Tổng quan về tự kỷ

đăng bởi Tiên Tiên

Tự kỷ, hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD), bao gồm một loạt các rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến con người theo các cách và các cấp độ khác nhau.

Nhìn chung, ASD can thiệp vào các kỹ năng xã hội và giao tiếp, và gây ra các sở thích và hành vi bất thường, lặp lại hay rất hiếm gặp.

Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ DSM-5 chia ra ba cấp độ của ASD từ tự kỷ chức năng cao đến nghiêm trọng. Vì ASD xảy ra trên phổ rộng, những người mắc ASD cần những sự hỗ trợ khác nhau.

Sự phổ biến của hội chứng tự kỷ (ASD)

Theo như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, ASD rất phổ biến và đang ngày càng gia tăng. Theo cập nhật mới nhất, cứ 59 trẻ em sẽ có 1 bé mắc chứng tự kỷ, và bé trai thì có nhiều khả năng mắc tự kỷ hơn bé gái (theo thứ tự 1 trên 37 và 1 trên 151).

Các chuyên gia nghi ngờ rằng sự gia tăng tỷ lệ mắc ASD có thể là do sự gia tăng nhận thức, và vì tự kỷ đã trở thành một thuật ngữ chung cho một vài rối loạn khác, bao gồm hội chứng Asperger và rối loạn phát triển, và các rối loạn khác (PDD- NOS).

(Hội chứng Asperger xuất hiện ở trẻ em và người lớn bị ảnh hưởng thường gặp khó khăn với các tương tác xã hội và biểu hiện mối quan tâm với phạm vi giới hạn và/ hoặc có các hành vi lặp đi lặp lại)

Nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ (ASD)?

Nguyên nhân chính xác gây ra ASD vẫn chưa được phát hiện ra, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường có thể gia tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Các yếu tố di truyền và môi trường có khả năng tăng nguy cơ khiến trẻ tự kỷ

Các yếu tố di truyền và môi trường có khả năng tăng nguy cơ khiến trẻ tự kỷ

Chúng bao gồm việc thay đổi các yếu tố di truyền trong quá trình phát triển phôi thai, bố mẹ mang gen tự kỷ, biến chứng thai kỳ hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 1 năm.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ ASD của con tăng theo độ tuổi của cha mẹ (đặc biệt là người cha). Điều thú vị là nghiên cứu cùng phát hiện ra rằng những người mẹ tuổi vị thành niên cũng có nhiều khả năng có con mắc ASD.

Vậy liệu vắc-xin có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ASD không? Năm 1988, một nghiên cứu đã liên kết giữa vắc-xin sởi, quai bị và rubella với ASD. Từ đó tới nay, có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để bác bỏ lại kết quả trên.

Trên thực tế, tạp chí đã từng xuất bản nghiên cứu đó đã rút nó lại, và tác giả của nghiên cứu đã bị mất giấy phép do các dữ liệu sai lệch. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa một danh sách (bao gồm các tóm tắt) của hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng vắc-xin không gây ra ASD.

Chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ

Việc chẩn đoán ASD yêu cầu các đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia (như là bác sĩ thần kinh khoa nhi)- những người được đào tạo để sử dụng các công cụ đánh giá ASD. Một nhóm các chuyên gia nhi khoa đa ngành có thể cùng làm việc với nhau để đưa ra các chẩn đoán.

Các dấu hiệu phổ biến của ASD là gì?

Các dấu hiệu về xã hội

Ở 9 tháng tuổi:

  • Bé có rất ít hoặc không có giao tiếp bằng mắt
  • Ít hoặc không có sự tương tác như cười, âm thanh hoặc biểu lộ khuôn mặt

Dấu hiệu về ngôn ngữ

Ở 12 tháng tuổi:

  • Không có phản ứng khi gọi tên bé
  • Có ít hoặc không phát ra âm thanh hoặc chỉ sử dụng cử chỉ để giao tiếp

Đến 16 tháng tuổi:

  • Sử dụng rất ít từ ngữ, hoặc thậm chí không nói chuyện

Đến 24 tháng tuổi:

  • Rất ít (hoặc không bao giờ) kết hợp được 2 từ đơn lại với nhau thành từ có nghĩa

Dấu hiệu về hành vi

Ở mọi độ tuổi:

  • Thường xuyên thích chơi một mình
  • Có các phản ứng tiêu cực đối với việc thay đổi, thậm chí chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày
  • Có rất ít các sở thích
  • Biểu thị các hành vi lặp lại, như đá, xoay người hoặc đập tay
  • Có các phản ứng mãnh liệt với các cảm giác, như ánh sáng, tiếng động, hay kết cấu chất liệu

Trẻ em mắc chứng ASD thường biểu lộ các khả năng vận động thô hay tinh một cách chậm chạp, kém phát triển.

Trẻ 2 tháng tuổi không nhận ra mẹ có phải tự kỷ?

Hầu hết trẻ em 2 tháng tuổi nhìn người khác và mỉm cười nhưng không bập bẹ nhiều. Mẹ không cần lo lắng về chứng tự kỷ khi bé 2 tháng tuổi chỉ vì em bé không bập bẹ (nói "bababa", v.v.).

Tuy nhiên, sau 2 đến 4 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ bắt đầu nói những từ như "co" và "go", và sau 6 tháng tuổi, em bé sẽ tạo ra nhiều âm thanh, bao gồm thét lên và tiếng la hét.

Nếu em bé vẫn không bập bẹ khi bé được khoảng 10 tháng tuổi, mẹ nên kiểm tra thính giác của bé. Khi được 12 tháng tuổi, em bé không giao tiếp bằng mắt, không cười tự nhiên hoặc không có ý định giao tiếp và không phản ứng với ngôn ngữ có thể được coi là có nguy cơ mắc tự kỷ.

Tuy nhiên, lúc này vẫn còn quá sớm để chẩn đoán.

Can thiệp và điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Vì mỗi đứa trẻ mắc ASD đều có những khó khăn riêng, các mục tiêu và phương thức chữa trị rất phong phú.

Nhưng nói chung, trẻ mắc chứng ASD và gia đình của bé sẽ nhận được các dịch vụ từ một hay nhiều chuyên khoa nhi, bao gồm âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý học và công tác xã hội.

Mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con mắc chứng tự kỷ?

Nếu mẹ nhìn thấy các dấu hiệu như trên, hoặc nếu con bị kém hơn trong các cột mốc về phát triển xã hội hay ngôn ngữ nói chung, hãy mang con tới bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bác sĩ không đưa cho mẹ và bé các bài đánh giá chuyên sâu và mẹ vẫn cảm thấy lo lắng, hãy tự mình tìm kiếm sự giúp đỡ. Các sự can thiệp từ sớm có thể thay đổi đáng kể tương lai của trẻ, vì vậy điều cần làm là không “đợi và xem” nếu con có các dấu hiệu đặc trưng.

Mẹ có thể tìm thêm thông tin (và các nguồn) ở bài viết của chúng tôi về tầm quan trọng của việc can thiệp sớm.

Nguồn: BabySpark

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo