Hen suyễn ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Hen suyễn nặng là bệnh nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Vậy triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh là gì? nguyên nhân gây ra hen suyễn là gì và có chữa được không? Cách kiểm soát hen suyễn ở trẻ như thế nào? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Trẻ thở khò khè có phải hen suyễn không?

Mặc dù mẹ sẽ rất lo lắng khi nghe bé thở khò khè, nhưng đây có thể không phải do hen suyễn. Có tới một phần ba trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi gặp phải tình trạng thở khò khè do bé bị cảm lạnh hoặc viêm họng.

Sau khi bé khỏi bệnh, bé sẽ không còn thở khò khè nữa. Sau khi khỏi ốm, hầu hết các bé sẽ phát triển nhanh hơn.

Nhưng nếu con bị thở khò khè thường xuyên mà không phải do cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, hoặc nếu tiếng bé thở khò khè nặng hơn vào ban đêm và dường như xảy ra để thích ứng với một thay đổi bất thường ở cơ thể bé mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hen suyễn là tình trạng đường hô hấp của bé bị viêm nhiễm lâu dài (mãn tính). Trẻ bị hen suyễn có thể có các triệu chứng như:

  • Thở khò khè
  • Bị hụt hơi
  • Ho

Đối với phần lớn những người mắc bệnh hen suyễn, các vấn đề về hô hấp chỉ xảy ra khi tiếp xúc với một tác nhân kích thích cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hen suyễn có thể gây ra nhiều vấn đề lâu dài hơn với đường thở.

Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính

Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính

Nếu mẹ có bất kỳ lo lắng nào về vấn đề hô hấp của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để chắc chắn về sức khỏe của con. Trẻ thường còn quá nhỏ để làm các xét nghiệm hen tiêu chuẩn cho trẻ lớn hơn và người lớn.

Vì vậy bác sĩ sẽ quyết định xem liệu con có phản ứng với thuốc hen suyễn (chẳng hạn như thuốc xịt hen suyễn) trong một thời gian ngắn không. Nếu các triệu chứng được cải thiện sau điều trị bằng thuốc, thì có khả năng con bị mắc bệnh hen.

Tại sao trẻ lại dễ bị hen suyễn?

Hen suyễn có thể dễ phát triển hơn khi:

  • Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị hen suyễn hoặc bị các loại dị ứng khác như bệnh chàm
  • Bé bị chàm hoặc dị ứng với một loại đồ ăn nào đó
  • Bố hoặc mẹ hút thuốc 
  • Mẹ hút thuốc khi đang mang thai 
  • Bé sinh nhẹ cân hoặc sinh non 

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn

Các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây ra hen suyễn, nhưng các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi tiếp xúc với một tác nhân cụ thể. Các tác nhân gây hen suyễn phổ biến ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Chất gây dị ứng, chẳng hạn như lông động vật hoặc lông, bụi hoặc phấn hoa
  • Các chất kích thích có trong không khí như khói thuốc lá, khói và bào tử nấm mốc
  • Bé bị các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh và cúm
  • Một số loại thuốc, bao gồm ibuprofen
  • Điều kiện thời tiết, chẳng hạn như thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ ẩm

Khi bé có phản ứng, niêm mạc phổi của bé sẽ bị sưng lên và các cơ đường hô hấp thắt chặt làm bé khó thở. Đường hô hấp của trẻ cũng có thể bị tắc vì các chất nhầy dính.

Hen suyễn có thể chữa được không?

Hen suyễn là một bệnh phổ biến nhưng hiện nay chưa có cách chữa trị cụ thể. Tuy nhiên nhiều bé đã khỏi hen suyễn hoặc bệnh nhẹ hơn khi lớn lên. 

Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn tại: Phương pháp điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, mẹ có thể giúp kiểm soát bệnh hen suyễn của bé bằng các loại thuốc và giảm sự tiếp xúc của bé với các tác nhân gây hen suyễn. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để có thể tìm ra phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh hen suyễn của bé tốt nhất. 

Nếu bé bị mắc hen suyễn, bé sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động thể dục thể thao và không thể có một lối sống năng động như các bạn khác. Nhưng khi các triệu chứng của bé được kiểm soát tốt bé hoàn toàn có thể tập thể dục vì tập thể dục sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn.

Bác sĩ đa khoa hoặc y tá sẽ giúp mẹ xây dựng một kế hoạch chữa trị cụ thể cho bé để mẹ và người chăm sóc bé biết chính xác bé cần dùng loại thuốc nào và liều lượng bao nhiêu. Mẹ cũng sẽ được bác sĩ dặn dò những dấu hiệu và triệu chứng cần chú ý.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo