Tưa miệng (nấm lưỡi) ở trẻ nhỏ khác với cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra tưa miệng là do nấm. Vậy bệnh tưa miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Mẹ phát hiện bé bị tưa miệng phải làm sao? Phương pháp điều trị tưa miệng nào tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết chi tiết nhé!
Tại sao trẻ có những vệt trắng trong miệng?
Nếu miệng con xuất hiện những vệt trắng có thể trẻ đã bị bệnh tưa miệng. Đây là một loại bệnh do nấm candida albicans gây ra.
Tưa miệng trông giống như những đốm hoặc vệt trắng của phô mai hoặc vệt sữa đông nằm bên trong và xung quanh miệng bé. Những vệt trắng này có thể xuất hiện ở:
- Bên trong má
- Trên vòm miệng
- Trên lợi
- Trên lưỡi
Bệnh tưa miệng phổ biến nhất ở trẻ dưới 10 tuần tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lớn hơn.
Mẹ có thể kiểm tra xem các vệt trắng này có phải là tưa miệng hay chỉ là cặn sữa bằng cách nhẹ nhàng chà ngón tay đã rửa sạch lên vệt trắng đó.
Nếu đó chỉ là cặn sữa thì sẽ dễ dàng bị lau đi. Còn nếu đó là vệt tưa miệng, mẹ sẽ cần phải chà một vài lần để loại bỏ vệt trắng đó. Sau khi vết trắng bị chà đi, mẹ sẽ thấy một vùng da bị trầy màu đỏ bên dưới.
Vệt trắng tưa miệng trong miệng trẻ
Bệnh tưa miệng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bé. Nhưng đôi khi có thể làm cho miệng của bé bị đau. Nếu con không muốn bú, hoặc liên tục không chịu bú mẹ, có lẽ mẹ sẽ nghĩ đến việc bé bị tưa miệng đầu tiên.
Nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng ở trẻ
Bệnh tưa miệng xảy ra do nồng độ nấm candida thông thường trong miệng của bé tăng lên và gây nhiễm trùng.
Mức độ nấm Candida có thể tăng do một vài nguyên nhân dưới đây:
- Hệ thống miễn dịch của bé vẫn còn non nớt, vì vậy khả năng chống lại nhiễm trùng của bé còn hạn chế.
- Con đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng sinh làm giảm mức độ lợi khuẩn trong cơ thể bé và tạo điều kiện cho nấm candida lây lan.
- Mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc đang bị tưa núm vú khi đang cho con bú, việc này có thể khiến bé có nguy cơ bị tưa miệng.
Mẹ có cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị tưa miệng không?
Việc này có tùy thuộc vào tình trạng tưa miệng của bé. Nếu bệnh tưa miệng của bé nhẹ và dường như không ảnh hưởng gì đến bé, mẹ không cần đưa bé đến bác sĩ. Bệnh tưa miệng thường tốt hơn sau vài ngày.
Nếu bệnh tưa miệng không đỡ hơn sau một vài ngày và bé dường như vẫn không chịu bú, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm miệng, thường là thuốc bôi miconazole hoặc thuốc chống nấm nystatin.
Phương pháp điều trị bệnh tưa miệng
Thoa kem thuốc chống nấm hoặc nhỏ thuốc vào vùng bị nhiễm trùng trong miệng bé sau khi mẹ cho bé ăn. Mẹ cần phải thoa thuốc cho bé bốn lần một ngày.
Hãy bôi thuốc vào cùng một thời gian và cố gắng không để thuốc hoặc kem bôi dính vào trong cổ họng của con tránh tình trạng trẻ bị nôn ọe. Rửa tay sau mỗi lần mẹ bôi thuốc cho bé, để ngăn chặn bệnh tưa miệng lây lan.
Mẹ hãy cứ tiếp tục bôi thuốc cho bé miễn là được sự đồng ý của bác sĩ và tiếp tục bôi tiếp hai ngày sau khi bệnh tưa miệng đã hết để đảm bảo bé không bị tưa miệng lại. Bệnh tưa miệng sẽ hết sau một tuần điều trị. Nhưng nếu bé vẫn chưa khỏi, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên xem xét các triệu chứng trên núm vú. Mẹ có thể đã bị tưa núm vú vì em bé đã truyền bệnh sang mẹ. Nếu núm vú của mẹ bị đau, có màu hồng và ngứa, mẹ hãy bôi kem chống nấm sau mỗi lần cho bú và lau sạch thuốc trước khi mẹ cho bé bú tiếp.
Mẹ có thể tự điều trị để ngăn ngừa bị đau vú. Nếu núm vú của mẹ bị đau hoặc nứt ra, tưa miệng có thể lây lan từ miệng bé vào ngực của mẹ. Khi đó mẹ sẽ cảm thấy rất đau đớn, cơn đau kéo dài đến một giờ sau mỗi lần cho ăn.
Nếu mẹ bị tưa núm vú nghiêm trọng, mẹ cần phải uống thuốc chống nấm. Mẹ vẫn có thể cho con bú cho dù mẹ có đang sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.
Nếu mẹ vắt sữa trong khi mẹ hoặc bé đang điều trị bệnh tưa miệng, hãy chỉ cho bé uống sữa đó trước khi việc điều trị của mẹ kết thúc. Nếu mẹ làm đông lạnh sữa đó để sử dụng sau, trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh tưa miệng lại nếu con uống phải sữa này.
Mẹ phải làm gì để ngăn ngừa bệnh tưa miệng ở trẻ?
Thật khó để ngăn ngừa bệnh tưa miệng vì đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, một số em bé dễ bị nhiễm bệnh hơn những trẻ khác. Dưới đây là một vài điều mẹ có thể cố gắng thực hiện để giúp con phòng tránh bệnh tưa miệng:
- Làm sạch và khử trùng núm vú, bình sữa, dụng cụ cho ăn, và các đồ chơi khác mà bé có thể cho vào miệng, chẳng hạn như vòng cho bé cắn khi con mọc răng.
- Rửa tay sau khi thay tã, và cố gắng mỗi thành viên trong gia đình có một chiếc khăn riêng.
- Giặt áo ngực cho con bú ở nhiệt độ cao và thay miếng lót áo ngực thường xuyên. Tưa miệng ưa thích môi trường có sữa, ấm áp và ẩm ướt.
Các mẹo này vẫn chưa được chứng minh là thực sự đem lại hiệu quả nhưng mẹ có thể thử để chữa trị cho bé:
- Hãy thử cho bé uống nước tiệt trùng sau mỗi lần bú. Nước tiệt trùng giúp rửa sạch sữa còn đọng trong miệng của con. Đây là nơi nấm candida phát triển mạnh. Mẹ chỉ nên thử phương pháp này khi bé đã được sáu tuần tuổi và đã quen với việc bú mẹ.
- Bôi dầu dừa có đặc tính chống nấm lên vú và núm vú của mẹ. Một số bà mẹ tin vào phương pháp này, nhưng phương pháp này không giúp trị khỏi bệnh tưa miệng. Mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thử các biện pháp chữa trị bệnh tưa miệng tại nhà.
Bệnh tưa miệng có gây nguy hiểm cho bé không?
Bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh thường không có mối liên hệ với các bệnh hoặc các tình trạng khác và thường hết trong vài ngày.
Tuy nhiên, bệnh tưa miệng có thể đi qua hệ thống tiêu hóa của bé đến hậu môn và gây phát ban. Phát ban với các đốm đỏ khiến bé bị đau và cần thời gian để chữa lành.
Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ khi bé bị sốt từ 38 độ C trở lên nếu bé dưới 3 tháng tuổi, hoặc 39 độ C trở lên nếu bé từ 3 đến 6 tháng tuổi. Tình trạng nhiễm trùng ở mỗi bé là khác nhau nên mẹ cần hết sức lưu ý.
Hầu như tất cả trẻ nhỏ đều bị tưa miệng. Mẹ sẽ cảm thấy lo lắng khi con gặp khó khăn trong việc ăn uống do tưa miệng con sẽ bị đói, tuy nhiên bệnh tưa miệng sẽ thường khỏi nhanh thôi.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo