Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Tầm nhìn của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy từ khi chào đời nhưng con chỉ nhìn thấy một cách rất mờ nhạt. Tầm nhìn của trẻ sẽ dần phát triển trong năm đầu đời. Khi con được một tuổi, con sẽ nhìn thế giới gần giống như mẹ vậy.

Khi con lớn lên, đôi mắt của con sẽ thu được lượng thông tin khổng lồ về thế giới xung quanh. Thị lực đang phát triển sẽ giúp con học cách nắm, ngồi, lăn, bò và đi.

Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng

Trẻ sơ sinh

Mẹ thắc mắc mắt trẻ sơ sinh nhìn được bao xa? 

Thực ra khi mới sinh, thị lực của con khá mờ mặc dù bé có thể phân biệt ánh sáng, hình dạng và các chuyển động. Mẹ sẽ thấy con thường hướng mắt về phía cửa sổ hoặc các nguồn ánh sáng khác. 

Bé cũng sẽ chớp mắt để phản ứng với ánh sáng đột ngột. Mẹ có thể nhận thấy đôi mắt con mơ màng, vì con chưa học được cách tập trung nhìn một vật thể.

Trong tháng đầu tiên, con chỉ có thể tập trung và nhìn rõ trong khoảng từ 20 đến 30cm. Nghĩa là con chỉ nhìn rõ khuôn mặt của người đang ôm con. Nếu mẹ ôm con thật gần, trẻ sẽ vô cùng thích thú vì con thấy được khuôn mặt và biểu cảm của mẹ.

Có thể mẹ quan tâm: Sự phát triển thính giác của trẻ sơ sinh

1 tháng

Con không thể nhìn xa, nhưng điều đó không quan trọng vì dù sao khuôn mặt của mẹ là điều thú vị nhất với con. Mẹ sẽ luôn ở gần con trong vài tuần đầu. Vậy nên mẹ hãy tận dùng thời gian bế con để giao tiếp bằng mắt và cho con thời gian để nghiên cứu các đặc điểm của mẹ.

Khi con được một tháng hoặc hai tháng tuổi, con sẽ học được cách tập trung ánh mắt. Nghĩa là mắt con có thể dõi một món đồ chơi nếu mẹ di chuyển trong tầm mắt con. Nếu mẹ phát ra âm thanh trước mặt bé, con sẽ rất ngạc nhiên đấy.

Sự phát triển thị giác trẻ sơ sinh

Dần dần, trẻ sơ sinh nhận biết màu sắc sẽ càng tốt đó mẹ.

Hoặc mẹ có thể chơi trò mắt đối mắt bằng cách di chuyển rất gần mặt con và từ từ nghiêng đầu từ bên này sang bên kia. Con sẽ nhìn thẳng vào mắt mẹ và dõi theo các chuyển động của mẹ nữa đó.

Con có thể nhìn thấy màu sắc, nhưng không thể biết được sự khác biệt giữa các tông màu tương tự như đỏ và cam. Mẹ hãy thử đồ chơi có màu sắc tương phản cao như màu đen và trắng để thu hút sự chú ý của con.

Để giúp bé phát triển thị giác nói riêng và phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực nói chung, ba mẹ tham khảo ngay POH Acti (0-12 tháng) nhé

2 tháng

Sự khác biệt của màu sắc đang trở nên rõ ràng hơn và con bắt đầu phân biệt được các sắc thái tương tự. Con thích màu sáng cơ bản, các thiết kế và hình dạng chi tiết, phức tạp hơn trước. Mẹ hãy tận dụng điều này bằng cách cho con xem những hình ảnh, sách và đồ chơi có màu sắc tươi sáng nhé.

4 tháng

Khoảng thời gian này con sẽ bắt đầu biết một đồ vật cách con bao xa, con đã có nhận thức về không gian. Đồng thời, con đang kiểm soát cánh tay của mình tốt hơn. Con có thể nắm từ tóc đến vòng cổ của mẹ và các loại đồ chơi trong tầm với của mình.

Ba mẹ tham khảo thêm: Mách mẹ 12 cách phát triển xúc giác cho trẻ sơ sinh

5 tháng

Con khám phá ra thêm những điều mới từ các đồ vật và phát hiện ra những vật kích thước nhỏ. Con cũng có thể nhận ra một vật thể quen thuộc sau khi chỉ nhìn thấy một phần của nó.

Hãy thử trò chơi trốn tìm đơn giản này với con: Che khuất một phần con gấu bông con thích đằng sau chiếc gối gần con và hỏi con gấu bông có thể trốn ở đâu. Nếu con phát hiện ra, con sẽ rất vui vẻ đó.

Con cũng thích bắt chước nét mặt của mẹ. Mẹ hãy thử phồng má lên hoặc lè lưỡi xem con có thể bắt chước mẹ không nhé.

8 tháng

Bây giờ tầm nhìn của con rõ ràng hơn nhiều, con có thể nhìn gần giống người lớn và nhìn thấy khoảng cách xa hơn. Mặc dù bây giờ bé nhìn gần tốt hơn là nhìn xa, nhưng con đủ khả năng để nhận ra người và đồ vật trong một căn phòng.

9 tháng

Màu mắt của con dần ổn định, tuy nhiên mẹ có thể thấy những thay đổi nhỏ trong những tháng tới.

Tầm nhìn của con ngày càng sắc nét hơn và bé có thể nhìn ra một vật thể có kích thước bé như một mảnh vụn. Con có thể sẽ chỉ vào một vật bất kỳ con thấy và thể hiện rằng con muốn mẹ lấy vật đó cho con.

12 tháng

Mẹ có thể phát triển thị giác cho trẻ sơ sinh bằng các trò chơi đơn giản.

Lúc 12 tháng tuổi, con có thể biết sự khác biệt giữa gần và xa và sẽ có thể nhận ra những người bé quen từ xa.

Có cần kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh không?

Tầm nhìn của con được phát triển đầy đủ khi vẫn còn rất nhỏ. Nhưng bé cần được kiểm tra thị lực thường xuyên để phát hiện sớm tất cả các vấn đề.

Nếu mẹ thấy lo lắng về thị lực của con thì hãy đưa bé đi khám ngay mẹ nhé!

Có thể mẹ quan tâm: Kiểm tra thị lực trẻ sơ sinh - Dấu hiệu trẻ sơ sinh có thị lực yếu

Làm sao để biết con có vấn đề về thị lực hay không?

Trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra thị lực ở bệnh viện trước khi về nhà. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại mắt của bé khi bé được sáu đến tám tuần.

Khi mới sinh, bé có thể đảo mắt về hai bên là điều bình thường. Nhưng mẹ phải báo với bác sĩ hoặc nhân viên y tế tại nhà biết nếu:

  • Gia đình có vấn đề về thị giác
  • Con khó di chuyển một hoặc cả hai mắt theo mọi hướng
  • Mắt con giống như bị lác
  • Một hoặc cả hai mắt lồi ra hoặc lúc nào cũng mơ màng
  • Trong bài kiểm tra sau sinh con không thể theo dõi một vật bằng cả hai mắt 
  • Con nheo mắt thường xuyên hoặc mọi lúc

Nếu bác sĩ lưu ý đến vấn đề này sẽ giới thiệu mẹ đến một bác sĩ nhãn khoa trẻ em.

Trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân dễ gặp vấn đề về thị lực. Điều này là do mắt của con không có các giai đoạn phát triển cuối cùng vào cuối thai kỳ.

Nếu con được sinh non hoặc nhẹ cân, con sẽ được kiểm tra xem có bị bệnh võng mạc do sinh non không. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu cung cấp oxy cho mắt và các chất dinh dưỡng chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này là hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện sớm.

Nếu mẹ lo lắng về thị lực khi con lớn lên, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay. Nhiều vấn đề về mắt có thể được điều trị thành công nếu phát hiện kịp thời.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo