể nghe rõ?

Mặc dù thính giác của con phát triển rất tốt, nhưng phải đến khi trẻ được 6 tháng tuổi con mới hiểu được một loạt các âm thanh xung quanh mình.

Điều này là bởi hai lý do: Thứ nhất, khi mới được sinh ra tai con vẫn còn đầy dịch và cần một thời gian để sạch hoàn toàn. Thứ hai, các phần trong não liên quan đến thính giác vẫn đang phát triển.Mặc dù vậy, con vẫn sẽ thích nghe giọng nói của ba mẹ ngay từ khi chào đời.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Mách mẹ 10 cách phát triển thính giác cho trẻ sơ sinh

Khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện?

Thính giác của trẻ sơ sinh sẽ phát triển như thế nào?

Trẻ sơ sinh

Từ khi sinh ra bé đã chú ý đến các âm thanh, đặc biệt là những âm cao. Bé cũng sẽ đáp lại những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ hoặc bài ru mẹ hay hát. Bé cũng hay giật mình với âm thanh lớn và bất ngờ.

Ba tháng

Đến ba tháng tuổi, phần não liên quan đến thính giác, ngôn ngữ và khứu giác dần phát triển, tiếp thu các thông tin và hoạt động nhiều hơn. Phần não này của bé được gọi là thùy thái dương.

Khi trẻ nghe thấy giọng nói của mẹ, con sẽ nhìn mẹ và cười khúc khích như đang đáp lời mẹ.

Trẻ 3 tháng tuổi chưa thể bập bẹ hoặc lắng nghe một cách tập trung. Nếu con nhìn theo hướng khác hoặc mất tập trung khi mẹ đang tương tác với con nghĩa là bé đã đủ kích thích và cần được nghỉ ngơi.

Bốn tháng

Từ bốn tháng tuổi, con sẽ rất hào hứng với các âm thanh quen thuộc và có thể mỉm cười khi nghe giọng nói của mẹ. Con bắt đầu quan sát miệng mẹ khi mẹ nói và cố gắng bắt chước mẹ. Trẻ độ tuổi này đã có thể bắt đầu bập bẹ những âm thanh phụ âm như "m" và "b" rồi mẹ nhé.

Sáu tháng

Sau sáu tháng hoặc bảy tháng, con sẽ nhận ra nguồn phát ra âm thanh và nhanh chóng tìm hiểu về các âm thanh mới nghe được. Nếu đang tập trung lắng nghe, con cũng có thể phản ứng với những tiếng động rất nhỏ và êm.

12 tháng

Khi con được một tuổi, con sẽ có thể nhận ra những bài hát yêu thích của mình. Thậm chí con có thể cố gắng hát theo nữa đấy!

Có thể mẹ quan tâm: Sự phát triển xúc giác của trẻ sơ sinh

Giúp trẻ phát triển thính giác

Có nhiều cách để mẹ giúp trẻ phát triển thính giác, chẳng hạn như hát những bài hát thiếu nhi hoặc chơi nhạc cụ cho con nghe.

Con sẽ cảm thấy thích thú với nhiều loại âm thanh và âm nhạc khác nhau, vì vậy mẹ không phải giới hạn con trong các bài hát thiếu nhi. Hãy cùng con nghe những dòng nhạc mà mẹ thích nữa. Mẹ có thể nhận thấy con dường như đặc biệt thích thưởng thức một số âm thanh và bài hát hơn cả. Trẻ đang bắt đầu phát triển sở thích của mình đó. Những âm thanh của chuông gió hoặc tiếng đồng hồ tích tắc cũng có thể làm trẻ thích thú.

Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc đúng cách cũng giúp con phát triển thính giác tốt hơn.

Cho dù con còn nhỏ nhưng mẹ cứ đọc sách, truyện cho con nghe nhé. Điều này sẽ giúp con phát triển các kỹ năng ngôn ngữ.

Khi mẹ đọc cho con nghe, hãy thử thay đổi cao độ giọng nói để câu chuyện vui hơn. Mẹ càng nói và đọc với con nhiều, con sẽ càng học được nhiều âm thanh và từ ngữ để chuẩn bị cho giai đoạn tập nói.

Dấu hiệu nhận biết các vấn đề về thính giác trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn ngủ sâu, con sẽ không nghe thấy tiếng chó sủa hay tiếng chuông điện thoại của mẹ đâu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Ngủ kỹ là như cầu thiết yếu của trẻ sơ sinh.

Nhưng khi tỉnh táo con sẽ dễ giật mình khi có những tiếng động lớn và đột ngột như vậy. Một em bé có thính giác phát triển bình thường sẽ quay về phía mẹ khi nghe mẹ nói. Trẻ cũng phản ứng bình thường lại các âm thanh xung quanh. Mẹ nên chú ý nếu trẻ bị cảm lạnh hoặc bị viêm tai giữa, thính giác của con sẽ tạm thời bị ảnh hưởng.

Trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra thính giác ngay sau khi chào đời tại bệnh viện. Bài kiểm tra chỉ kéo dài khoảng 15 phút và sẽ không làm em bé khó chịu. Nếu kết quả kiểm tra không rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cho trẻ quay lại khám vào lần sau.

Nhưng mẹ đừng lo lắng, việc khám lại không có nghĩa là em bé của mẹ đang có các vấn đề về thính giác. Nguyên nhân kết quả không rõ ràng có thể là do con không hợp tác trong lúc kiểm tra hoặc các còn các chất dịch tắc nghẽn trong tai. Tiếng ồn xung quanh trong quá trình kiểm tra cũng khiến kết quả không chính xác.

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy trẻ có thể có vấn đề với thính giác, mẹ sẽ phải cho trẻ tham gia các đánh giá theo dõi về sau.

Nếu các bài kiểm tra thính giác xác định trẻ không có vấn đề gì về thính giác nhưng mẹ vẫn lo lắng mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ để kiểm tra lại thính giác của bé.

Trẻ sơ sinh ít khi vấn đề về thính giác những vẫn có những trường hợp phát hiện các vấn đề về thính giác ngay sau khi chào đời. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về thính giác bao gồm:

  • Con phải ở trong phòng chăm sóc đặc biệt một thời gian
  • Mẹ bị sởi Đức, bệnh kí sinh trùng hoặc vi rút cytomegalo khi mang thai
  • Gia đình có tiền sử bị mất thính lực hoặc điếc
  • Con sinh non hoặc nhẹ cân

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo