Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS)

đăng bởi Tiên Tiên

Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS) là gì?

Rối loạn phát triển lan tỏa - không đặc hiệu (PDD-NOS) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một dạng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) nhẹ. ASD ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của não và cách người đó tương tác xã hội. 

Rối loạn phát triển lan tỏa là một dạng tự kỷ nhẹ

Rối loạn phát triển lan tỏa là một dạng tự kỷ nhẹ

PDD-NOS được dùng để mô tả những người có một số triệu chứng tự kỷ hoặc Asperger nhưng không đủ để chẩn đoán thành bệnh.

Những tên gọi khác: tự kỷ không điển hình, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), tự kỷ

Phương pháp chẩn đoán hội chứng PDD-NOS?

Các chuyên gia tâm lý đã thay đổi cách chẩn đoán bệnh tự kỷ, các bác sĩ và nhà trị liệu không còn sử dụng thuật ngữ "rối loạn phát triển lan tỏa - không đặc hiệu” nữa.

Thay vào đó, tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ - bao gồm cả các dạng tự kỷ ít nghiêm trọng hơn, như PDD-NOS - hiện đều được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị tất cả trẻ em nên được đưa đến bác sĩ để  kiểm tra tự kỷ trong khoảng thời gian từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi

Phụ huynh cũng có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra tự kỷ cho bé bất cứ lúc nào nếu bố mẹ lo lắng về tình trạng của con. 

Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý sử dụng các bài trắc nghiệm về hành vi để chẩn đoán bệnh tự kỷ cho các bé. Các bác sĩ cũng yêu cầu cha mẹ mô tả lại những hành vi bất thường mà cha mẹ quan sát được ở trẻ, chẳng hạn như không cười hoặc nói bập bẹ, không tương tác bằng mắt thậm chí không phản ứng lại khi được gọi tên.

Cha mẹ của một em bé đã được chẩn đoán về PDD-NOS trước đó vẫn có thể tiếp tục đề cập những thuật ngữ này với bác sĩ hoặc nhà trị liệu, nhưng theo thời gian những thuật ngữ đó sẽ dần không được sử dụng nữa.

Tỷ lệ trẻ bị mắc rối loạn phát triển không đặc hiệu (PDD-NOS)

Không có số liệu thống kê cụ thể nào về số người được chẩn đoán mắc PDD-NOS trước đây. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 68 bé thì sẽ có 1 bé mắc phải chứng tự kỷ. Đặc biệt, số bé trai bị tự kỷ nhiều gấp 4 đến 5 lần số bé gái.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ, bao gồm PDD-NOS

Một em bé bị rối loạn phổ tự kỷ có kỹ năng xã hội kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế và thường xuyên lặp đi lặp lại các sở thích, hoạt động hoặc hành vi nhất định.

Những dấu hiệu của một em bé mắc ASD thường xuất hiện trong khoảng từ 12 đến 24 tháng tuổi, nhưng với một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ ít nghiêm trọng hơn như PPD-NOS những dấu hiệu có thể không xuất hiện cho đến khi bé lớn hơn.

Các dấu hiệu có thể có của bệnh tự kỷ bao gồm:

  • Không phản ứng lại các  âm thanh, nụ cười hoặc biểu cảm trên khuôn mặt người khác khi được 9 tháng tuổi
  • Không bập bẹ tập nói lúc 12 tháng tuổi
  • Không phản ứng lại các cử chỉ (như vẫy tay) lúc 12 tháng tuổi
  • Mất khả năng bập bẹ, nói hoặc phát triển các kỹ năng xã hội ở mọi lứa tuổi
  • Gặp khó khăn trong việc sử dụng hoặc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ, như nét mặt, điệu bộ cơ thể và các cử chỉ (VD: Sau 1 tuổi mà không bắt chước được các hành động đơn giản: vỗ tay, vẫy tay tạm biêt…)
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Thiếu khả năng phát triển mối quan hệ với những em bé khác
  • Không có khả năng chia sẻ sở thích hoặc thành tích với người khác, chẳng hạn như không chia sẻ hoặc chỉ ra những đối tượng mà bé đang để ý.
  • Không có khả năng tương tác với người khác hoặc thể hiện cảm xúc
  • Chậm nói hoặc không có khả năng nói
  • Không có khả năng bắt đầu hoặc duy trì một cuộc trò chuyện
  • Sử dụng ngôn ngữ một cách lặp đi lặp lại hoặc khác thường
  • Không chơi những trò chơi đóng vai hoặc những trò mô phỏng các tương tác xã hội
  • Có những sở thích ám ảnh (VD: 2 tuổi: thích xoay tròn cánh quạt hoặc bánh ô tô đồ chơi mà không có chủ đích)
  • Khó chịu vì những thay đổi nhỏ
  • Ngừng phát triển những thói quen hoặc nghi thức.rất khó để lắng nghe về giới hạn nội quy và dường như không thể thực hiện theo bất kỳ nội quy nào được quy định trong không gian sống của bé.
  • Thực hiện những hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay hoặc vặn các ngón tay, lắc tay hoặc vẽ vòng tròn
  • Để ý đến các bộ phận của đồ vật
  • Phản ứng bất thường với những gì nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy.
  • Kỹ năng vận động thô yếu, chẳng hạn như gặp khó khăn khi chạy hoặc khi cầm bút màu

Nguyên nhân gây ra các dạng tự kỷ nhẹ

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm cả các dạng tự kỷ nhẹ như PDD-NOS. Các chuyên gia nghĩ rằng ASD là một bệnh di truyền phát triển trong thời kỳ đầu khi mang thai và gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

Ngoài yếu tố gen di truyền, các yếu tố khác như cha mẹ lớn tuổi, giới tính nam, và bị tiếp xúc với nhiều độc tố môi trường có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các dạng tự kỷ nhẹ.

Một số cha mẹ lo lắng rằng các loại vắc-xin phổ biến ở trẻ em, chẳng hạn như vắc-xin sởi, quai bị, vắc-xin rubella (MMR), có thể gây ra bệnh tự kỷ. Nhưng nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng giữa bệnh tự kỷ và vắc-xin không có bất kỳ mối liên hệ nào.

Viện Y học, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và CDC đã xác nhận không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin gây ra rối loạn phổ tự kỷ

Phương pháp điều trị rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu

Có nhiều phương pháp điều trị tự kỷ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng về tình trạng của từng bé. Mặc dù không có phương thuốc nào chữa trị được chứng tự kỷ nhưng nếu trẻ càng được điều trị sớm thì càng nhanh chóng đạt được kết quả tốt.

Đội ngũ bác sĩ, giáo viên, chuyên gia tâm lý và nhà trị liệu ngôn ngữ hoặc vật lý trị liệu là  những người có thể giúp đỡ trẻ tự kỷ.

Mặc dù không có phương thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ, nhưng đôi khi trẻ mắc ASD còn kèm theo các bệnh lý khác nữa và sử dụng thuốc có thể giúp bé giảm bớt một số triệu chứng tự kỷ. 

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo